Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng tư 12, 2024
Mục Lục Bài Viết
Viêm họng cấp tính gây sưng niêm mạc họng một cách nhanh chóng, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là do vi khuẩn, virus gây hoặc tác động của môi trường. Có nhiều điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh, nhưng thời tiết thay đổi là yếu tố rất cần được quan tâm.
Mùa nắng nóng, trẻ dễ bị viêm họng do sử dụng các thực phẩm quá lạnh như kem, nước lạnh, nước đá,…Nếu trẻ vừa sử dụng đồ ăn, uống lạnh cùng lúc với chơi trước luồng gió của quạt, ở trong phòng máy lạnh hoặc quần áo đẫm mồ hôi sẽ khiến cho trẻ bị bệnh viêm họng.
Khoảng 80% trẻ em bị mắc bệnh viêm họng do virus, sau vài ngày sức đề kháng của trẻ suy giảm dần, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng, ốm yếu hoặc đang mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ rất dễ tái phát và diễn biến nặng hơn.
Nhìn chung, mùa hè nhiệt độ nóng khiến trẻ dễ bị viêm họng do sử dụng thực phẩm lạnh, ở trong phòng máy lạnh,…Các bậc phụ huynh cần lưu ý một số cách phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ vào mùa hè dưới để đảm bảo sức khỏe của con em mình.
Xem thêm:
Vào thời điểm giao mùa đặc biệt là vào mùa hè, trẻ dễ bị viêm họng. Cha mẹ nên tham khảo một số cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ vào mùa hè dưới đây để ngăn chặn bệnh hoặc giúp trẻ sớm khỏi bệnh.
Mùa hè nóng bức nhiều gia đình thường bật quạt, điều hòa ở mức cao khi ngủ, khi đêm xuống nhiệt độ cũng giảm nên rất dễ bị cảm lạnh. Nhiều người còn chủ quan bật quạt cả đêm, cửa sổ mở nên gió thổi từ ngoài vào dễ gây viêm họng.
Một trong những cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ vào mùa hè hiệu quả là cha mẹ nên đắp chăn mỏng ở phần bụng cho trẻ khi ngủ. Ngoài ra, có thể quàng khăn mỏng ngay cổ trẻ để giữ ấm cho cổ họng, phòng bệnh viêm họng.
Thời tiết oi bức trẻ em thường thích ăn đồ mát trong tủ lạnh và uống nước đá, việc này dễ gây viêm họng ở trẻ. Vì thế, nên hạn chế sử dụng đồ lạnh, uống nước đá, việc này giúp giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến bệnh viêm họng cấp.
Theo các chuyên gia, để phòng bệnh viêm họng cũng như các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng đồ ăn/thức uống lạnh. Đối với các loại thực phẩm như sữa chua hay các đồ ăn cần bảo quản lạnh, sau khi lấy ra nên có thời gian để chúng “nguội” rồi mới cho trẻ ăn.
Không nên bật quạt trực tiếp vào mặt trẻ, điều này khiến mồ hôi bốc hơi nhanh. Nhiệt độ ngoài da giảm xuống tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Riêng các vùng da không đón gió, mồ hôi sẽ bốc hơi chậm hơn và nhiệt độ tại đó vẫn cao. Điều này, gây mất cân bằng nhiệt là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm, đau đầu, viêm họng,…
Để hạn chế tình trạng đó, cha mẹ nên bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của em bé khi ngủ, sẽ giúp hơi mát lan khắp phòng khiến trẻ ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, các phụ huynh có thể bật quạt để bên ngoài mùng (màn), giúp trẻ hạn chế tiếp xúc trực diện với gió.
Sử dụng điều hòa vào mùa nắng nóng là việc cần thiết. Tuy nhiên, gia đình nên thiết kế chỗ lắp đặt máy phù hợp, tránh luồng không khí phả trực tiếp vào người, dễ gây bệnh. Hạn chế đưa trẻ đột ngột từ phòng máy lạnh ra ngoài tránh dẫn đến sốc nhiệt.
Nếu cần đi ra ngoài, nên tắt điều hòa từ 20 – 30 phút trước khi rời khỏi phòng, mở hé cửa để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.
Nếu đi từ ngoài vào phòng máy lạnh cần ngồi nghỉ vài phút để nhiệt độ cơ thể bình thường, rồi hãy vào phòng.
Ngoài ra, nhiệt độ chỉ nên ở 27 độ C và mức chênh lệch nhiệt độ so với bên ngoài phòng lạnh 7 độ C là mức hợp lý. Bạn cũng có thể kết hợp thêm các thiết bị làm mát khác để xua tan cái nóng như máy quạt, thay vì chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp dễ gây cảm lạnh.
Trong khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, đây là tác nhân chính gây nên các bệnh về hô hấp, viêm họng, viêm amidan,…Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các mảng bám lâu ngày tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Vì thế, mỗi ngày cần đánh răng 2 lần sáng và tối, ít nhất 2 phút mỗi lần, thay bàn chải định kỳ 3 tháng 1 lần. Súc miệng, cổ họng bằng nước muối và giữ vệ sinh răng miệng là cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ vào mùa hè tốt nhất.