Bị Cảm Thương Hàn Biến Chứng Gồm Những Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Bị Cảm Thương Hàn Biến Chứng Gồm Những Gì?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 4, 2023

Thương hàn là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, nó lây lan bằng đường tiêu hóa. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng, gây ra biến chứng nặng nề. Vậy khi bị cảm thương hàn biến chứng gồm những gì? Phải chăm sóc bệnh nhân ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Bị cảm thương hàn biến chứng gồm những gì?

Khi bị cảm thương hàn biến chứng sẽ rất đa dạng và nguy hiểm, cụ thể như sau:

Biến chứng tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa:

  • Ước tính có khoảng 15% trường hợp gặp biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Thế nhưng đến 25% người bệnh xuất huyết không cần tiến hành truyền máu. 
  • Gặp tình trạng nhiễm độc.
  • Thông thường sẽ không gây thủng ruột nhưng đôi khi sẽ chảy nhiều máu, dẫn đến hiện tượng bị sốc.
  • Tình trạng xuất huyết thường tự giới hạn, không cần tiến hành phẫu thuật.
  • Thủng ruột.

Viêm miệng lợi: Khô niêm mạc miệng lợi. Một vài chỗ bị phỏng rồi loét nhỏ. Bên cạnh đó có thể gặp tình trạng loét dạ dày và thực quản.

Thương hàn đại tràng: Phân nặng mùi, tiêu chảy nhiều. Bệnh nhân thường bị đau nhiều ở hố chậu trái và thượng vị. Ngoài ra, có thể thấy quai đại tràng nổi lên, bụng chướng. 

Có khả năng gây ra hiện tượng liệt ruột, tình trạng xuất huyết khoang phúc mạc với triệu chứng viêm tụy xuất huyết và viêm phúc mạc.

Bị cảm thương hàn biến chứng gồm những gì?
Thương hàn đại tràng là biến chứng tiêu hóa gây khó chịu

Biến chứng gan mật

Tăng nhẹ Transaminase là biến chứng thường gặp nhưng không có triệu chứng. Sau khi bị sốt thương hàn lâu ngày có thể xuất hiện biến chứng viêm túi mật cấp hoặc mạn tính.

Biến chứng hệ thần kinh

Biến chứng ở thần kinh rất rộng. Thường gặp nhất là rối loạn ý thức từ mất định hướng, ngủ gà, sững sờ và hôn mê. Tình trạng mê sảng có khả năng kéo dài dai dẳng ngay cả khi thân nhiệt đã trở về định mức như bình thường. 

Những biến chứng không thường gặp khác là viêm thần kinh sọ, viêm tủy cắt ngang, viêm não tủy, viêm màng não, co giật, hội chứng Guillain-Barré.

Biểu hiện loạn thần tương tự như bệnh cảnh tâm thần phân liệt, trầm cảm, hưng cảm và căng trương lực.

Viêm não:

  • Có thể xuất hiện muộn khi bệnh bước vào thời kỳ cuối hoặc biểu hiện ngay từ sớm. 
  • Người bệnh gặp tình trạng rối loạn thần kinh dinh dưỡng, thần kinh thực vật, rối loạn thân nhiệt, ý thức. Có thể xuất hiện tổn thương hệ ngoại tháp hay bó tháp, tiểu não.
  • Tiên lượng nặng, người bệnh dễ tử vong.

Viêm màng não thương hàn: Khi mắc bệnh cảm thương hàn biến chứng viêm màng não cũng có thể xuất hiện. Nó thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Cụ thể, người bệnh sẽ bị cứng gáy, nhức đầu, sợ ánh sáng, giảm phản xạ, có dấu Kernig.

Albumin tăng nhẹ, dịch não tủy tế bào nói chung bình thường. Bên cạnh đó, có thể biểu hiện như bệnh viêm màng não mủ, trong dịch não tủy xuất hiện vi khuẩn thương hàn. Xuất huyết màng não có khả năng xuất hiện như một triệu chứng của thương hàn thể xuất huyết.

Biến chứng hệ thần kinh
Hôn mê là biến chứng hệ thần kinh nguy hiểm

Biến chứng tim mạch

Trụy tim mạch: Đây là tình trạng tụt huyết áp đột ngột, tim đập nhanh, hạ thân nhiệt, chi lạnh, tím tái, lả đi và vã mồ hôi. Trước đây vẫn cho là biến chứng của việc sử dụng Chloramphenicol diệt vi khuẩn khiến nội độc tố sinh ra quá nhiều. Thế nhưng hiện nay, biến chứng này đã được mô tả nhiều hơn.

Viêm cơ tim: Ước tính ở mức 1 – 5% trong số các biến chứng của bệnh thương hàn. Có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên cũng có khả năng gây ra tình trạng đau ngực, sốc tim, loạn nhịp hay suy tim ứ máu.

Viêm động mạch: Thường biểu hiện ở giai đoạn lui bệnh. Người bệnh đột nhiên bị sốt trở lại, cảm giác đau xuất hiện dọc theo động mạch. Bệnh nhân sẽ cảm thấy như bị chuột rút, kiến bò. Khám thấy màu da nhợt, chi lạnh đi, có thể hoại thư và mất hẳn mạch. Bác sĩ phải siêu âm Doppler mạch để chẩn đoán.

Viêm tĩnh mạch sâu: Có thể xuất hiện muộn hoặc sớm. Phải cẩn trọng khi dùng thuốc chống đông vì có nguy cơ bị xuất huyết.

Khi bị cảm thương hàn biến chứng viêm nội tâm mạc và viêm màng ngoài tim hiếm xảy ra.

Các biến chứng khác

Các biến chứng ở màng phổi và phổi:

  • Viêm màng phổi thanh tơ huyết.
  • Áp xe phổi.

Các biến chứng huyết học: DIVC (rối loạn đông máu do tiêu thụ).

Các biến chứng hiếm gặp: 

  • Hội chứng tan máu urê huyết cao.
  • Viêm ống thận, viêm cầu thận.
  • Viêm xương: Xương sườn, cột sống, xương chi.
Các biến chứng khác
Viêm ống thận, viêm cầu thận là biến chứng hiếm gặp

Cách chăm sóc bệnh nhân thương hàn

Dưới đây là cách chăm sóc người bệnh thương hàn:

Biến chứng tiêu hóa

Chăm sóc:

  • Tiến hành chườm ấm khi đau bụng.
  • Nếu bị táo bón không được uống thuốc tây và thụt tháo.
  • Cho bệnh nhân ăn chế độ mềm, lỏng.
  • Uống nhiều nước.

Theo dõi:

  • Đau bụng: Không sử dụng thuốc giảm đau, co thắt.
  • Quan sát phân: Tính chất, số lượng màu sắc.
  • Theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài máu tươi hoặc phân đen, nôn máu).
  • Theo dõi nhiệt độ huyết áp, mạch.
  • Theo dõi sắc mặt.
  • Theo dõi chỉ số xét nghiệm Hemoglobin, Hematocrit, bạch cầu, hồng cầu.

Biến chứng tim mạch

Khi bị cảm thương hàn biến chứng tim mạch có thể xuất hiện như: Viêm màng ngoài tim, viêm tĩnh mạch sâu, viêm động mạch, viêm cơ tim, trụy tim mạch và viêm nội tâm mạc (hiếm gặp). 

Tiến hành theo dõi:

  • Huyết áp, mạch, tình trạng hạ thân nhiệt.
  • Quan sát tình trạng vã mồ hôi, chi lạnh, tím tái.
  • Tình trạng loạn nhịp tim, đau ngực.
  • Biểu hiện đau dọc theo động mạch (có cảm giác như chuột rút hay kiến bò).
  • Hoại thư mạch, quan sát da.
  • Hãy báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Biến chứng tim mạch
Cần theo dõi bệnh nhân bị loạn nhịp tim, đau ngực

Biến chứng thần kinh

Chăm sóc:

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn để tránh bị ngã.
  • Khi chăm sóc bệnh nhân bị mê sảng đặt canuyn mayo thì cần tránh tình trạng cắn vào lưỡi. Cần cho người bệnh nằm nghiêng mặt để tránh bị sặc.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
  • Hỗ trợ bác sĩ chọc dịch não tủy nếu được chỉ định.
  • Trong trường hợp mê sảng, đặt sonde dạ dày cho ăn qua sonde. 

Theo dõi:

  • Ý thức của bệnh nhân: Mê sảng, lơ mơ, li bì, tỉnh.
  • Đánh giá điểm Glasgow.

Biến chứng khác

Biến chứng màng phổi, phổi, gan mật (khiến men gan tăng nhẹ, áp xe phổi, viêm túi mật cấp hoặc mãn, viêm phổi màng thanh tơ huyết).

Tiêm vắc xin thương hàn Typhim có ưu điểm gì? 

Khi mắc bệnh cảm thương hàn biến chứng sẽ tác động nhiều đến sức khỏe. Do đó, chúng ta cần chủ động chủng ngừa từ sớm bằng cách tiêm vắc xin. Typhim là vắc xin thương hàn phổ biến, có nhiều ưu điểm như:

Tác dụng

Vắc xin Typhim Vi được chỉ định nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh thương hàn cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Vắc xin được khuyến cáo dùng cho đối tượng đi du lịch đến nơi đang lưu hành dịch thương hàn hoặc sống trong vùng dịch.

Thành phần

Mỗi liều vắc xin Typhim 0,5 ml đã được đóng gói sẵn chứa:

  • Nước pha tiêm.
  • Tá dược: Phenol và dung dịch đệm chứa Sodium Dihydrogen Phosphate Dihydrate, Disodium Phosphate Dihydrate, Sodium Chloride.
  • Polysaccharide của Salmonella typhi chủng Ty2: 25 mcg.
Tiêm vắc xin thương hàn Typhim có ưu điểm gì? 
Vắc xin thương hàn Typhim có nhiều ưu điểm

Tóm lại, khi bị cảm thương hàn biến chứng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần được chữa trị đúng cách, chăm sóc cẩn thận. Việc tiêm chủng vắc xin cũng nên tiến hành khẩn trương để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thương hàn. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ