Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 13, 2023
Mục Lục Bài Viết
Siêu âm đầu dò được biết đến như là một phương pháp thăm khám sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản phụ khoa hiện nay. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua việc dùng sóng âm với tần suất cao.
Siêu âm đầu dò thường được áp dụng để thăm khám cho nữ giới. Tùy vào mục đích chẩn đoán cũng như trường hợp bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho người thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo hay hậu môn.
Siêu âm đầu dò âm đạo sử dụng thiết bị chuyên dụng thuôn, dài. Khi đưa dụng cụ này vào khu vực phía trong vùng kín nữ giới, hình ảnh buồng trứng, tử cung, các bộ phận của cơ quan sinh sản sẽ hiển thị trên màn hình. Dựa trên kết quả đó, bác sĩ sẽ kiểm tra những bất thường về buồng trứng, cổ tử cung, tử cung,… Từ đó đánh giá tình trạng độ dày niêm mạc tử cung, rụng trứng,…
Đối với những trường hợp không thăm khám được ở vùng âm đạo sẽ kiểm tra qua ngả hậu môn nhằm phát hiện bệnh lý ở vùng tiểu khung, trực tràng, tiền liệt tuyến,…
Việc đưa một dụng cụ chuyên sâu vào trong âm đạo để thăm khám khiến nhiều người lo lắng rằng phương pháp siêu âm này có ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi hay không? Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, trong quá trình thực hiện, họ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo chứ không chạm vào cổ tử cung.
Điều này sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào đến tử cung và cổ tử cung. Do đó, mẹ bầu hãy an tâm rằng việc thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo sẽ không làm ảnh hưởng gì đến cổ tử cung, tử cung. Từ đó, thai nhi cũng được bảo vệ an toàn hơn.
Lưu ý: Thai phụ trước khi đi siêu âm đầu dò âm đạo cần đi tiểu để làm bàng quang rỗng. Vì lúc này thiết bị sẽ cho ra kết quả chính xác nhất có thể. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần lưu ý mặc quần áo thoải mái để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.
Mặc dù siêu âm đầu dò âm đạo được nhận xét là an toàn đối với người thực hiện lẫn thai nhi. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp trên. Đối tượng chống chỉ định siêu âm đầu dò là ai?
Siêu âm đầu dò có thể đánh giá chi tiết về những bất thường ở buồng trứng, tử cung, vòi trứng, cổ tử cung,… Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, chị em cần đi thăm khám kỹ thuật này ngay lập tức:
Hoặc bác sĩ cũng tiến hành chỉ định cho thai phụ trong các trường hợp sau:
Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ đòi hỏi bàng quang phải trống hoặc đầy. Nếu bác sĩ yêu cầu làm đầy bàng quang thì người bệnh cần uống nhiều nước khoảng 30 phút trước khi thực hiện.
Như vậy, Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn đọc những đối tượng nên thăm khám phương pháp trên. Mặc dù kỹ thuật này mang lại kết quả chính xác cao. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Vậy đối tượng nào chống chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong phần tiếp theo nhé!
Mặc dù kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo mang lại nhiều hữu ích trong công tác thăm khám sản phụ khoa. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo chống chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây: