Dấu Hiệu Thai Quay Đầu Mẹ Bầu Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Dấu Hiệu Thai Quay Đầu Mẹ Bầu Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 14, 2021

Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi tư thế, quay đầu hướng xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Vậy làm sao để nhận biết là em bé đang thay đổi tư thế hay dấu hiệu thai quay đầu như thế nào? Nếu trường hợp thai không quay đầu thì phải làm thế nào? Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu giải đáp một cách chi tiết những băn khoăn trên, hãy cùng Phương Nam tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về ngôi thai

Trước khi đi sâu vào các dấu hiệu thai quay đầu, chúng ta cùng tìm hiểu qua về ngôi thai để biết vì sao thai nhi cần quay đầu khi chuẩn bị chào đời nhé!

Dấu hiệu thai quay đầu
Ngôi thai được hiểu là tư thế của thai nhi ở trong bụng mẹ.

1. Ngôi thai là gì?

Ngôi thai được hiểu là tư thế của thai nhi ở trong bụng mẹ. Thông thường, vào những tháng đầu của thai kỳ, trẻ sẽ thay đổi rất nhiều tư thế nằm vì lúc này tử cung còn rộng, kích thước thai còn nhỏ, nên việc “xoay đi xoay lại” trong bụng mẹ rất dễ dàng. Nhưng vào những tháng cuối của thai kỳ, ngôi thai sẽ bắt đầu cố định và điều chỉnh để thuận lợi cho việc chào đời.

2. Có những ngôi thai nào?

Thai nhi ở trong bụng mẹ thường sẽ nằm ở những tư thế khác nhau, nhưng có 3 ngôi thai chính, bao gồm:

  • Ngôi thai ngang: Ngôi thai này, trẻ nằm ngang ở trong tử cung, ngôi thai này rất nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ bầu nên cần tìm cách điều chỉnh phù hợp.
  • Ngôi mông: Ngôi thai này còn gọi là ngôi thai ngược, vì lúc này, phần đầu của thai nhi sẽ hướng lên trên bụng mẹ, còn phần mông thì hướng về khung xương chậu. Tư thế này khiến mẹ bầu không thể sinh thường vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Ngôi đầu: Đây là ngôi thai thuận và là ngôi thai phổ biến nhất. Khi nằm ở tư thế này, phần đầu của thai sẽ hướng về khung xương chậu, còn phần mông sẽ hướng về phía bụng mẹ. Ngôi thai này sẽ thuận lợi cho mẹ sinh thường.

3. Ngôi thai thuận là gì?

Thực tế thì ngay từ phần trên, chúng tôi đã giải thích về ngôi thai thuận cho mẹ bầu. Tuy nhiên, để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn, ở phần này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về ngôi thai này.

Dấu hiệu thai quay đầu -1
Ngôi thai thuận là phần đầu thai nhi hướng xuống phía dưới âm đạo, phần mông quay về phía bụng mẹ.

Ngôi thai thuận hay còn gọi là ngôi thai đầu, tức là tư thế lúc này của trẻ sẽ là phần đầu hướng xuống phía dưới âm đạo, phần mông quay về phía bụng mẹ. Hướng nám của trẻ song song với phần xương cột sống của mẹ bầu. Vào những tháng cuối của thai kỳ, trẻ sẽ dần đổi tư thế và cố định ở ngôi thai này để chuẩn bị cho quá trình chào đời.

Ngôi thai này giúp mẹ bầu dễ dàng sinh con hơn, bởi tư thế này giúp trẻ thuận lợi trượt ra ngoài khi buồng tử cung của mẹ mở lớn trong quá trình mẹ chuyển dạ.

Những dấu hiệu thai quay đầu

Thai nhi quay đầu là dấu hiệu của việc thai nhi đã sẵn sàng cho việc chào đời. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Dấu hiệu thai quay đầu -2
Thai nhi bắt đầu quay đầu và cố định vị trí vào tuần thứ 30 của thai kỳ.

1. Khi nào thai nhi quay đầu?

Thông thường thì bước vào tuần thứ 24, thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi tư thế liên tục. Tuy nhiên, thai nhi chỉ dần ổn định tư thế trong tử cung từ tuần thứ 30 và cố định vào tuần thứ 34 – 36 của thai kỳ.

Tuy nhiên, thời gian thay đổi tư thế hay quay đầu của mỗi thai nhi sẽ không giống nhau. Một số thai nhi quay đầu rất sớm, tuy nhiên, một số khác chỉ quay đầu khi cận kề ngày sinh. Đặc biệt, có trường hợp thai nhi không quay đầu trong suốt thai kỳ.

Theo các chuyên gia y tế thì chỉ có khoảng 3% thai nhi nằm sai tư thế và không quay đầu đúng khi chuẩn bị sinh. Trường hợp này, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn, hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

2. Dấu hiệu thai quay đầu

Để nhận biết xem thai của bạn đã đổi tư thế, chuẩn bị chào đời hay chưa, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu thai quay đầu dưới đây.

Nhận biết dấu hiệu thai quay đầu thông qua cử động của thai

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu thai quay đầu bằng cách xem vị trí máy thai, cử động của thai. Nếu bé yêu đạp ở phần bụng dưới thì chứng tỏ thai chưa quay đầu, còn nếu bé đạp ở phần bụng trên thì có nghĩa, thai đã quay đầu về đúng vị trí.

Nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu bằng cách sờ tay vào bụng

Để nhận biết xem thai nhi đã quay đầu hay chưa, mẹ có thể dùng tay sờ vào phần bụng để kiểm tra. Cụ thể, mẹ bầu hãy nhờ bố tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt 2 tay vào phần đáy của tử cung rồi đẩy nhẹ phần bụng dưới của mẹ, nếu nhận thấy vùng chạm vào cứng, thì rất có thể trẻ đã xoay đầu.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn hãy lấy 2 tay đặt vào 2 bên vùng bụng, sau đó, để nguyên 1 tay, tay còn lại xoa và sờ nhẹ vùng bụng trên, kiểm tra xem vùng lưng của trẻ có hướng về phần bụng mẹ hãy không?
  • Bước 3: Tiếp theo, hãy đặt 1 tay ở gần phần xương chậu, xoa nắn nhẹ nhàng, để kiểm tra tư thế nằm của thai nhi đã chuẩn chưa.

Nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu bằng phương pháp siêu âm

Hiện nay, cách tốt nhất để kiểm tra xem thai nhi đã quay đầu hay chưa là tiến hành siêu âm. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ bầu sẽ biết được thai nhi đã quay đầu về đúng vị trí hay chưa?

Thường thì kể từ tuần thứ 30 trở đi, phương pháp siêu âm sẽ giúp xác định ngôi thai một cách chính xác. Do đó, mẹ bầu nên đi siêu âm thai theo đúng định kỳ để trường hợp ngôi thai không thuận, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn cách đổi ngôi thai an toàn cho mẹ bầu.

Trường hợp thai nhi không quay đầu phải làm sao?

Trên thực tế thì không phải thai nhi nào cũng sẽ quay đầu để chuẩn bị chào đời. Một số trường hợp, thai nhi sẽ chỉ nằm ở 1 tư thế cố định mà không quay đầu dù mẹ đã chuẩn bị “vượt cạn”.  Hơn nữa, sẽ có thai nhi quay đầu nhưng nằm sai tư thế, khiến mẹ bầu không thể sinh thường được.

Tuy nhiên, trường hợp thai nhi không quay đầu nếu phát hiện sớm, bác sĩ có thể tiến hành can thiệp bằng phương pháp khoa học, hướng dẫn mẹ bầu các bài tập giúp thai nhi thuận lợi quay đầu. Còn trường hợp phát hiện ngôi thai không thuận muộn hoặc không thể can thiệp, bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Các phương pháp giúp thai nhi quay đầu

Dấu hiệu thai quay đầu -5
Mẹ hãy nằm nghiêng về bên trái khi ngủ để hỗ trợ thai nhi quay đầu dễ hơn.

Mặc dù việc thai nhi quay đầu là tuân theo tự nhiên, tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể can thiệp, áp dụng các phương pháp dưới đây để giúp thai nhi quay đầu theo đúng vị trí, để việc sinh con diễn ra thuận lợi hơn.

  • Điều chỉnh tư thế ngồi: Mẹ hãy chú ý tư thế ngồi của bản thân. Tốt nhất hãy ngồi sao cho đầu gối thấp hơn phần hông, đầu gối hướng về phía dưới. Nếu cảm thấy khó, mẹ có thể sử dụng tấm lót để nâng cao phần mông lên. Mẹ cũng không nên ngồi quá nhiều trong thai kỳ mà nên đi lại ít nhất 30 phút mỗi ngày để thuận lợi sinh con.
  • Điều chỉnh tư thế nằm: Tư thế nằm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu. Do vậy, mẹ bầu hãy điều chỉnh tư thế nằm của mình. Tốt nhất, hãy nằm nghiêng về phía bên trái để tăng tuần hoàn máu cũng như tạo không gian cho thai nhi thuận lợi đổi tư thế.
  • Tập bơi: Tập bơi là một trong những phương pháp giúp thai nhi quay đầu hiệu quả nhất. Bởi nó có khả năng tăng sự dẻo dai cho cơ thể, giúp tử cung giãn nở tốt, để thai nhi dễ dàng đổi ngôi và mẹ bầu thì thuận lợi sinh thường.
  • Tập thể dục: Thực tế thì dù thai nhi ở ngôi thuận hay ngôi không thuận, mẹ bầu cũng cần tập thể dục thường xuyên. Bởi việc tập thể dục chính là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, giãn nở tử cung, tạo không gian cho thai đổi ngôi nhanh chóng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ bầu cần tập thể dục tối thiểu 30 – 60 phút mỗi ngày.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về dấu hiệu thai quay đầu sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được hỗ trợ tận tình hơn. 

5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ