Tiết Lộ Chế Độ Ăn Vào Con Không Vào Mẹ

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Tiết Lộ Chế Độ Ăn Vào Con Không Vào Mẹ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 2, 2021

Khẩu phần ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Nếu không có phương pháp ăn khoa học sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và con. Do đó, chị em nên xây dựng chế độ ăn vào con không vào mẹ và duy trì thực hiện suốt thai kỳ. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chế độ ăn vào con không vào mẹ

Để có chế độ ăn vào con không vào mẹ, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Ưu tiên chất đạm

Chế độ ăn giàu đạm trong thịt, trứng, cá giúp thai nhi phát triển các tế bào máu và hệ cơ, mà không khiến mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh hoặc béo.

che-do-an-vao-con-khong-vao-me-1
Chế độ ăn vào con không vào mẹ nên ưu tiên chất đạm

Cụ thể là:

  • Thịt bò, lợn, gà: Nhất là thịt bò, giúp bổ sung Sắt và hỗ trợ em bé tăng cân nhanh hơn.
  • Hải sản: Ghẹ, trùng trục, hến, ốc, cua, ngao,… vì chúng sở hữu nhiều Canxi.
  • Cá: Chị em có thể dùng để nấu cháo, làm canh, luộc, hấp, kho,… mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 bữa. Nên thưởng thức đa dạng nhiều loại cá như cá hồi, rô phi, cá chép,… Cá là thực phẩm chứa nhiều Omega 3 (DHA), đây là loại axit béo rất tốt cho não bộ của con, tăng cường trí tuệ. Đồng thời, DHA làm giảm nguy cơ dị ứng thức ăn ở mẹ và bệnh Eczema của cho thai nhi.
  • Tôm nhỏ ăn được vỏ hoặc cá nhỏ ăn cả xương: Mẹ bầu nên ăn luân phiên mỗi món 2 – 3 bữa/tuần. Vì chúng rất hữu ích cho não bộ của thai nhi.

Mẹ bầu nên cân đối tỷ lệ chất đạm trong phần ăn mỗi ngày sao cho phù hợp. Nếu chế độ ăn bị thiếu hụt chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, chết lưu, thể trọng não nhẹ, quá trình phát triển trí tuệ của con yêu chịu ảnh hưởng. Trường hợp thừa đạm cũng cản trở khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể mẹ. Do đó, chị em chỉ cần nạp lượng đạm vừa đủ là được.

Ăn vừa đủ tinh bột và đường

Mẹ sẽ tăng cân nhanh nếu ăn nhiều tinh bột. Mỗi bữa chính chị em chỉ nên ăn 1 bát cơm. Sau 8 giờ tối không ăn tinh bột. Buổi sáng mẹ có thể uống sữa tách béo hoặc ăn bánh mì thay thế cơm.

Bổ sung yến mạch, ngũ cốc, gạo lứt

So với gạo, trứng, yến mạch, ngũ cốc và gạo lứt mang đến nguồn năng lượng dồi dào hơn. Đồng thời, bổ sung cho trẻ khoáng chất, chất xơ và Vitamin. Mẹ có thể dùng gạo lứt hoặc ngũ cốc để thay thế cho 1 phần tinh bột gạo. Hoặc dùng chúng như món ăn vặt và bữa phụ.

Tăng cường các loại hạt, sữa chua, trái cây, rau xanh

Để có chế độ ăn vào con không vào mẹ, bạn hãy tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua và các loại hạt. Đây là những thực phẩm không thể thiếu và vô cùng quan trọng với thai phụ. Rau củ quả và trái cây cung cấp nhiều Vitamin.

che-do-an-vao-con-khong-vao-me-2
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây

Các vitamin cần bổ sung:

  • Beta-carotene thúc đẩy phát triển mô và tế bào cho em bé. Hỗ trợ hoàn thiện hệ thống miễn dịch và tầm nhìn thị lực ngay từ khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.
  • Vitamin C đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành răng và xương.
  • Collagen rất cần thiết cho các mô liên kết.
  • Kali cũng giúp điều hòa huyết áp ổn định hơn.
  • Axit Folic hỗ trợ tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.

Chế độ ăn vào con không vào mẹ phải đa dạng rau củ quả, trái cây. Có thể uống sinh tố, nước ép hoặc ăn trực tiếp. Bên cạnh đó, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó rất giàu Protein, Vitamin E, Omega 3,… giúp hệ xương và trí não thai nhi phát triển mà không khiến mẹ tăng cân quá nhiều. Tỷ lệ nhóm chất trong thực đơn ăn vào con không vào mẹ nên là:

  • 25% tinh bột (bánh mì, bún, cơm,…).
  • 25% Protein.
  • 50% Vitamin, chất béo trong rau củ quả.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn chế độ ăn vào con không vào mẹ. Chị em nên tham khảo thật kỹ trước khi thực hiện nhé.

Giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý

Sau khi tìm hiểu chế độ ăn vào con không vào mẹ. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá thêm phương pháp giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý, cụ thể như sau:

Cân nặng phù hợp cho mẹ bầu trong thai kỳ

Mức cân nặng hợp lý phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của mẹ trước khi mang thai. Nhìn chung, trong 9 tháng 10 ngày, mức tăng cân hợp lý cho mẹ bầu là 10 – 15 kg. Đối với thai phụ thừa cân, thì mức tăng khoảng 7 – 10 kg là được.

che-do-an-vao-con-khong-vao-me-3
Thai phụ nên lưu ý đến cân nặng

Sự tăng cân của mẹ sẽ tỷ lệ thuận với mức tăng cân của thai nhi. Để em bé tăng cân đúng chuẩn và nhanh chóng, thai phụ không cần thiết phải tăng cân quá nhiều. Vì béo phì thai kỳ có thể gây ra biến chứng sản khoa hoặc khó sinh nở. Thay vào đó, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng, thiết lập lối sống năng động, lành mạnh. Điều này giúp thai nhi tăng cân nhanh, phát triển cả tinh thần và thể chất thêm khỏe mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ

Nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ cụ thể như sau:

3 tháng đầu: Mẹ bầu không cần nhiều năng lượng trong những tháng đầu thai kỳ. Vì bánh nhau thai vẫn chưa hình thành, con yêu chưa cần lấy dưỡng chất trực tiếp từ mẹ. Do đó, khi thai phụ ốm nghén không ăn được thì cũng đừng quá lo lắng. Mẹ hãy thay thế bằng ngũ cốc, sữa nếu không dùng cơm. Tuy nhiên, thai phụ vẫn cần đảm bảo những vi chất quan trọng và lượng đạm thiết yếu. Đặc biệt là Kẽm, Sắt, Axit Folic,… Trong đó, Axit Folic phải đảm bảo đủ để phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi và dự phòng dị tật ống thần kinh.

3 tháng giữa: Bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể từ tháng thứ 3 – 6. Đây là thời gian để phát triển các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác và phát triển hệ thần kinh. Mẹ nên ăn nhiều món có Sắt và Canxi trong rau xanh đậm, hải sản, các loại hạt. Để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi phát triển, mẹ có thể uống Vitamin tổng hợp hoặc thuốc bổ, hạn chế đồ ngọt và tinh bột. Nhằm tránh để bản thân tăng cân quá mức, mẹ bầu hãy chọn loại sữa đừng quá ngọt.

3 tháng cuối: Thai nhi phát triển về da thịt từ tháng thứ 6 – 9. Giai đoạn này con yêu sẽ tăng cân nhiều nhất. Chế độ ăn vào con không vào mẹ phải tăng cường đủ 4 nhóm thực phẩm sau gồm có trái cây, rau củ, tinh bột, chất béo, đường, đạm.

Làm sao để mẹ bầu tăng cân đúng chuẩn?

Để tăng cân đúng chuẩn, mẹ bầu nên quan tâm đến những vấn đề dưới đây:

Hạn chế chất béo

Thai phụ nên bổ sung chất béo từ dầu ăn thay vì mỡ động vật. Dầu oliu không làm mẹ tăng cân lại tốt cho sức khỏe.

Ưu tiên món hấp, luộc

Những món ăn chiên xào cung cấp ít dưỡng chất cho thai nhi và khiến mẹ bầu tăng cân nhiều hơn. Thai phụ nên ưu tiên dùng món hấp, luộc để giữ được hương vị mà vẫn không bị béo.

Tránh đồ ăn nhanh, mặn, ngọt

Đồ ăn nhanh, thức uống có ga, nước ngọt, bánh kẹo,… chứa chất béo Trans Fat không tốt cho sức khỏe, đồng thời khiến mẹ bầu khó lấy lại vóc dáng sau sinh, dễ bị béo phì. Ngoài ra, nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, mắc bệnh tim mạch cũng tăng lên. Trong bữa phụ, mẹ bầu nên dùng nước ép trái cây, hoa quả thay vì bánh ngọt, kẹo. Bánh nên chọn loại ít đường, vị nhạt. Các loại hạt cũng nên được sử dụng trong chế độ ăn vào con không vào mẹ, nhờ khả năng tạo cảm giác no lâu.

che-do-an-vao-con-khong-vao-me-5
Mẹ bầu nên hạn chế dùng thức ăn nhanh

Mẹ cũng nên hạn chế tối đa các món có vị mặn. Ăn mặn có thể gây phù nước ở chân, cơ thể tích nước, khiến huyết áp tăng. Người Việt Nam vốn có khẩu vị mặn và sử dụng nhiều bột nêm, bột ngọt,… Đặc biệt là các món phở, bún, hủ tiếu, cháo,… Do đó, nếu ăn ngoài, chị em phải chọn quán nêm vị nhạt. Để tránh hấp thụ nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe bản thân và thai nhi, mẹ bầu cần hạn chế húp nước súp. Tốt nhất là chị em nên tự nấu ăn tại nhà để chủ động hơn trong việc nêm nếm.

Nhai kỹ, ăn chậm

Hãy nhấm nháp đồ ăn bạn thích trong ngày, đến bữa ăn thì dùng chậm rãi và nhai kỹ. Điều này tạo cảm giác no lâu, giúp mẹ cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.

Ăn sáng đầy đủ chất

Nhiều mẹ bầu thường xuyên bỏ bữa sáng vì bận rộn công việc. Khiến bản thân và thai nhi không đủ năng lượng làm việc sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối. Mẹ bầu dễ bị ủ rũ, mệt mỏi, chóng mặt, kích thích muốn ăn nhiều hơn vào buổi sau, tiềm ẩn nguy cơ tăng cân nhanh.

Chia thành nhiều bữa nhỏ

Chế độ ăn vào con không vào mẹ nên được chia thành nhiều bữa nhỏ. Nhất là khi mẹ bị nghén ở 3 tháng đầu. Mỗi ngày, chị em nên ăn 3 bữa chính cùng 2 – 3 bữa phụ. Bữa phụ rơi vào khoảng 9 giờ sáng, 3 giờ chiều và 8 giờ tối. Mẹ sẽ bị mệt nếu ăn đến mức no căng. Do đó, chỉ ăn vừa bụng thì ngưng lại. Chia nhỏ bữa ăn không tạo áp lực cho dạ dày nhưng mẹ vẫn nạp đủ năng lượng cần thiết mà không bị tăng cân nhanh chóng.

Uống đủ nước

Bổ sung đủ nước giúp thai phụ giảm buồn nôn, tránh mất nước và ít khó chịu do ốm nghén. Bên cạnh đó, hạn chế táo bón thai kỳ, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, nước còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn, đói bụng. Thai phụ nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày nhé.

Tập luyện thể dục

Thiền, tập yoga hay đi bộ là những thói quen tốt cho thai kỳ. Những bài tập này giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén và ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để chị em nhanh lấy lại vóc dáng.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn chế độ ăn vào con không vào mẹ, cũng như các thông tin hữu ích có liên quan khác. Mong rằng chị em sẽ dựa vào những kiến thức trên chăm sóc thai kỳ thật tốt. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 để được hỗ trợ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ