Hậu Covid Ăn Yến Được Không? Ăn Tổ Yến Như Thế Nào Tốt?

Trang chủ > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Hậu Covid Ăn Yến Được Không? Ăn Tổ Yến Như Thế Nào Tốt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 24, 2022

Tổ yến là thực phẩm giàu dưỡng chất, thường được dùng để bồi, nâng cao thể lực. Do đó, nhiều người đã thưởng thức yến như một cách để chăm sóc sức khỏe hậu Covid. Thế nhưng, xét trên góc độ khoa học, hậu Covid ăn yến được không? Nên ăn như thế nào cho đúng cách? Bạn hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

Tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu, tổ yến sở hữu nhiều khoáng chất và dưỡng chất quý hiếm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục, làm đẹp da. Tổ yến cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hữu ích cho phụ nữ mang thai.

Trong đó, Axit Sialic có trong tổ yến đảo thiên nhiên mang đến tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn sự lây nhiễm của các dòng virus cúm. Axit Threonine trong tổ yến cũng rất tốt cho hoạt động gan, thúc đẩy cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng để chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, tàn nhang, mụn, vết nám và bảo vệ làn da. 

Axit Valine trong tổ yến có công dụng điều hòa Protein, hỗ trợ quá trình luyện tập thể thao và ăn kiêng. Những khoáng chất như Sắt, Magie, Canxi trong tổ yến cũng rất hữu ích cho hệ tiêu hóa, thần kinh, trí nhớ và miễn dịch. Axit Glucosamine là chất dinh dưỡng quan trọng giúp sụn khớp thêm mạnh khỏe, nên rất tốt cho người già. Axit Tryptophan của tổ yến giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ chữa chứng mất ngủ.

Yến sào đảo thiên nhiên cũng sở hữu khả năng làm tăng tế bào B-cells, giúp sản sinh kháng thể chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả tế bào ung thư. Nhờ đó làm gia tăng hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân ung thư. Vậy hậu Covid ăn yến được không

hau-covid-an-yen-duoc-khong-2
Tổ yến sở hữu nhiều khoáng chất và dưỡng chất quý hiếm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hậu Covid ăn yến được không? Nên tẩm bổ tổ yến như thế nào tốt nhất?

Theo y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo hay tổ yến đều là những loại thuốc bổ giúp nâng cao thể trạng. Trong giai đoạn nhiễm Covid hay đau ốm, thời khí và tà khí sẽ xâm nhập vào cơ thể nhân lúc sức khỏe suy yếu để gây bệnh. 

Theo nghiên cứu khoa học, tổ yến được xem là thực phẩm cao cấp. Trong thành phần chứa nhiều Glucose; 42,8 – 54,9% Protein; Vitamin B, C, E, PP; Phốt pho, Sắt, Natri và những nguyên tố vi lượng; Axit Amin khó thay thế như Tyrosin, Phenylamin, Cystein,… 

Nhiều người lầm tưởng yến sào là một phương thuốc có thể dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, yến sào chỉ là thực phẩm chức năng có công dụng kiện tỳ dưỡng huyết, bổ thận sinh tinh, bổ trung ích khí. Vậy hậu Covid ăn yến được không? Lúc vừa nhiễm bệnh bạn không nên ăn yến. Thay vào đó, bạn có thể thưởng thức loại thực phẩm này trong giai đoạn hồi phục. Thế nhưng, bạn cần lưu ý đừng quá lạm dụng. 

Chế độ ăn cho F0 nên bao gồm các thực phẩm giàu dưỡng chất, đầy đủ đạm, đường, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Bạn không nên ăn nhiều món rán, xào, chiên,… Hãy duy trì khẩu phần cân bằng dinh dưỡng. Sau khi âm tính với Covid, việc ăn đông trùng hạ thảo hay tổ yến sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi. Theo y học cổ truyền, tổ yến có tính bình, vị ngọt, có khả năng dưỡng âm nhuận táo hiệu quả.

Trẻ em từ 1 – 3 tuổi mỗi lần chỉ nên dùng 1 – 2 gam tổ yến tinh, thưởng thức 2 – 3 lần/tuần, tránh lạm dụng sẽ gây ra áp lực cho hệ tiêu hóa. Trẻ em từ 3 – 12 tuổi mỗi lần có thể ăn 3 – 4 gam tổ yến tinh chế, dùng khoảng 3 lần/tuần. Người trưởng thành nên dùng mỗi ngày từ 3 – 4 gam yến tinh. Điều này sẽ rất tốt cho da cũng như quá trình phục hồi hậu Covid-19.

hau-covid-an-yen-duoc-khong-1
Hậu Covid ăn yến được không?

Trường hợp nào không nên dùng yến sào?

Dưới đây là một số trường hợp được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn yến sào:

  • Người cao tuổi dùng tổ yến liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Người ho nhiều đàm loãng, đau bụng do đầy bụng hoặc lạnh bụng, sốt nhức đầu, cảm mạo không nên dùng yến sào.
  • Người có triệu chứng sốt thực nhiệt, viêm nhiễm tiết niệu, viêm phế quản cấp, viêm da không nên dùng yến sào.
  • Người gầy, tỳ vị hoạt động yếu, cơ thể xanh xao, không hấp thụ được dưỡng chất cũng cần tránh dùng yến sào. `
  • Người đại tiện lỏng, dương hư, nước tiểu trong cũng không nên dùng yến sào.
  • Trẻ em dưới 7 tháng tuổi hay đang bị sốt không nên ăn yến sào.

Ăn yến thời điểm nào là tốt nhất?

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc hậu Covid ăn yến được không, Đa khoa Phương Nam sẽ cho bạn biết thời điểm tốt nhất để thưởng thức loại thực phẩm này. Nhiều người lầm tưởng yến là món bổ dưỡng nên có thể ăn bất kể thời điểm nào, dùng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hấp thụ yến thường xuyên có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến người khỏe mạnh. Thế nhưng với bệnh nhân đang chữa bệnh và người cao tuổi, ăn quá nhiều yến sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Do đó, hai đối tượng này chỉ nên thưởng thức yến 2 – 3 lần/tuần. 

Buổi sáng là thời điểm ăn yến tốt nhất. Đây là lúc cơ thể hấp thụ dưỡng chất một cách tối ưu và phát huy công dụng hiệu quả. Ăn yến sau khi ngủ dậy sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng yến trước khi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng. Lưu ý, tránh thưởng thức yến khi vừa ăn no.

hau-covid-an-yen-duoc-khong-3
Buổi sáng là thời điểm ăn yến tốt nhất

Tóm lại, hậu Covid ăn yến được không? Trong giai đoạn hồi phục hậu Covid bạn có thể ăn yến để bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên hãy ăn sao cho đúng cách để loại thực phẩm này phát huy tối ưu hiệu quả. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!
 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
5 Bài Thuốc Trị Chứng Hậu Covid-19 Hay Nhất Theo Đông Y
Bài viết tiếp theo
Rối Loạn Tiền Đình Ở Người Trẻ - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1