Tìm hiểu chỉ số canxi trong máu qua xét nghiệm máu

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Tìm hiểu chỉ số canxi trong máu qua xét nghiệm máu

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 10 29, 2024

Chỉ số canxi trong máu là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của cơ thể. Canxi, một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý như đông máu, dẫn truyền thần kinh, co cơ và đặc biệt là duy trì sức khỏe xương. Vậy, chỉ số canxi trong máu có ý nghĩa như thế nào? 

Tổng quan về canxi trong máu

Canxi trong máu là lượng canxi hòa tan trong huyết tương – phần lỏng của máu. Canxi là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý như: Xây dựng và duy trì xương, co cơ, đông máu, dẫn truyền thần kinh,…

Một số vai trò của canxi đối với cơ thể
Các vai trò của canxi đối với cơ thể

Lượng canxi dự trữ trong cơ thể được duy trì ổn định bởi sự cân bằng giữa ba yếu tố chính:

  • Lượng canxi đưa vào cơ thể qua thức ăn và nước uống.
  • Lượng canxi được hấp thu từ ruột.
  • Lượng canxi được đào thải qua nước tiểu và đường tiêu hóa.

Canxi từ thức ăn được đưa vào cơ thể, dưới sự tác động của vitamin D, giúp canxi lưu thông trong máu. Phần lớn canxi được tích trữ trong xương, một phần nhỏ được sử dụng trong hoạt động của cơ và tim mạch. 

Canxi từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể, lưu thông trong máu nhờ tác động của các yếu tố nội tiết, chủ yếu tích trữ trong xương và một phần nhỏ ở cơ. Canxi trong máu có hai dạng:

  • Dạng bất hoạt: Liên kết với các protein (chủ yếu là albumin), chiếm khoảng 50% lượng canxi trong máu.
  • Dạng tự do (ion Ca2+): Không gắn với protein, chiếm gần một nửa lượng canxi trong máu.

Nồng độ canxi máu là tổng của canxi tự do và canxi bất hoạt. Mặc dù sự thay đổi nồng độ protein huyết thanh ảnh hưởng đến nồng độ canxi máu, nhưng chỉ sự thay đổi nồng độ canxi ion hóa mới gây ra các triệu chứng lâm sàng. Canxi ion hóa (Ca2+) đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ, dẫn truyền xung thần kinh, chức năng tim và quá trình cầm máu của cơ thể.

Ý nghĩa chỉ số canxi trong máu

Nồng độ canxi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như cường tuyến cận giáp, suy thận, ung thư, hoặc các vấn đề về xương. Kiểm tra định kỳ giúp theo dõi sự thay đổi của nồng độ canxi và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh liên quan.

Cơ chế điều hòa canxi trong cơ thể
Cơ chế điều hòa canxi trong cơ thể

Nên xét nghiệm canxi máu khi nào?

Xét nghiệm canxi máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá mức độ canxi trong cơ thể. Bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm này trong các trường hợp sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Xét nghiệm canxi cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về xương
  • Khi có các triệu chứng bất thường: Đau xương, mệt mỏi, tê bì tay chân, chuột rút, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, các vấn đề về tiêu hóa.
  • Trước và trong quá trình điều trị một số bệnh: Bệnh về xương, bệnh về thận, bệnh về tuyến cận giáp, ung thư, rối loạn tiêu hóa,…
  • Khi sử dụng một số loại thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc corticosteroid, thuốc chống co giật,…

Mục đích của xét nghiệm canxi máu

Xét nghiệm canxi bằng cách đo tổng lượng canxi hoặc định lượng canxi ion hóa, mục đích tiến hành là để:

  • Đánh giá sự chuyển hoá canxi máu và chức năng tuyến cận giáp.
  • Định lượng canxi huyết thanh giúp theo dõi một số căn bệnh.
  • Theo dõi chỉ số canxi máu trong và sau khi truyền lượng máu lớn.
  • Bệnh nhân bị hạ canxi máu thường gặp các triệu chứng như:Cơ thể có thể bị cứng hoặc giật ở các ngón tay, ngón chân hoặc quanh miệng; vọp bẻ,…
  • Bệnh nhân bị tăng canxi huyết thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn, buồn nôn và ói mửa, đồng thời gặp phải tình trạng táo bón, tiểu nhiều, đau bụng hoặc đau xương.
  • Định lượng ion canxi là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhẹ cân.

Ngoài ra, xét nghiệm canxi máu cũng có thể được tiến hành như một phần của các xét nghiệm máu thông thường.

Vai trò của xét nghiệm canxi máu

Xét nghiệm canxi máu là một công cụ quan trọng giúp bác sĩ đánh giá chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa canxi photpho trong cơ thể.

Vậy nên, xét nghiệm canxi máu rất cần trong điều trị:

  • Co cơ, chuột rút, dị cảm
  • Hôn mê không rõ nguồn gốc
  • Nôn không giải thích được

Xét nghiệm được cho là giúp ích trong quá trình theo dõi tình trạng các bệnh nhân:

  • Bị suy thận, cường cận giáp, ghép thận
  • Viêm tụy cấp
  • Mắc các khối di căn xương
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc điều trị suy tim Digitalis, thuốc chống loãng xương Calcitonin hay thuốc lợi tiểu.

Quy trình xét nghiệm canxi máu

Xét nghiệm canxi máu không yêu cầu nhịn ăn, tuy nhiên nếu kết hợp với các xét nghiệm khác, bệnh nhân nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Để thực hiện xét nghiệm canxi máu, bạn cần lắng nghe bác sĩ giải thích rõ ràng về mục đích của xét nghiệm và hướng dẫn quy trình thực hiện.

Sau đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu từ tĩnh mạch của bạn theo các bước tương tự như xét nghiệm máu thông thường. Máu được thu thập vào ống nghiệm và đưa đi phân tích để xác định nồng độ canxi trong máu của bạn.

Kết quả chỉ số canxi máu

Để hiểu rõ ý nghĩa của kết quả xét nghiệm canxi trong máu, chúng ta cần xem xét một số yếu tố sau:

Hàm lượng canxi trong phạm vi bình thường

Phạm vi tham chiếu bình thường cho xét nghiệm canxi máu toàn phần ở người lớn thường là 8,6 – 10,2 mg/dL hoặc 4,2 – 5,3 mEq/L hay 2,1 – 2,6 mmol/L. Tuy nhiên, phạm vi này có thể thay đổi tùy theo cơ sở làm xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ so sánh kết quả xét nghiệm canxi máu với ngưỡng bình thường để xác định xem bệnh nhân bị tăng canxi máu hay giảm canxi máu.

Kết quả Tình trạng Nguyên nhân bệnh lý
Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ canxi trên mức phạm vi tham chiếu Canxi máu cao Nguyên nhân do bệnh lý tuyến giáp, lao, cận giáp, ung thư, u hạt sarcoidosis…
Kết quả xét nghiệm thấp hơn phạm vi tham chiếu Canxi máu thấp Cơ thể khi không đủ canxi di chuyển từ xương vào máu hoặc bị mất quá nhiều canxi qua nước tiểu.

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác như: suy tuyến cận giáp, suy thận, viêm tụy, thiếu canxi trong chế độ ăn,…

Tăng canxi máu (hypercalcemia)

Tăng canxi máu là khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số canxi trong máu cao hơn mức bình thường. Người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, chán ăn, táo bón, đau bụng, đau xương, tổn thương thận, rối loạn nhịp tim, tiểu nhiều, khát nước… Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng phổ biến ở nhiều bệnh lý khác, cần xét nghiệm canxi máu để xác định chính xác.

Người bị bệnh lao thường có nguy cơ cao tăng nồng độ canxi trong máu.
Người bị bệnh lao thường có nguy cơ cao tăng nồng độ canxi trong máu.

Giảm canxi máu (hypercalcemia)

Hạ canxi máu là tình trạng khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số canxi trong máu thấp hơn mức bình thường. Nguyên nhân có thể do mất canxi qua nước tiểu hoặc lượng canxi chuyển từ xương vào máu không đủ. Người bị hạ canxi máu thường có các triệu chứng như:

  • Huyết áp có thể tăng hoặc giảm bất thường.
  • Nhịp tim có thể nhanh, chậm hoặc không đều.
  • Cảm giác tê mỏi, kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân, lưỡi, môi.
  • Co cơ gây đau nhức cơ bắp, co quắp chân tay, chuột rút.
  • Cảm giác khó thở, ngộp thở.
  • Dễ cáu gắt, trầm cảm, căng thẳng

Những lưu ý về xét nghiệm canxi máu

Thông thường, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi thực hiện xét nghiệm canxi máu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc: Bao gồm vitamin D, lithium, thuốc lợi tiểu,… để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Bên cạnh đó, bạn cần nhịn ăn trong vài giờ trước khi xét nghiệm nếu bác sĩ yêu cầu.

Xét nghiệm máu nói chung rất an toàn, nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ nhẹ như bầm tím hoặc đau nhẹ tại vị trí lấy máu, thường biến mất trong vòng 1-2 ngày. Dù hiếm gặp, nhưng nếu bạn gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tóm lại, chỉ số canxi trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đủ canxi qua chế độ ăn uống, kết hợp với việc phơi nắng và tập luyện thể dục đều đặn. Đừng quên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ