Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng chi tiết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng chi tiết

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 4 14, 2025

Nhiều bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo, sán chó, sán lợn thường có biểu hiện âm thầm, không rõ ràng. Vậy nên, xét nghiệm là phương pháp tối ưu để phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời. Dưới đây là cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo!

Các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra phản ứng ban đầu như sốt, ngứa và các biểu hiện nhẹ khác, nhưng những triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua do dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, nếu ký sinh trùng chung sống “hòa thuận” với con người, đây có thể trở thành căn bệnh âm thầm, chỉ được phát hiện khi người bệnh vô tình đi khám sức khỏe định kỳ.

Các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến
Các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến

Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy theo từng loại ký sinh trùng mà có phương pháp xét nghiệm tương ứng như: xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, phương pháp sinh học phân tử PCR, đồng thời có thể kết hợp thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ như máy CT, MRI.

  • Xét nghiệm phân là phương pháp tìm kiếm ký sinh trùng đường ruột để phát hiện trứng, ấu trùng, kén (bào nang) và thể hoạt động của ký sinh trùng đào thải qua phân. Phương pháp này thường dùng kính hiển vi để quan sát trực tiếp và xác định chính xác loại ký sinh trùng đang xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
  • Xét nghiệm máu bao gồm 2 phương pháp sử dụng là xét nghiệm huyết thanh và phết máu ngoại vi. Phương pháp huyết thanh học giúp tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng sinh ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm mẫu da, tóc, móng, dịch tiết: Các phương pháp phổ biến như sử dụng kỹ thuật nhuộm mực hoặc nuôi cấy mô để tìm các vi nấm và ký sinh trùng.
  • Nội soi đại tràng với máy móc hiện đại, camera sắc nét và chức năng phóng đại sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tiếp và phát hiện ký sinh trùng trong đường ruột. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi cần kiểm tra chi tiết tình trạng niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh không chỉ được thực hiện trên người bệnh mà còn có thể kiểm tra thức ăn, nước uống và đất để tìm nguồn trung gian lây bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hỗ trợ như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao, xét nghiệm men gan và tổng phân tích nước tiểu.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang, MRI, CT và siêu âm: phương pháp hỗ trợ phát hiện các tổn thương và biến chứng do ký sinh trùng gây ra tại các cơ quan chủ chốt như tim, gan, phổi và não.

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng

Để hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng, người bệnh cần lưu ý cách diễn giải có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm được thực hiện (ví dụ: xét nghiệm phân, máu, nước tiểu, v.v.) và phương pháp mà phòng xét nghiệm sử dụng. Đặc biệt, mang kết quả đến bác sĩ để được tư vấn và giải thích cụ thể, vì bác sĩ sẽ xem xét kết quả trong bối cảnh lâm sàng của bệnh nhân.

Xét nghiệm giun xoắn

Để xác định nhiễm giun xoắn Trichinella spiralis, có thể phát hiện sự hiện diện của kháng thể IgG hoặc IgM. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và sốt toàn thân do ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kỹ có chứa ký sinh trùng.

Người mắc bệnh giun xoắn (Trichinellosis) do ăn thịt sống, chủ yếu là thịt heo có chứa ký sinh trùng.
Người mắc bệnh giun xoắn (Trichinellosis) là do ăn thịt sống, chủ yếu là thịt heo có chứa ký sinh trùng.

Cách đọc kết quả xét nghiệm giun xoắn Trichinella spiralis IgG:

  • Âm tính: < 0.3 OD
  • Dương tính: ≥ 0.3 OD

Cách đọc kết quả xét nghiệm giun xoắn Trichinella spiralis IgM:

  • Âm tính: < 1 S/CO
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO
  • Dương tính: > 1.5 S/CO

Xét nghiệm sán dải chó

Để chẩn đoán nhiễm trùng sán dải chó Echinococcus (bao gồm cả E. granulosusE. multilocularis), xét nghiệm máu có thể phát hiện kháng thể IgG hoặc IgM. Ký sinh trùng E. granulosus, thường gặp ở chó, lợn, dê, cừu và gia súc, chủ yếu gây bệnh ở phổi và gan. E. multilocularis, lây từ chó, mèo, cáo và loài gặm nhấm, tạo u ở gan và có thể ảnh hưởng đến phổi và não.

Chó và mèo bị nhiễm giun đũa chó có thể thải trứng của giun đũa chó ra phân của chúng
Trẻ em có nguy cơ nhiễm sán chó cao hơn nếu chơi cùng chó hay chơi đất cát.

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm sán dải chó Echinococcus IgG:

  • Âm tính: < 0.3 OD
  • Dương tính: ≥ 0.3 OD

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm sán dải chó Echinococcus IgM:

  • Âm tính: < 1 S/CO
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO
  • Dương tính: > 1.5 S/CO

Xét nghiệm giun tròn

Để chẩn đoán nhiễm giun tròn Angiostrongylus cantonensis, xét nghiệm máu có thể phát hiện kháng thể IgG hoặc IgM. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển gây cứng cổ, đau đầu dữ dội và suy giảm tri giác.

Kết quả xét nghiệm sán dải chó Angiostrongylus cantonensis IgG:

  • Âm tính: < 1 S/CO.
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO.
  • Dương tính: > 1.5 S/CO.

Kết quả xét nghiệm sán dải chó Angiostrongylus cantonensis IgM:

  • Âm tính: < 1 S/CO.
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO.
  • Dương tính: > 1.5 S/CO.

Xét nghiệm ấu trùng sán dải heo

Để xác định nhiễm ấu trùng sán dải heo (Cysticercosis), có thể tìm kháng thể IgG hoặc IgM. Bệnh này xảy ra do ăn phải thịt heo nhiễm sán hoặc ấu trùng, gây nhiễm trùng đường ruột và có thể dẫn đến co giật cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

Chu trình phát triển của sán dải heo
Chu trình phát triển của sán dải heo

Kết quả xét nghiệm ấu trùng sán dải heo Cysticercosis IgG

  • Âm tính: < 0.25 OD.
  • Nghi ngờ: Từ 0.25 – 0.34 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.35 OD.

Kết quả xét nghiệm ấu trùng sán dải heo Cysticercosis IgM

  • Âm tính: < 1 S/CO.
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO.
  • Dương tính: > 1.5 S/CO.

Xét nghiệm giun lươn

Để xác định nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis), có thể thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể IgG đặc hiệu. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khi nặng có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ, nổi mẩn đỏ và phát ban.

Kết quả xét nghiệm giun lươn Strongyloides IgG:

  • Âm tính: < 0.2 OD.
  • Nghi ngờ: Từ 0.2 – 0.29 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.3 OD.

Xét nghiệm giun đũa chó, mèo

Để phát hiện nhiễm giun đũa chó, mèo (Toxocara) có thể tìm kháng thể IgG đặc hiệu. Nguồn lây nhiễm chính là từ chó và mèo. Người bệnh nhiễm Toxocara có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, khó thở, nổi ban. Ở trẻ em, bệnh có thể biểu hiện thêm đau đầu, sốt cao, ho và thở khò khè.

 Vòng đời của giun đũa chó/mèo
Vòng đời của giun đũa chó/mèo

Kết quả xét nghiệm giun đũa chó, mèo Toxocara IgG:

  • Âm tính: < 0.25 OD.
  • Nghi ngờ: Từ 0.25 – 0.34 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.35 OD.

Xét nghiệm amip đường ruột

Để xác định nhiễm amip đường ruột (Entamoeba histolytica) có thể tìm kháng thể IgG đặc hiệu. Người bệnh nhiễm amip thường có các triệu chứng như tiêu chảy (có thể lẫn máu), đầy hơi, sốt, đau lưng, mệt mỏi và đau dạ dày.

Kết quả xét nghiệm amip đường ruột Entamoeba histolytica IgG:

  • Âm tính: < 0.2 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.2 OD.

Xét nghiệm sán máng

Xét nghiệm kháng thể sán máng Schistosoma IgG được thực hiện để xác định sự có mặt của kháng thể IgG đặc hiệu với sán máng trong hệ tuần hoàn của người bệnh. Giai đoạn đầu nhiễm trùng có thể gây sốt, ớn lạnh, sưng gan và lách, ngứa ngáy và nổi ban trên da. Về lâu dài, sán máng có thể gây ra các vấn đề như tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu chảy và đại tiện ra máu.

Kết quả xét nghiệm sán máng Schistosoma IgG:

  • Âm tính: < 0.2 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.2 OD.

Xét nghiệm giun đũa

Xét nghiệm kháng thể IgG hoặc IgM có thể giúp xác định nhiễm trùng giun đũa Ascaris lumbricoides. Bệnh này xảy ra do ăn phải thực phẩm chứa trứng giun. Dù thường không có triệu chứng, bệnh có thể gây sốt, tiêu chảy và các vấn đề nghiêm trọng nếu giun di chuyển đến các cơ quan khác.

Kết quả xét nghiệm giun đũa Ascaris lumbricoides IgG

  • Âm tính: < 0.1 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.1 OD.

Kết quả xét nghiệm giun đũa Ascaris lumbricoides IgM

  • Âm tính: < 1 S/CO.
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO.
  • Dương tính: > 1.5 S/CO.

Xét nghiệm Toxoplasma gondii IgM

Toxoplasma gondii lây qua phân mèo hoặc thịt nhiễm bệnh, thường không gây triệu chứng. Tuy nhiên, người suy giảm miễn dịch và trẻ có mẹ nhiễm bệnh khi mang thai dễ gặp biến chứng. Giai đoạn cấp tính có thể gây sốt, nổi hạch, nặng hơn là viêm phổi, viêm gan.

Kết quả xét nghiệm Toxoplasma gondii IgG:

  • Âm tính: < 1.6 IU/mL.
  • Nghi ngờ: Từ 1.6 – 2.9 IU/mL.
  • Dương tính: ≥ 3 IU/mL.

Kết quả xét nghiệm Toxoplasma gondii IgM

  • Âm tính: < 0.5 Index.
  • Dương tính: ≥ 0.6 Index.
  • Nghi ngờ: Từ 0.5 – 0.59 Index.

 Xét nghiệm sán lá gan lớn

Xét nghiệm phát hiện kháng thể Fasciola IgG giúp chẩn đoán nhiễm sán lá gan lớn. Bệnh lây qua rau sống dưới nước hoặc nước nhiễm ấu trùng sán, gây ra các triệu chứng thường gặp như sốt, đau ngực, khó thở, nổi mề đay.

Kết quả xét nghiệm sán lá gan lớn Fasciola IgG như sau:

  • Âm tính: < 0.09 OD.
  • Nghi ngờ: Từ 0.09 – 0.14 OD.
  • Dương tính: ≥ 0.15 OD.

Xét nghiệm sán lá gan nhỏ

Xét nghiệm kháng thể IgG hoặc IgM giúp xác định nhiễm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, thường do ăn cá sống/chưa nấu chín hoặc thực phẩm nhiễm ký sinh trùng. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khi nặng có thể gây sốt, chóng mặt, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa và đau vùng gan.

Sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ

Kết quả xét nghiệm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis IgG

  • Âm tính: < 1 S/CO.
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO.
  • Dương tính: > 1.5 S/CO.

Kết quả xét nghiệm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis IgM

  • Âm tính: < 1 S/CO.
  • Nghi ngờ: Từ 1 – 1.5 S/CO.
  • Dương tính: > 1.5 S/CO.

 

Lưu ý: Cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Các giá trị chỉ số tham chiếu có thể khác nhau tùy thuộc vào phòng xét nghiệm và thiết bị sử dụng. Do đó, mọi kết quả xét nghiệm cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn điều trị cụ thể.

Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được giải thích cặn kẽ và có phác đồ điều trị phù hợp khi nhận được kết quả xét nghiệm.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ