Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 5, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần biết khi nào cần giúp trẻ tiêu đờm. Đờm là chất nhầy được tiết ra từ hốc mũi tới phế nang, sau đó đẩy xuống vòm họng rồi đi ra ngoài. Lúc này sẽ kèm theo các triệu chứng như ho kéo dài tiết dịch, đờm nhớt, gây cảm giác đau rát, khó thở,…
Độ tuổi thường hay bị đờm nhất là 0 đến 12 tuổi, phổ biến khi thời tiết thay đổi. Nhìn chung, có đờm không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu mẹ chủ quan về lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm phổi, lao,…
Vì thế, mẹ hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thật kỹ và tìm cách giúp trẻ tiêu đờm ngay khi có triệu chứng, càng nhanh càng tốt.
Để tìm được cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh công hiệu, mẹ hãy cùng Đa khoa Phương Nam xem các nguyên nhân gây ra đờm trước nhé.
Do virus: Đờm là một trong những triệu chứng khi cơ thể bé bị tấn công bởi các virus gây bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, sởi, cảm cúm, thủy đậu, ho gà,…
Do trẻ bị dị ứng: Trẻ có thể bị đờm khi dị ứng với một số tác nhân như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi,…
Do bé bị nhiễm trùng: Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể đờm sẽ xuất hiện như một cơ chế kháng viêm, nhưng nếu đờm ra quá nhiều rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng.
Các yếu tố sinh lý: Theo thống kê, hơn 80% bé sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi có đờm tự nhiên mà không liên quan đến bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh. Đờm thường bị tắc nghẽn do chức năng sinh lý của mũi, họng suy yếu, vách ngăn bị lệch hoặc khoang mũi bé có kích thước nhỏ,…
Do thói quen hô hấp của bé: Trẻ vừa sinh được vài tháng chỉ hít thở bằng mũi, hoàn toàn không dùng miệng như người trưởng thành, vì thế chức năng loại bỏ chất nhầy cũng kém đi nhiều. Nếu không có biện pháp xử lý sẽ khiến trẻ bị khò khè, khó thở, ho dai dẳng,… do đờm tích tụ lâu ngày.
Vỗ lưng cho bé để long đờm
Hút mũi cho bé
Long đờm bằng mật ong và chanh
Hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo
Long đờm cho bé bằng bủ cải và lê tươi
Trên đây là một vài cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh điển hình, mẹ hãy đọc thật kỹ trước khi thực hiện nhé!
Mẹ cần quan tâm vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ. Khi bé chảy nước mũi hay ho có đờm, mẹ hãy dùng khăn giấy lau cho trẻ, sau khi lau xong thì nhớ vứt luôn, không được tái sử dụng. Trong trường hợp mẹ dùng khăn vải, thì hãy nhớ giặt kỹ trước khi dùng lại lần nữa. Bên cạnh đó, không gian sinh hoạt, giường ngủ cũng cần được giữ vệ sinh.
Mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, chọn thực phẩm mềm để bé dễ nuốt hơn. Mẹ cũng đừng để trẻ ăn quá no để tiêu hóa được thuận tiện.
Giữ ấm cho bé thông qua việc đeo tất, mặc quần áo ấm, không bật điều hòa quá lạnh, đeo khẩu trang và dùng choàng cổ khi ra đường.
Không cho trẻ tiếp xúc với bất kì ai đang bị bệnh hô hấp. Tránh xa một số tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật,…
Khi đã áp dụng cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà, nhưng tình trạng sức khỏe của bé vẫn không chuyển biến tốt hơn. Mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.