Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp câu hỏi mắc cảm cúm không nên ăn gì, chúng ta cần nhận biết được những triệu chứng điển hình của bệnh. Sau 2 ngày tiếp xúc với virus gây bệnh thường có biểu hiện ngay. Ban đầu sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau mỏi cơ bắp, nhức đầu, ớn lạnh, sốt,… Nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em sẽ có thêm những dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, đau tai,…
Mọi người thường nhầm lẫn triệu chứng của cảm lạnh với cúm. Do giữa hai bệnh này có biểu hiện tương đối giống nhau. Vì thế, nhiều người chủ quan không phòng ngừa và điều trị kịp thời nhanh chóng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy mắc cảm cúm không nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm bạn không nên ăn khi bị cảm cúm, cụ thể như sau:
Cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng khi bị cảm cúm là điều vô cùng cần thiết và rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu Protein, phải đảm bảo ở mức độ vừa phải. Nếu bạn nạp quá nhiều năng lượng từ các món nhiều Protein như cua, cá, tôm,… sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi sức khỏe và hạ sốt.
Mắc cảm cúm không nên ăn gì? Bạn nên tránh các món có nhiều chất béo như thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh. So với các nhóm thực phẩm khác, chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn. Từ đó, khiến tình trạng viêm thêm nghiêm trọng, có thể gây đau bụng ngoài ý muốn.
Bạn nên ăn ít các thực phẩm có chứa nhiều muối khi bị cảm cúm. Nhờ vậy, lượng Lysozyme trong nước bọt sẽ được nâng cao, hỗ trợ bảo vệ họng thật tốt. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều Interferons và Globulin miễn dịch A nhằm chống lại bệnh cảm cúm.
Mắc cảm cúm không nên ăn gì? Thịt đỏ cũng là loại thực phẩm bạn nên hạn chế. Vì hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường lúc bị cúm. Trong khi thịt đỏ lại khó tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng áp lực cho dạ dày. Do đó, bạn hãy chọn dùng các món dễ tiêu hóa hơn.
Trong giai đoạn nghỉ ngơi khi mắc cảm cúm, nhiều người thường ăn bánh quy, bánh mì. Tuy nhiên, món ăn làm từ tinh bột chế biến không được khuyến khích, vì chuyển hóa thành đường rất nhanh. Từ đó, làm đường huyết tăng lên, khiến hệ miễn dịch suy yếu tương tự như thực phẩm nhiều đường và nước ngọt. Nếu muốn ăn tinh bột trong lúc cảm cúm, bạn hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt.
Mắc cảm cúm không nên ăn gì? Đồ ngọt vốn không phải là món ăn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi mắc bệnh cảm cúm. Vì lượng đường huyết trong máu sẽ bị gia tăng. Lúc này, cơ thể phải sử dụng nhiều Vitamin để chuyển hóa lượng đường đã nạp vào. Từ đó, quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể bị chậm lại. Ngoài ra, khả năng chống nhiễm trùng của bạch cầu cũng bị ức chế. Hơn thế nữa, nồng độ các Cytokine gây viêm cũng gia tăng, nếu trong cơ thể bị dư thừa đường.
Các thực phẩm làm từ sữa như phô mai là một lựa chọn sai nếu bạn dùng khi bị cảm cúm. Vì nó gây tắc nghẽn ngực, tăng cường sản sinh chất nhầy. Bên cạnh đó, thức ăn cay khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn, gia tăng áp lực, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến bệnh cảm cúm lâu lành hơn.
Trứng dù được đánh giá là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không tốt cho thể trạng của người bị ốm. Do trứng sở hữu nhiều Protein gây ra nhiệt lượng lớn trong cơ thể. Trong trường hợp bị cảm cúm, nếu bạn ăn trứng sẽ khiến nhiệt lượng cơ thể càng cao, làm sức khỏe lâu khỏi, bệnh thêm nặng hơn.
Câu hỏi mắc cảm cúm không nên ăn gì đã được giải đáp xong. Vậy ngược lại, bạn nên ăn gì khi bị bệnh cảm cúm? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Để bệnh cảm cúm nhanh chóng hồi phục, bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, điển hình như tăng cường bổ sung những thực phẩm dưới đây:
Thức ăn lỏng: Cổ họng của bạn thường đau rát khi bị cảm cúm, do đó dùng các món lỏng như cháo, phở, bún,… sẽ vô cùng phù hợp. Bạn nên chọn thịt gà, thịt lợn,… để chế biến, nhằm giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Riêng đối với thịt gà hỗ trợ chống viêm, mất nước hiệu quả.
Rau củ chứa Glutathione: Dùng thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất Glutathione giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện bệnh cảm cúm nhanh chóng, điển hình là bắp cải, bông cải xanh, dưa hấu, cải xoăn,…
Bổ sung thực phẩm giàu Probiotics
Khi bạn mắc bệnh cảm cúm nên ăn sữa chua. Vì lợi khuẩn trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, sức đề kháng được nâng cao, làm dịu cơn đau họng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Thực phẩm có tác dụng kháng viêm
Những thực phẩm có tính kháng viêm như mật ong, gừng, tỏi, bưởi,… rất tốt cho cơ thể khi bị cúm, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Bổ sung Vitamin C: Dùng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như cà chua, kiwi,… giúp sức đề kháng của cơ thể được nâng cao. Từ đó, triệu chứng cảm sốt được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những loại trái cây, bạn có thể dụng viên sủi chứa Vitamin C cũng rất tốt.