Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Nữ Tiền Mãn Kinh Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Nữ Tiền Mãn Kinh Như Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 17, 2023

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước mãn kinh, khi cơ thể bắt đầu giảm sản xuất các hormone quan trọng như Estrogen và Progesterone, làm cho kinh nguyệt không kiểm soát. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng dần dần giảm sản xuất Estrogen. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh trong bài viết bên dưới nhé!

Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Tiền mãn kinh kéo dài từ thời điểm trước mãn kinh cho đến khi xảy ra mãn kinh, lúc buồng trứng ngừng rụng trứng hoàn toàn. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, đặc biệt là trong 1 đến 2 năm cuối, sự giảm Estrogen diễn ra nhanh chóng. Đây là thời gian mà phụ nữ phải trải qua các triệu chứng mãn kinh.

Theo Cleveland Clinic (hệ thống y tế hàn lâm phi lợi nhuận và đa chuyên khoa kết hợp giữa điều trị lâm sàng với nghiên cứu, đào tạo), thay đổi về nội tiết tố có thể được quan sát trước thời kỳ mãn kinh thực sự từ 8 đến 10 năm. Điều này thường xảy ra trong độ tuổi 30 hoặc 40, thậm chí trước khi bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh.

Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Trong giai đoạn này, sự sụt giảm Estrogen, một hormone sinh dục nữ quan trọng được sản xuất bởi buồng trứng, chính là dấu hiệu đặc trưng cho tiền mãn kinh. Nồng độ Estrogen có thể biến đổi trong chu kỳ và gây ra các hiện tượng như kinh nguyệt không đều cùng với những triệu chứng khác.

Trong giai đoạn cuối của tiền mãn kinh, sản xuất Estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm dần. Mặc dù lượng Estrogen giảm mạnh nhưng khả năng mang thai vẫn tồn tại. Thời gian trung bình tiền mãn kinh là 4 năm, tuy nhiên, một số phụ nữ có giai đoạn này kéo dài chỉ trong vài tháng hoặc lên đến 10 năm.

Mãn kinh chính thức bắt đầu khi buồng trứng không còn sản xuất đủ Estrogen để phóng thích trứng và điều này xảy ra sau khi giai đoạn tiền mãn kinh kết thúc. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mãn kinh khi phụ nữ không có kinh liên tục trong một năm. Bên cạnh quan tâm đến giai đoạn tiền mãn kinh, chăm sóc sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng rất quan trọng và cần được chú trọng.

Những nguyên nhân có thể khiến một số phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn so với bình thường, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Nếu có tiền sử gia đình về mãn kinh sớm, khả năng cao phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn này trước thời điểm thông thường.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm. Các chất hóa học trong thuốc lá dễ gây tổn thương cho buồng trứng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của chúng.
  • Phẫu thuật: Nếu đã tiến hành cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng, điều này có thể làm giảm số lượng buồng trứng và khả năng sản xuất hormone dẫn đến mãn kinh sớm.
  • Điều trị ung thư: Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động của buồng trứng và dẫn đến mãn kinh sớm.

Tuy nhiên, việc bước vào thời kỳ mãn kinh sớm cũng có thể là do những yếu tố khác và cần được xem xét, chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa.

Các dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh là gì?

Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều là một hiện tượng phổ biến và bình thường trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong thời kỳ này, phụ nữ có thể trải qua những chu kỳ kinh nguyệt bất quy tắc, kéo dài hoặc ngắn hơn so với bình thường.

Có một số dấu hiệu bạn cần chú ý, bao gồm:

  • Sự xuất hiện của lượng máu kinh nhiều hơn thường hoặc có cục máu đông.
  • Thời gian kinh kéo dài hơn so với bình thường trong vài ngày.
  • Chảy máu sau quan hệ tình dục.
  • Các kỳ kinh xuất hiện gần nhau hơn so với trước đây.
Các dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh là gì?
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu của sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra chảy máu không đều, bao gồm sự thay đổi về hormone, việc sử dụng thuốc tránh thai, mang thai, sự xuất hiện của u xơ tử cung, các vấn đề liên quan đến đông máu hoặc trong trường hợp hiếm hoi, có thể là một dấu hiệu ung thư.

Chẳng hạn như rong kinh cũng có thể là một biểu hiện của những vấn đề khác trong hệ sinh dục như u xơ tử cung. Nếu khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh lớn hơn 60 ngày thì giai đoạn tiền mãn kinh đã gần kết thúc.

Cơn bốc hỏa

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh dễ gặp hiện tượng đỏ mặt, đổ mồ hôi bất thường trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó ngủ và thường xuyên dẫn đến việc thức giấc giữa đêm với cơ thể ướt đẫm mồ hôi.

Để giảm tác động của triệu chứng này, phụ nữ nên hạn chế tiếp xúc với những yếu tố khởi phát như môi trường nhiệt đới, đồ uống nóng và các loại thực phẩm cay. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn, dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể là một cách bổ sung tự nhiên Estrogen cho cơ thể.

Tìm hiểu chi tiết: Cách kiểm soát cơn bốc hỏa tiền mãn kinh

Khô âm đạo

Do sự giảm Estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh, biểu mô âm đạo có thể trở nên mỏng và khô hơn. Tình trạng này thường gây ngứa, đau, khó chịu trong quan hệ tình dục.

Khô âm đạo
Khô âm đạo cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo về tình trạng tiền mãn kinh

Các vấn đề về giấc ngủ

Những thay đổi trong nội tiết tố, cơn mồ hôi đêm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lẫn giấc ngủ của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Rối loạn giấc ngủ, thức giấc giữa đêm là các vấn đề thường gặp. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần tạo cho mình một lịch trình đều đặn và dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. 

Thay đổi tính tình

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ các hóc môn sinh dục nữ giảm đột đột và gây ra nhiều hậu quả. Một trong số đó là sự thay đổi tính cách, dễ cáu kỉnh, nổi nóng hơn trong giai đoạn này. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh, tâm lý là một vấn đề không nên bỏ qua.

Hay quên

Các biến đổi nội tiết tố cùng với một số triệu chứng khác của tiền mãn kinh như thay đổi tâm trạng và vấn đề về giấc ngủ có thể gây khó khăn trong việc ghi nhớ, tập trung ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, các triệu chứng này giảm dần đi khi chị em tiến vào giai đoạn mãn kinh thực sự.

Suy giảm mật độ xương

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể của phụ nữ trải qua sự giảm nồng độ Estrogen, gây nguy cơ mất xương nhanh hơn. Bác sĩ có thể sử dụng tia X đặc biệt nhằm kiểm tra, chẩn đoán tình trạng này. Để duy trì sức khỏe xương tốt, việc bổ sung Canxi và vitamin D là quan trọng, đồng thời tập thể dục như đi bộ hoặc tập thể hình trong 20 phút mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc nhằm cải thiện sự mạnh khỏe của xương.

Suy giảm mật độ xương
Suy giảm mật độ xương cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tiền mãn kinh mà chị em cần chú ý

Ngoài ra, một số triệu chứng khác trong tiền mãn kinh bao gồm:

  • Cảm giác căng và đau ngực.
  • Trải qua cơn tiền kinh nguyệt khó chịu hơn.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Mệt mỏi.
  • Rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi.
  • Tiểu gấp.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh như thế nào?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ trải qua một loạt thay đổi hormone trong cơ thể và điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, sưng da, biến đổi tâm trạng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim do sự thiếu hụt Estrogen, loãng xương. Dưới đây là một số bí quyết để chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn tiền mãn kinh:

Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thể dục hàng ngày là một bí quyết quan trọng để chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn tiền mãn kinh. Bằng cách thực hiện các bài tập vận động, bạn có thể duy trì độ linh hoạt của hệ xương cơ và cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giữ tinh thần lạc quan, vóc dáng thon gọn, tăng sự tự tin.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh như thế nào?
Dù đang trong độ tuổi nào thì việc tập thể dục thường xuyên cũng mang lại nhiều lợi ích

Giữ tâm lý ổn định

Trong giai đoạn này, phụ nữ thường trở nên nóng nảy và cảm thấy khó chịu. Để bảo vệ sức khỏe của mình, hãy tạo ra một cuộc sống vui vẻ, thoải mái. Gặp gỡ và trò chuyện nhiều hơn với người thân, bạn bè nhằm chia sẻ, giảm bớt căng thẳng. Tìm thời gian để thư giãn, đọc sách hoặc thực hiện những hoạt động mà bạn thích. Các hoạt động này sẽ giúp cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng

Những biểu hiện trong thời kỳ tiền mãn kinh thường xuất hiện do quá trình suy giảm cơ quan trong cơ thể. Đây là giai đoạn mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua, là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Vì vậy, việc giảm thiểu các triệu chứng và chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh nên bắt đầu từ việc cải thiện lối sống hàng ngày.

Bổ sung Estrogen

Việc bổ sung Estrogen cho cơ thể phụ nữ từ tuổi 30 là quan trọng. Khi phụ nữ vượt qua độ tuổi này, cơ thể thường bắt đầu giảm nồng độ Estrogen một cách nhanh chóng do sự suy giảm của buồng trứng. Estrogen có vai trò quan trọng như vữa gắn kết các viên gạch Canxi lại với nhau, giúp hình thành và duy trì hệ xương vững chắc. Ngoài ra, Estrogen còn ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung Estrogen sớm là điều quan trọng mà phụ nữ nên thực hiện.

Bổ sung Canxi

Việc bổ sung Canxi hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự chắc khỏe của xương cũng như phòng ngừa tình trạng loãng xương.

Bổ sung Canxi
Bổ sung Canxi là một trong những cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh hiệu quả

Dung nạp chất béo có lợi

Dung nạp vào cơ thể những chất béo có lợi trong thực phẩm như dầu hướng dương, đậu nành, cá,… sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra còn giúp làm giảm nám sạm, cải thiện đáng kể tình trạng hay quên ở chị em.

Bổ sung chất xơ

Để duy trì sức khỏe tốt, hãy thường xuyên bổ sung chất xơ và các vitamin từ rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Chế độ ăn như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu, ung thư và duy trì sức khỏe cho đại tràng, ngăn chặn tình trạng táo bón.

Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể

Bên cạnh việc bổ sung chất xơ, chị em cũng nên đảm bảo uống đủ nước hàng ngày. Tối thiểu cung cấp 2 lít nước mỗi ngày hoặc tăng lượng uống nước nếu cần. Điều này sẽ giúp loại bỏ độc tố và các chất cặn bã trong cơ thể một cách hiệu quả. 

Đời sống sinh hoạt vợ chồng

Bạn cần sử dụng chất bôi trơn để tăng cảm giác và tránh tổn thương niêm mạc, giảm đau, khô, teo ở âm hộ cũng như âm đạo. Ngoài ra, nên có cuộc trò chuyện trực tiếp, thẳng thắn với chồng về sức khỏe, tâm lý, những thay đổi về trạng thái sinh lý. Điều này giúp chồng cảm thông và hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn để chia sẻ trách nhiệm, sẵn lòng hỗ trợ.

Đời sống sinh hoạt vợ chồng
Tăng cường trao đổi “sinh hoạt vợ chồng” cũng là một phương pháp chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh được nhiều chị em lựa chọn

Khám phụ khoa định kỳ

Để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh phụ khoa, chị em nên thực hiện kiểm tra định kỳ tại bác sĩ phụ khoa với tần suất 6 tháng một lần. Điều này giúp đảm bảo việc phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe, tiến hành một số biện pháp điều trị cần thiết.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Ở mọi độ tuổi, việc hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe và những loại nước có ga được khuyến nghị để duy trì sức khỏe tốt nhất. 

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa cung cấp đến mọi người những cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ