Tác giả: Duyen NguyenNgày đăng: Tháng sáu 25, 2020
Hiện nay, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng và trẻ hóa. Để sớm phát hiện và điều trị, trước hết bạn phải biết chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết (GI – Glycemic Index) là nồng độ glucose (một loại đường đơn) có trong máu được đo tại một thời điểm nhất định, có đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Trong máu sẽ luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường thường xuyên cao sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, đặt biệt là đái tháo đường.
Như thế nào là chỉ số đường huyết bình thường?
Chỉ số đường huyết bình thường có sự biến động tùy thuộc vào các thời điểm trong ngày và phương pháp đo lường:
Đường huyết trước khi ngủ: Dao động từ 110 – 150 mg/dl (tương đương 6,0 – 8,3 mmol/l).
Đường huyết lúc đói: Khoảng giữa 70 – 92 mg/dl (3,9 – 5,0 mmol/l) được đo vào buổi sáng ít nhất 8h trở đi với điều kiện không ăn uống bất kỳ thực phẩm nào.
Đường huyết sau khi ăn: Dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l) được đo không quá 2 giờ sau ăn.
Chỉ số đường huyết nguy hiểm bạn cần biết?
Khi chỉ số thấp hoặc vượt ngưỡng bình thường, sẽ gây các bệnh lý nguy hiểm.
Hạ đường huyết: Dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l). Có thể gây hôn mê, tổn thương não nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đường huyết cao: Trước khi ăn trên 130 mg/dl (7,2mmol/l), sau khi ăn trên 181mg/dl (10,1 mmol/l). Lúc này, tụy phải làm việc nhiều hơn để tạo ra insulin dẫn đến suy tụy, xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết không bình thường?
– Chế độ ăn uống dung nạp quá nhiều thực phẩm có mức đường cao.
– Ít vận động tay chân dẫn tới năng lượng không được tiêu hao.
– Uống thuốc trị đái tháo đường không đúng liều lượng làm chỉ số đường huyết dễ thay đổi.
– Tâm lý căng thẳng, stress thời gian dài.
– Cơ thể đang mắc các bệnh như: Đau dạ dày, tiêu chảy,..
– Uống nhiều rượu.
Đo đường huyết bằng phương pháp nào?
Có 3 phương pháp xét nghiệm để biết chỉ số đường huyết bình thường hay không:
Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng. Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoản bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm đường huyết sau khi ăn: Thực hiện sau khi ăn 2 tiếng. Dùng để xem người bệnh có dùng đúng lượng insulin hay không.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Thực hiện vào thời điểm ngẫu nhiên để xác định nồng độ glucose.
Xét nghiệm đường huyết bằng dung nạp glucose: Bác sĩ lấy mẫu máu sau khi bệnh nhân uống glucose lỏng. Xét nghiệm này thường dùng xác định tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm HbA1c: Hỗ trợ đo lường lượng glucose và hồng cầu trong máu.
Phương pháp ổn định lượng đường huyết
Nếu thấy lượng đường huyết có dấu hiệu ở mức nguy hiểm, bạn cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế. Đồng thời, thực hiện các thay đổi sau để cải thiện sức khỏe.
– Uống nhiều nước: Giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu qua đường tiểu tiện.
– Vận động: Tùy vào thể trạng để lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân.
– Ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các vitamin, dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ ngọt, cà phê, món tráng miệng,… Và giảm lượng muối ăn hằng ngày.
– Thuốc: Tuân theo chỉ định thuốc kê đơn của bác sĩ để tránh tình trạng lờn thuốc, gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị sau này.
Có chỉ số đường huyết bình thường sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để được hỗ trợ điều trị cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1800 2222 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY. Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.