Cảm Cúm Có Bị Lây Không? Lây Nhiễm Qua Mấy Đường?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Cảm Cúm Có Bị Lây Không? Lây Nhiễm Qua Mấy Đường?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 15, 2021

Cảm cúm là loại bệnh phổ biến, bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không kịp chữa trị và được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Vậy cảm cúm có bị lây không? Cách chữa trị và chăm sóc thế nào để tránh lây nhiễm? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cảm cúm có bị lây không? Lây nhiễm qua mấy đường?

Cảm cúm có bị lây không? Bệnh cúm có khả năng lây lan rất cao giữa người với người vì ít khi được chú ý, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành dịch.

cam-cum-co-bi-lay-khong-1
Chạm vào vật dụng của người bệnh dính dịch tiết có thể bị nhiễm cúm

Bệnh cúm lây nhiễm chủ yếu qua hai đường sau:

Dịch tiết đường hô hấp

Người mắc bệnh cảm cúm thường có triệu chứng như ho hoặc hắt hơi. Khi ấy, virus cúm thoát ra ngoài theo dịch tiết và phát tán trong không khí xa đến 2 mét. Bên cạnh đó, khi giao tiếp, virus cúm cũng có thể thoát ra ngoài và tiếp cận người đối diện dễ dàng. Mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh là thời điểm thường diễn ra dịch cúm. Vì chúng ta có xu hướng tiếp xúc gần với mọi người xung quanh, từ đó làm gia tăng khả năng lây truyền cúm (nếu có).

Chạm vào vật dụng của người bệnh

Người bệnh có khuynh hướng dùng khăn hoặc tay để che miệng khi ho, hắt hơi. Sau đó, nếu người bệnh chẳng vứt khăn vào thùng rác hay không rửa tay mà chạm vào bát, đũa, mặt bàn, cốc nước, điện thoại,… virus có khả năng bám vào những vật dụng này và tồn tại đến 48 giờ. Khi một người khác khỏe mạnh vô tình chạm vào các vật dụng đó, rồi đưa tay lên mắt, miệng, mũi sẽ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể mới nhằm phát triển và gây bệnh.

Thắc mắc cảm cúm có bị lây không đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy thời gian nào dễ lây nhiễm cảm cúm?

Thời gian lây nhiễm cảm cúm

Bệnh thường sẽ không bộc phát ngay sau khi bị nhiễm virus cúm, mà cần trải qua thời gian ủ bệnh. Sau đó, bệnh cảm cúm có thể kéo dài khoảng 1 – 4 ngày. Điều này có nghĩa virus cúm xâm nhập vào cơ thể người từ 1 – 4 ngày rồi mới xuất hiện triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ho.

cam-cum-co-bi-lay-khong-2
Cảm cúm có thể lây nhiễm trước khi xuất hiện triệu chứng

Thế nên, trước khi bạn biết mình đang mắc bệnh, virus cúm đã có thể lây nhiễm cho người khác. Khoảng thời gian tiềm ẩn nguy cơ lây truyền cảm cúm là 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên, sau 3 – 5 ngày phát bệnh, khả năng lây sẽ giảm đi. Vì lượng virus đã giảm đi đáng kể trong thời điểm này.

Nhưng thời gian lây lan bệnh có thể kéo dài trên 10 ngày nếu đối tượng mắc cảm cúm là trẻ em. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng về hệ miễn dịch, cảm cúm có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí cả tháng.

Diễn biến của bệnh cảm cúm thường diễn ra nhanh chóng, dồn dập. Bệnh sẽ giảm dần sau 1 – 2 tuần phơi nhiễm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan trong việc chăm sóc và điều trị, bệnh cảm cúm sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối tượng dễ bị lây cảm cúm

Bên cạnh việc tìm hiểu cảm cúm có bị lây không, chúng ta cần biết những đối tượng dễ bị virus cúm xâm nhập. Những đối tượng dễ bị lây nhiễm và mắc biến chứng nguy hiểm là trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, nhân viên chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, cá nhân có bệnh mạn tính.

cam-cum-co-bi-lay-khong-3
Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm cúm

Cụ thể như sau:

So với người trẻ khỏe mạnh, người lớn từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc cúm và biến chứng cao hơn, do hệ miễn dịch yếu. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp tử vong liên quan đến cúm là người cao tuổi.

Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Trong đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhập viện và tử vong do cúm cao nhất. Tuy nhiên, ở độ tuổi này vẫn còn quá nhỏ để chủng ngừa vacxin cúm. Vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm cho bé là người thân xung quanh phải được tiêm vacxin đầy đủ.

So với phụ nữ không mang thai, sản phụ sau sinh 2 tuần và mẹ bầu có nhiều khả năng nhiễm bệnh và đối mặt với biến chứng hơn.

Người làm việc và sống trong các cơ sở chăm sóc, viện dưỡng lão dài hạn cũng dễ mắc bệnh cúm.

Cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân để tránh lây nhiễm

Cảm cúm có bị lây không? Đương nhiên là có và rất dễ lây. Vậy cần điều trị và chăm sóc bệnh nhân như thế nào để tránh lây nhiễm?

Cách chăm sóc người bị cảm cúm

cam-cum-co-bi-lay-khong-4
Người mắc bệnh cúm phải được chăm sóc đúng cách

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh cảm cúm. Vì thế để cảm cúm nhanh khỏi, người bệnh nên nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, yên tĩnh. Tránh để bệnh nhân nằm phòng máy lạnh, vì các triệu chứng khàn tiếng, khàn cổ sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

Hạn chế để bệnh nhân tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhất là trẻ em, người già, đối tượng có sức đề kháng yếu, nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Khi bị sốt, có thể cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt thông thường theo chỉ định của bác sĩ, uống Oresol để bổ sung nước, điện giải, tăng sức đề kháng thông qua việc sử dụng Vitamin C liều cao. Hãy ưu tiên cho bệnh nhân dùng các món dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng giải cảm như cháo tía tô, cháo hành hoặc uống nước hoa quả tươi, trà gừng,…

Để giải cảm tốt hơn, có thể cho bệnh nhân xông hơi bằng các loại lá thơm như sả, lá chanh, lá bưởi, lá cúc tần, ngải cứu,… Nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc họng hằng ngày để các triệu chứng của cảm cúm trên đường hô hấp giảm bớt.

Khi phải ra khỏi nhà, cần nhắc nhở bệnh nhân đeo khẩu trang y tế, che mũi, miệng khi hắt hơi, ho, ngăn chất dịch tiết hô hấp bằng khăn giấy,… để tránh lây nhiễm cho người khác.

Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không thuyên giảm, thậm trí nghiêm trọng hơn như khó thở, mệt mỏi nhiều,… người nhà cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế uy để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cách ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm cho người chăm sóc

Chăm sóc người mắc cảm cúm có bị lây không? Đáp án là rất dễ bị nhiễm bệnh bạn nhé. Do đó, người chăm sóc phải tự biết bảo vệ bản thân thông qua những lưu ý dưới đây:

cam-cum-co-bi-lay-khong-5
Nên rửa tay sau khi chăm sóc người mắc bệnh cúm

Sau mỗi lần chăm sóc và tiếp xúc bệnh nhân, bạn cần rửa sạch tay. Rửa tay bằng xà phòng giúp loại bỏ và ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể. Nhỏ mũi, súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, đeo khẩu trang cẩn thận khi chăm sóc bệnh nhân.

Cho người bệnh dùng riêng cốc, thìa, bát, đũa,… Sau khi dùng nước rửa chén vệ sinh sạch, cần tráng lại bằng nước sôi. Bạn không nên ngủ chung giường với bệnh nhân, không dùng thức ăn thừa và ôm quần áo bẩn của người bệnh.

Bạn phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân thì mới có thể chăm sóc cho bệnh nhân tốt. Bạn nên uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, chú ý nghỉ ngơi.

Câu hỏi cảm cúm có bị lây không đã tìm ra đáp án. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị và phòng tránh bệnh cảm cúm. Hiện nay, để ngăn ngừa cúm, chúng ta có thể chủng ngừa vacxin nếu đủ tuổi. Do đó, nhằm nhận tư vấn thêm về bệnh cúm nói chung và việc tiêm chủng nói riêng, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ