Để tìm hiểu chi tiết hơn về thắc mắc đau dạ dày có uống được xạ đen không. Chúng ta hãy cùng khám phá xem công dụng của xạ đen khi chữa viêm loét dạ dày như thế nào nhé.
Sắc xạ đen cùng 1,5 lít nước, tiến hành đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 lít thì chắc nước ra uống hết trong ngày.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng xạ đen chữa đau dạ dày
Đa khoa Phương Nam đã giải đáp câu hỏi đau dạ dày có uống được xạ đen không. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu về một vài tác dụng phụ thường xuất hiện khi dùng xạ đen chữa bệnh đau dạ dày nhé. Khi lạm dụng, sử dụng nước xạ đen sai cách, bạn có thể gặp những phản ứng phụ dưới đây:
Dễ gây ra triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu,… vì sử dụng quá liều xạ đen.
Đi ngoài liên tục, đầy hơi, chướng bụng, nôn ói, buồn nôn,… thường là do dùng nước xạ đen để qua đêm. Vì thế, khi dùng thuốc Đông y, chúng ta thường được khuyến cáo chỉ nên sắc 1 thang và sử dụng hết trong ngày.
Xạ đen sở hữu một số hoạt chất giúp xoa dịu thần kinh, an thần nên có thể gây ra tình trạng ngủ gà, buồn ngủ thường xuyên. Do đó nếu uống xạ đen vào ban ngày bạn nên làm loãng thuốc.
Chữa bệnh dạ dày bằng cây xạ đen cần lưu ý những gì?
Để xạ đen phát huy tốt công dụng chữa bệnh dạ dày, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi sử dụng:
Chữa bệnh dạ dày bằng xạ đen là phương pháp sử dụng thảo dược. Do đó đòi hỏi bạn phải kiên trì mới nhận được hiệu quả. Bạn không thể nhận thấy cơ thể đang thay đổi tích cực chỉ sau một vài ngày uống. Bệnh nhân cần uống nước xạ đen ít nhất 2 tuần mới có thể thấy triệu chứng thuyên giảm.
Xạ đen là dược phẩm lành tính, không chứa thành phần gây hại. Thế nhưng bạn vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ trong thời gian đầu dùng thuốc vì cơ thể vẫn chưa thích nghi kịp, ví dụ như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, đi ngoài, đầy hơi,…
Xạ đen có công dụng tốt với dạ dày và gan nhưng lại không hữu ích với người mắc bệnh thận. Nếu bạn đang bị bệnh thận thì không nên dùng xạ đen để chữa đau dạ dày.