Nội soi dạ dày tá tràng là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện tổn thương, bệnh lý trên niêm mạc dạ dày như viêm loét hay ung thư. Thủ thuật này thực hiện có khó không? Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng khi nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp ngay những vấn đề trên trong bài viết này nhé!
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là kỹ thuật thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa bằng cách đưa thiết bị nội soi qua đường miệng và đi qua những cơ quan này.
Ống nội soi tiêu hóa thường được thiết kế với đường kính nhỏ, vừa gắn các dụng cụ can thiệp khi cần, vừa gắn nguồn chiếu sáng, camera thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình.
Bên cạnh đó, dụng cụ nội soi có thể điều khiển được góc quan sát, hướng đi nhằm phát hiện được các tổn thương nhỏ trên niêm mạc hệ tiêu hóa.
Chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng đối với ai?
Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng với những đối tượng sau đây:
Người có những triệu chứng của bệnh dạ dày như: Sút cân không rõ nguyên do, hay bị đau vùng thượng vị, ăn uống kém, buồn nôn hoặc nôn ói sau khi ăn, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.
Người nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện: Thiếu máu không rõ nguyên nhân, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng đối với những đối tượng tầm soát các bệnh Barrett thực quản, hội chứng đa polyp, ung thư,…
Những trường hợp cần can thiệp vào các tổn thương để kẹp cầm máu, tiêm teo búi giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản nhằm ngăn chặn được tình trạng xuất huyết tiêu hóa, gắp lấy dị vật lạc vào trong ống tiêu hóa, cắt polyp hay cắt hớt niêm mạc.
Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra một số trường hợp chống chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng như:
Bệnh nhân từ chối thực hiện kỹ thuật này ngay cả khi thủ thuật có kèm gây mê hay không.
Bệnh nhân có dấu hiệu bị thủng đường tiêu hóa.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý như bị suy tim, khó thở, phình động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, xơ gan cổ trướng.
Các phương pháp nội soi tiêu hóa hiện nay
Hiện nay có các kỹ thuật nội soi tiêu hóa:
Nội soi dạ dày thực quản tá tràng dải tần hẹp.
Nội soi dạ dày thực quản cấp cứu trong tình huống chảy máu tiêu hóa.
Nội soi đại trực tràng toàn bộ dải tần hẹp.
Nội soi can thiệp – cắt 1 polyp ống tiêu hóa có đường kính nhỏ hơn 1 cm, trên 1 cm hoặc cắt nhiều polyp.
Quy trình nội soi thực quản, dạ dày – tá tràng
Bên cạnh vấn đề bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng khi nào thì bệnh nhân cũng quan tâm khá nhiều đến quy trình thực hiện thủ thuật này.
Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem Click để xem
Dưới đây là quy trình nội soi thực quản, dạ dày – tá tàng phổ biến – thủ thuật nội soi gây mê qua đường miệng:
Thông thường quy trình nội soi thực quản dạ dày tá tràng được thực hiện như sau:
Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh lý, bệnh sử, chỉ định nội soi và yêu cầu bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện thủ thuật.
Bước 2: Sau khi bệnh nhân làm các xét nghiệm được chỉ định thì sẽ gặp bác sĩ gây mê để được tư vấn, giải thích về thủ thuật và gây mê trước khi nội soi.
Bước 3: Trước khi vào nội soi 10 – 30 phút, người bệnh sẽ được cho uống dung dịch làm sạch nhỏ cũng như nhầy trong dạ dày, giúp cho bác sĩ quan sát, đánh giá tổn thương dễ dàng hơn.
Bước 4: Bệnh nhân thay đồ và bước vào phòng nội soi thực hiện gây mê.
Bước 5: Tại bước này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua đường miệng người bệnh để thực hiện quá trình nội soi dạ dày, tá tràng.
Bước 6: Kết thúc quá trình nội soi và ghi kết quả. Đợi đến khi bệnh nhân tỉnh táo thì bác sĩ sẽ đọc kết quả nội soi.
Bước 7: Bệnh nhân thay đồ và quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ tư vấn, kê toa thuốc điều trị nếu cần thiết. Tổng thời gian cho một quá trình nội soi dạ dày tá tràng thường kéo dài khoảng 2,5 giờ.
Nội soi thực quản, dạ dày tá tràng bao nhiêu tiền?
Nội soi dạ dày, thực quản, tá tràng chia ra làm 2 loại là nội soi không gây mê và gây mê, giá mỗi loại dao động trong khoảng:
Nội soi không gây mê: 200.000 – 250.000 đồng.
Nội soi gây mê: 1.000.000 – 1.200.000 đồng.
Những lưu ý sau khi thực hiện nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng
Sau khi thực hiện nội soi bệnh nhân thường có cảm giác ghê cổ, buồn nôn và khó chịu. Điều này cũng dễ hiểu do thiết bị nội soi khi được đưa qua vùng hầu họng, qua cơ thắt thực quản vào bên trong phục vụ cho quá trình quan sát. Tình trạng này sẽ biến mất ngay sau đó nên bạn không cần phải lo lắng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý trong trường hợp được chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng gây mê, tốt nhất hãy nghỉ ngơi một thời gian ngắn cho tỉnh táo hẳn trước khi ra về.
Sau khi thực hiện nội soi bệnh nhân không nên dùng các loại thức ăn cay nóng, khô cứng mà thay vào đó nên tiêu thụ thực phẩm loãng, mềm và để nguội (sữa, cháo loãng, súp,…).
Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng có sinh thiết
Kỹ thuật nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng có sinh thiết là đưa thiết bị nội soi vào qua đường miệng vào thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng nhằm chẩn đoán, điều trị những bệnh lý liên quan đến các cơ quan này. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ lấy mảnh thực quản, dạ dày, tá tràng bằng kìm sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học.
Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng khi nào. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đến bạn đọc. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .