Trẻ Đang Ốm Có Nên Tiêm Phòng Không? Mẹ Thông Minh Phải Biết

Trang chủ > Tiêm chủng > Trẻ Đang Ốm Có Nên Tiêm Phòng Không? Mẹ Thông Minh Phải Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 18, 2021

Chẳng may trước ngày chủng ngừa vacxin trẻ lại bị ốm và vẫn chưa bình phục. Từ đó, khiến bố mẹ hoang mang chẳng biết trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không. Vì thế, bạn hãy xem ngay bài viết này để được Đa khoa Phương Nam giải đáp thắc mắc trên và cung cấp thêm các thông tin hữu ích khác như trường hợp chống chỉ định hoặc hoãn tiêm vacxin, những lưu ý để quá trình chủng ngừa thêm hiệu quả, an toàn.

Trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không?

Chủng ngừa vacxin cho trẻ là việc mà bất kỳ bố mẹ nào cũng nên lưu tâm thực hiện giúp con. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tiêm vacxin được, vì còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của bé. Vậy trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không? Chúng ta hãy cùng xét trên một số trường hợp điển hình bên dưới nhé.

Trẻ sổ mũi có tiêm vắc xin được không? Vì sao?

Trẻ sổ mũi có tiêm vắc xin được không sẽ phụ thuộc vào kết quả thăm khám của bác sĩ.

dang-om-co-nen-tiem-phong-1
Tùy vào tình trạng sổ mũi, bác sĩ sẽ quyết định trẻ được tiêm vacxin hay không

Cụ thể như sau:

Bé sẽ được tiêm phòng đúng lịch như bình thường, mà chẳng cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe, khi chỉ bị sổ mũi nhẹ, không sốt, nhiệt độ cơ thể ổn định, ăn uống, nô đùa tốt.

Bé vẫn chủng ngừa được nếu sổ mũi kèm sốt khoảng 38 độ C và không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào kèm theo. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp và xem xét liệu cần hoãn tiêm hay không. Điều này, giúp quyết định chủng ngừa trở nên chính xác và bố mẹ cũng an tâm hơn.

Trong trường hợp trẻ sổ mũi kèm theo dấu hiệu quấy khóc, ngủ li bì, sốt cao kéo dài,… thì không nên chủng ngừa, vì có thể con yêu đã bị bội nhiễm vi khuẩn, khiến tình hình sức khỏe yếu ớt. Lúc này nếu tiêm chủng, đôi khi vacxin không mang đến hiệu quả cao nhất, thậm chí phản tác dụng.

Điều bố mẹ cần làm là cố gắng giúp trẻ chữa khỏi bệnh. Bằng cách đưa con yêu đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị dứt điểm. Sau đó, cho bé nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục, rồi mới có thể chủng ngừa trở lại.

Mặc dù lịch tiêm được khuyến cáo theo từng độ tuổi và khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, vì tình hình sức khỏe không đảm bảo con yêu phải hoãn tiêm. Lúc này, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy tiến hành chủng ngừa cho bé vào đợt sau, khi sức khỏe tốt hơn. Vacxin vẫn sẽ phát huy hiệu quả tốt. Trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không trong trường hợp sổ mũi đã được giải đáp, vậy nếu con bị khò khè thì sao?

Trẻ bị khò khè có tiêm phòng được không? Vì sao?

Tương tự như lúc trẻ bị sổ mũi, nếu con khò khè nhưng không xuất hiện dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng cấp tính đều có thể chủng ngừa bình thường, đúng lịch. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra quyết định chủng ngừa phù hợp nhất với tình hình sức khỏe.

Để đáp ứng miễn dịch tốt hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ nên dành thời gian chăm sóc, điều trị triệu chứng khò khè dứt điểm. Sau khi hồi phục, con yêu có thể tiếp tục tham gia chủng ngừa như lịch tiêm được khuyến cáo. Trừ trường hợp mũi vacxin này đã quá trễ, bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc để chỉ định phù hợp. Thế trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không trong trường hợp bị ho? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.

Trẻ đang bị ho có tiêm phòng được không? Vì sao?

dang-om-co-nen-tiem-phong-3
Nếu trẻ ho kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng sẽ không được tiêm phòng

Theo các bác sĩ, lúc bé ho tức là đường hô hấp đang bị viêm nhiễm, sức đề kháng yếu nên không thể chủng ngừa vacxin cho con. Để việc chủng ngừa diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, mẹ nên tập trung giúp bé chữa ho dứt điểm, rồi mới tiêm phòng sau khi khỏe mạnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần xem xét tình hình thực tế để có chỉ định phù hợp nếu mũi tiêm đó là bắt buộc. Vì không phải trường hợp bị ho nào cũng chống chỉ định chủng ngừa vacxin. Vẫn có thể tiêm chủng nếu bé ho nhưng không sốt cao và chỉ ngạt mũi nhẹ. Để tránh gây phản ứng nguy hiểm, cần chống chỉ định chủng ngừa khi ho kèm sốt trên 38 độ C. Việc cố tính tiêm vacxin lúc trẻ sốt cao và ho sẽ gây nguy hiểm cho con yêu. Nên mẹ nhất định phải chờ bé khỏi bệnh hẳn rồi mới tiến hành chủng ngừa.

Ngoài ra, lúc tiêm mũi thứ nhất của lần chủng ngừa cúm đầu tiên trong năm mẹ cần lưu ý cẩn thận nếu bé bị hen suyễn, bệnh phổi,… Vì vacxin cúm có thể khiến triệu chứng hen suyễn của con yêu càng trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc một số bệnh lý khác như tiêu chảy, cảm lạnh, ngạt thở,… mẹ cũng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vacxin cho con. Câu hỏi trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không đã được giải đáp, mong rằng sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh.

Trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm phòng

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không, bố mẹ nên ghi nhớ các trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm chủng, để giúp con yêu bảo vệ sức khỏe thật tốt, cụ thể như sau:

dang-om-co-nen-tiem-phong-4
Trẻ sốt cao trên 39 độ C sẽ không được chủng ngừa

Chống chỉ định

  • Trẻ từng đối mặt với các triệu chứng sốc, co giật, khó thở, tím tái, sốt trên 39 độ C trong lần tiêm chủng trước đó (cùng loại vacxin).
  • Chống chỉ định chủng ngừa cho trẻ bị suy giảm miễn dịch do bẩm sinh hoặc nhiễm HIV.
  • Nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm chủng do nhà sản xuất vacxin đề ra.

Trì hoãn tiêm chủng

  • Bé mắc phải những bệnh lý suy chức năng ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, thận, tim,…
  • Bé đang bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh cấp tính.
  • Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C.
  • Trẻ từng sử dụng sản phẩm có chứa Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng gần đây, trừ kháng huyết thanh viêm gan B.
  • Bé vừa kết thúc xong liệu trình điều trị Corticoid, hóa trị, xạ trị liều cao trong vòng 14 ngày.
  • Tại thời điểm chủng ngừa, trọng lượng của trẻ < 2000 gam.
  • Trẻ đang mắc phải một vài bệnh lý bẩm sinh chưa được kiểm soát ổn định tại ống tiêu hóa, đường tiết niệu, phổi hoặc ung thư.

Một số lưu ý để tiêm ngừa hiệu quả

Sau khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không, bố mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề để việc chủng ngừa của con phát huy hiệu quả tốt nhất.

dang-om-co-nen-tiem-phong-5
Mẹ nên ở lại cơ sở y tế cùng con ít nhất 30 phút sau tiêm chủng

Trước lúc tiêm vacxin

  • Mẹ không nên để trẻ ăn quá no hay đang quá đói.
  • Trước khi chủng ngừa, mẹ nên tắm bé thật sạch sẽ, chọn quần áo rộng rãi để quá trình tiêm vacxin diễn ra dễ dàng hơn.
  • Mẹ hãy nhớ chuẩn bị phiếu hoặc sổ tiêm chủng của trẻ.
  • Lúc khám sàng lọc, mẹ hãy trình bày đầy đủ các thông tin về sức khỏe của con cho bác sĩ được rõ, để có chỉ định phù hợp nhất.

Sau khi chủng ngừa

  • Mẹ nên ở lại cùng con ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
  • Không chườm nóng hoặc đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng. Chỉ được phép chườm mát ở vùng da quanh vị trí chủng ngừa.
  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con thông qua việc ăn, uống, bú sữa.
  • Ưu tiên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • Có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt thông thường, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.
  • Bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như sốt trên 39 độ C, chỗ tiêm sưng đỏ lâu khỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều, khó thở, tím tái, chân tay lạnh, co giật,…

Thắc mắc trẻ đang ốm có nên tiêm phòng không đã được giải đáp xong. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh kiến thức hữu ích. Giúp quá trình chủng ngừa của con yêu thêm an toàn, hiệu quả và thuận lợi. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
[Giải Đáp] Trẻ Đang Uống Siro Ho Có Tiêm Phòng Được Không?
Bài viết tiếp theo
[Hỏi Đáp] Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Tiêm Phòng Được Không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1