Cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn hiệu quả

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 3 5, 2025

Vùng mắt là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị côn trùng cắn. Tình trạng sưng mắt do côn trùng cắn không chỉ gây khó chịu, đau nhức mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy, đâu là cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn an toàn, hiệu quả? Mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây! 

Côn trùng cắn gây sưng mắt

Vết côn trùng cắn không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Đã có những trường hợp tử vong do côn trùng đốt, ví dụ như ong bắp cày hoặc kiến ba khoang. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị côn trùng cắn và xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng.

Nước bọt hoặc nọc độc của côn trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, dẫn đến sưng tấy, ngứa và đỏ mắt.
Nước bọt hoặc nọc độc của côn trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, dẫn đến sưng tấy, ngứa và đỏ mắt.

Khi bị côn trùng cắn, đặc biệt là những loài có độc tố, bạn có thể gặp phải các biểu hiện sau:

  • Cảm giác châm chích
  • Đau nhức
  • Vùng da bị cắn tấy đỏ
  • Sưng phù tại chỗ cắn
  • Cảm giác nhói buốt

Ở những người bị dị ứng và có nguy cơ sốc phản vệ với nọc độc của côn trùng, các biểu hiện có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Phù nề
  • Da tím tái
  • Khó thở, thở khò khè
  • Phát ban (mề đay, ngứa ngáy)

Đối với các loại côn trùng không có nọc độc, khi bị cắn, bạn thường chỉ gặp các biểu hiện sau:

  • Ngứa dữ dội
  • Nổi mề đay (các nốt sần phù, ngứa)
  • Sưng đỏ nhẹ tại vết cắn
  • Đau 

Ngoài ra, một số người có thể bị sưng phù quanh mắt sau khi bị côn trùng cắn. Tình trạng sưng mắt do côn trùng cắn có thể khác nhau về mức độ, vì vậy bạn cần theo dõi sát sao và xử lý phù hợp. Nếu không được xử trí kịp thời, sưng mắt do côn trùng cắn có thể dẫn đến:

  • Tổn thương mắt
  • Suy giảm thị lực
  • Mù loà.

Vì vậy, khi bị côn trùng cắn gây sưng mắt, việc theo dõi, nhận biết và xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng.

Cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn

Bị côn trùng cắn làm sưng mắt không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để giảm tình trạng này, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây.

Hướng dẫn xử lý khi bị côn trùng có độc cắn sưng mắt

Nếu bé chẳng may bị côn trùng độc cắn sưng mắt, điều quan trọng là bố mẹ phải thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn. Hãy thực hiện các bước sơ cứu sau một cách cẩn thận để ngăn nọc độc lan rộng và làm tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn.

Trước hết, cha mẹ hãy tuần tự thực hiện những bước sau nọc độc không di chuyển sang những vùng khác: 

Khi bị côn trùng có độc cắn sưng mắt, việc xử lý kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng
Khi bị côn trùng có độc cắn sưng mắt, việc xử lý kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng. 

  • Bước 1: Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết cắn. Cha mẹ cần cẩn thận dùng kẹp, tăm bông hoặc dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy côn trùng ra khỏi vết cắn một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được dùng sức quá mạnh, bóp, vỗ vì vòi côn trùng vẫn cắm vào da bé. Nếu có các tác động mạnh có thể làm nọc độc của côn trùng đi sâu vào da và lan ra xung quanh, khiến tình trạng viêm nhiễm càng thêm trầm trọng.
  • Bước 2: Rửa sạch vết thương. Cha mẹ nên lấy khăn hoặc tăm bông nhúng vào nước sạch hoặc dung dịch sinh lý và nhẹ nhàng làm sạch vết cắn. Tuyệt đối không để nước hoặc dung dịch chảy vào mắt của bé nhằm tránh gây thêm những tổn thương khác cho mắt bé.
  • Bước 3: Đưa bé vào bệnh viện. Sau khi xử lý cơ bản vết thương, cách tốt nhất là cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt. Bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp với tình trạng của bé. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý xử lý ở nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mỗi loại côn trùng cắn sẽ có những cách can thiệp và xử lý khác nhau, vì vậy, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách can thiệp phù hợp nhất cho bé.

Hướng dẫn xử lý khi bị côn trùng không có độc đốt sưng mắt

Trường hợp bé bị các loại côn trùng không độc cắn sưng mắt, ví dụ như muỗi, kiến (trừ kiến ba khoang),… bố mẹ có thể tham khảo các mẹo dân gian sau để xử lý vết đốt:

Kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa tinh dầu, do đó có thể dùng để giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn. Bạn có thể bôi một chút kem đánh răng xung quanh vùng mắt bị sưng. Tinh dầu bạc hà trong kem đánh răng sẽ nhanh chóng làm dịu cơn ngứa và sưng khó chịu do côn trùng đốt. Lưu ý quan trọng là bạn không nên bôi kem đánh răng vào bên trong mắt để tránh gây kích ứng.

Mật ong

Mật ong được xem như một liều thuốc tự nhiên có tác dụng tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả. Để giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn, bạn có thể bôi một lượng nhỏ mật ong lên vị trí đang bị sưng. Các thành phần có trong mật ong có khả năng làm giảm sưng mắt khi bị ong đốt một cách hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên.

Mật ong được xem như một liều thuốc tự nhiên có tác dụng tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả.
Mật ong được xem như một liều thuốc tự nhiên có tác dụng tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả.

Giấm

Giấm có tính kháng khuẩn mạnh, nên rất hữu ích để giảm sưng mắt khi bị ong đốt. Bạn có thể thoa một chút giấm trắng lên bề mặt vùng da bị sưng. Cách thực hiện tốt nhất là dùng bông gòn thấm giấm và nhẹ nhàng bôi lên vùng bị côn trùng cắn để sát khuẩn và giảm các độc tố do côn trùng tiết ra khi đốt.

Tinh dầu

Tinh dầu có công dụng kháng viêm và giảm sưng rất tốt. Để làm giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn, bạn có thể thoa các loại tinh dầu như hoa oải hương, tràm trà hoặc dầu dừa. Các hoạt chất trong tinh dầu giúp tiêu viêm, giảm sưng và làm dịu cơn đau ngứa do ong hay các loại côn trùng khác đốt, đồng thời còn có khả năng làm se vết thương.

Túi trà lọc

Túi trà lọc sau khi uống có thể tái sử dụng bằng cách đắp lên vị trí đang bị côn trùng đốt. Cách giảm sưng mắt bằng túi lọc trà rất hiệu quả vì trà chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm. Nó có công dụng giúp thải độc, làm dịu cảm giác sưng đau, ngứa và các phản ứng dị ứng do côn trùng đốt gây ra.

Nước cốt chanh

Chanh có chứa axit và vitamin C với công dụng kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh. Do đó, để làm giảm sưng mắt nhanh nhất khi bị côn trùng đốt, bạn có thể bôi một chút nước cốt chanh lên các vị trí xung quanh vùng bị sưng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng chanh vì nó có thể gây cảm giác buốt nhẹ và không nên để chanh tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Lô hội

Lô hội (nha đam) có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và làm dịu vùng da đang bị kích ứng rất hiệu quả. Để giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn, bạn có thể cắt một miếng lá lô hội và thoa lớp gel trong suốt bên trong lá lên vùng da bị sưng. Cảm giác mát lạnh và dễ chịu từ gel lô hội sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời giảm sưng đau khi bị côn trùng đốt.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử một số biện pháp giảm sưng mắt do côn trùng cắn ngay tại nhà như:

  • Chườm lạnh
  • Sử dụng sữa tươi
  • Rửa bằng nước muối sinh lý

Lưu ý rằng, các phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và phù hợp với các trường hợp sưng nhẹ.

Côn trùng cắn sưng mắt có nguy hiểm không?

Côn trùng cắn sưng mắt có thể gây nguy hiểm, tùy thuộc vào loại côn trùng, mức độ phản ứng của cơ thể và cách xử lý. Dưới đây là một số trường hợp và mức độ nguy hiểm: Khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt, có những nguy cơ sau có thể xảy ra:

  • Do vùng da quanh mắt mỏng manh, nhạy cảm và tập trung nhiều dây thần kinh, nên một lượng nhỏ nọc độc cũng có thể gây sưng đỏ và phù nề đáng kể.
  • Mí mắt có thể sưng to đến mức che kín mắt, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn.
  • Đỏ và sưng tấy mắt.
  • Nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương giác mạc
  • Kích ứng và tổn thương viêm mạc mắt.
  • Chất độc và tình trạng viêm nhiễm từ vết cắn có thể tác động xấu đến thị lực, gây tổn thương mắt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.

Phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt sưng mắt

Để hạn chế tối đa việc trẻ bị côn trùng đốt khi vui chơi hoặc ngủ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Khi cho con ra ngoài, hãy cho bé mặc quần áo dài tay và có màu sáng để che chắn cơ thể và tránh thu hút côn trùng.
  • Không đưa con đến gần những nơi như bụi cây, bụi hoa, ao tù, vũng nước đọng, vì đây là môi trường lý tưởng để côn trùng sinh sống và sinh sản.
  • Đảm bảo không có nước đọng trong các chum, vại quanh nhà và đậy kín chúng để ngăn muỗi và các loại côn trùng khác sinh sôi.
  • Luôn mắc màn và bôi thuốc chống muỗi an toàn cho bé khi ngủ.
  • Nếu nuôi chó, mèo, cần thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt ve, bọ chét.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ của bé, để loại bỏ môi trường sống của côn trùng.

Tóm lại, việc áp dụng đúng cách các biện pháp giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn sẽ giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế những biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng mắt không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ