Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 9 24, 2024
Mục Lục Bài Viết
Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi hình dạng của giác mạc (phần trong suốt ở phía trước nhãn cầu) không hoàn toàn tròn đều như bình thường mà có hình dạng hơi giống quả bóng bầu dục. Điều này khiến cho ánh sáng đi vào mắt không hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc, mà lại bị phân tán ra nhiều điểm khác nhau.
Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị, được gọi chung là tật khúc xạ, liên quan đến độ cong của giác mạc. Loạn thị có thể xuất hiện sau khi sử dụng kính áp tròng hoặc sau phẫu thuật mắt. Loạn thị ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh lý này, từ nguyên nhân cho đến cách kiểm tra hiệu quả.
Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến, việc xác định chính xác bạn có bị loạn thị hay không cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự thực hiện một số kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện những dấu hiệu ban đầu.
Bạn có thể tự kiểm tra loạn thị tại nhà bằng cách thực hiện các bước sau để nhận biết sớm các dấu hiệu:
Ví dụ:
Bước kiểm tra này giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu của loạn thị và có thể tìm cách điều chỉnh hoặc điều trị kịp thời nếu cần.
Kiểm tra thị lực
Trong quá trình khám mắt, người bệnh sẽ được yêu cầu đọc các chữ cái hoặc hình ảnh trên bảng thị lực ở một khoảng cách nhất định. Thị lực tốt khi đọc được đến dòng 20/20 (tương đương 10/10). Nếu không đạt được kết quả này, mắt có thể đang mắc tật khúc xạ. Mặc dù phương pháp này không thể kiểm tra loạn thị chính xác, nhưng nó giúp bác sĩ dự đoán khoảng tật khúc xạ, thuận tiện hơn cho việc soi bóng đồng tử trong bước tiếp theo.
Chụp máy khúc xạ tự động hoặc máy Spot vision
Máy khúc xạ tự động sẽ cho ra kết quả sơ bộ về độ khúc xạ, dự đoán tật khúc xạ cận thị, viễn thị hay loạn thị. Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính tương đối và cần phải được các chuyên gia, bác sĩ điều chỉnh lại để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Khi xem kết quả kiểm tra khúc xạ, bạn cần chú ý đến các chỉ số sau:
Lưu ý, Spot vision là thiết bị được sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc những người không hợp tác trong quá trình kiểm tra. Kết quả hiển thị từ Spot vision tương tự như máy chụp khúc xạ tự động.
Soi bóng đồng tử
Chụp bản đồ giác mạc
Quy trình khám loạn thị thường bao gồm các bước sau đây, tuy nhiên có thể có một số thay đổi nhỏ tùy thuộc vào từng phòng khám và thiết bị y tế được sử dụng:
Bước 1: Thăm khám và hỏi bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn đang gặp phải như mờ mắt, nhìn đôi, mỏi mắt, hay các bệnh lý mắt khác mà bạn đang mắc phải. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn, các loại thuốc đang sử dụng, các ca phẫu thuật trước đây (nếu có).
Bước 2: Chụp khúc xạ qua máy đo khúc xạ tự động
Bác sĩ sử dụng máy đo khúc xạ tự động để kiểm tra thị lực, giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác các tật khúc xạ, bao gồm cả loạn thị, ở mắt của người bệnh.
Bước 3: Soi bóng đồng tử kiểm tra độ khúc xạ
Bác sĩ sẽ sử dụng soi bóng đồng tử để đánh giá lại thị lực và độ loạn thị của khách hàng, thu được kết quả chính xác hơn so với dựa vào câu trả lời chủ quan. Phương pháp này đặc biệt hữu ích với trẻ em chưa thể trả lời các câu hỏi khi đo mắt.
Bước 4: Khám khúc xạ chủ quan
Bác sĩ sẽ tiến hành thử thị lực bằng cách yêu cầu khách hàng đọc bảng chữ cái đo thị lực ở khoảng cách gần và xa. Với trẻ nhỏ chưa biết chữ, bác sĩ sẽ sử dụng bảng thị lực đặc biệt như bảng hình hoặc bảng chữ E để đánh giá khả năng nhìn của bé.
Bước 5: Đo khúc xạ và thử kính
Khách hàng sẽ được kiểm tra thị lực để xác định đơn kính phù hợp với tật loạn thị. Bác sĩ sẽ sử dụng phoropter hoặc mắt kính rời đặt vào gọng thử để khách hàng nhìn vào bảng thị lực ở khoảng cách phù hợp (3m, 5m hoặc 6m).
Bác sĩ sẽ thử từng mắt của người bệnh bằng cách thay đổi công suất kính thử và yêu cầu khách hàng mô tả lại những gì nhìn thấy trên bảng thị lực. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được độ loạn thị chính xác dựa vào phản hồi của khách hàng về khả năng nhìn rõ hơn hay mờ hơn.
Bước 6: Chỉnh khoảng cách đồng tử mắt ở gọng kính thử
Sau khi đo khúc xạ và thử kính, bác sĩ sẽ điều chỉnh khoảng cách đồng tử mắt trên gọng kính thử bằng cách: Chỉnh độ nghiêng tì mũi, điều chỉnh độ nghiêng ở hai bên càng kính, chỉnh khoảng cách đồng tử mắt,… Điều này nhằm đảm bảo sự thoải mái, hình ảnh rõ nét và tâm quang học của mỗi tròng kính đều được căn chỉnh chính xác với tâm đồng tử của mỗi mắt.
Bước 7: Thử lại mắt bằng kính trụ
Khách hàng bị loạn thị một bên mắt kèm cận thị sẽ được thử kính trụ tương ứng với độ loạn thị và trục loạn dự kiến. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kính trụ chéo Jackson để tinh chỉnh trục và công suất của kính trụ cho mắt đó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tìm kiếm độ cầu tối ưu cho mắt phải.
Bước 8: Cân bằng thị lực hai mắt
Bước cân bằng thị lực hai mắt (khám hợp thị hai mắt) sử dụng phương pháp sương mù giúp cân bằng điều tiết ở cả hai mắt, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu độ. Bước này được thực hiện sau khi thị lực của khách hàng loạn thị đã đạt chuẩn so với độ loạn ở mắt.
Bước 9: Đeo thử kính mới
Bước cuối cùng là đeo thử kính mới để kiểm tra độ dung nạp của mắt với thấu kính mới. Nếu không có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hay nhức mắt, quá trình khám loạn thị đã thành công. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, đơn kính/thuốc (nếu cần) và tư vấn cách chăm sóc mắt phù hợp.
Chi phí khám mắt loạn thị dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau!
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám mắt loạn thị:
Thông thường, chi phí khám mắt loạn thị dao động từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng cho một lần thăm khám. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để biết chính xác chi phí khám mắt, bạn nên liên hệ trực tiếp với các phòng khám mắt hoặc bệnh viện mà bạn muốn đến.
Kiểm tra mắt loạn thị không chỉ dừng lại ở việc phát hiện và điều trị. Để bảo vệ đôi mắt khỏi các bệnh lý về mắt, bạn cần có một lối sống lành mạnh, bao gồm: nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mắt và thường xuyên đi khám mắt định kỳ.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.