Đi Lại Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Đi Lại Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Vì Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 6 28, 2021

Vận động, di chuyển trong thai kỳ luôn được khuyến khích, tuy nhiên nếu không biết cách thực hiện sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cần làm gì để hạn chế nguy hiểm xảy ra cho mẹ và bé? Theo dõi ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ rõ!

Đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

di-lai-nhieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-1
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu không nên đi bộ xa

Mẹ bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như hình thức đi lại, tình trạng sức khỏe và thời gian mang thai. Theo lời khuyên của bác sĩ, thời gian an toàn nhất để mẹ bầu đi lại (du lịch, máy bay, tàu,…) là giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai (tức tuần 13 đến hết tuần 17). Tuy nhiên, chị em không nên đi quá nhiều, chỉ nên thực hiện ở mức độ vừa phải. Ba tháng cuối và ba tháng đầu đối với mẹ bầu là thời gian nhạy cảm, nên cần lưu ý:

Trong 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa bám chặt vào tử cung người mẹ vì mới hình thành. So với các giai đoạn khác, thời điểm này có nguy cơ sảy thai cao hơn. Do đó, mẹ bầu tránh vận động quá sức như ngồi lâu trên các phương tiện giao thông (tàu, xe) hay đi bộ xa.

Trong 3 tháng cuối, thói quen đi bộ nhiều sẽ hữu ích cho quá trình sinh nở, hỗ trợ lâm bồn dễ dàng hơn và tăng sức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc mẹ bầu di chuyển qua lại khó khăn, cơ thể nặng nề nhất. Vì thế, bạn nên đi lại ở mức vừa phải, vận động phù hợp, tránh để cơ thể quá mệt.

Vậy đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Quá trình vận động của mẹ bầu sẽ hữu ích cho thai kỳ nếu thực hiện đúng cách và vào thời điểm phù hợp. Ngược lại, nếu bạn không chú ý sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Những trường hợp mẹ bầu đi lại nhiều cần lưu ý

di-lai-nhieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-2
Mẹ bầu dưới 32 tuần được đi máy bay như người bình thường

Tìm ra đáp án cho thắc mắc đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không vẫn chưa đủ. Mẹ bầu phải lưu ý thêm cách thức đi lại sao cho an toàn trong các trường hợp phổ biến dưới đây:

Di chuyển bằng máy bay

  • Chị em đang mang thai dưới 32 tuần được phép đi máy bay và di chuyển như những hành khách khác.
  • Từ tuần 32 – 36 của thai kỳ, mẹ bầu cần xuất trình giấy xác nhận sức khỏe, nếu đạt yêu cầu thì mới được phép di chuyển bằng phương tiện này.
  • Trường hợp chị em vừa mới sinh xong 7 ngày hoặc dự kiến lâm bồn trong 7 ngày tới thì không được phép đi máy bay, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết khi đi máy bay. Chị em thỉnh thoảng hãy đi lại trong khoang, vận động chân tại chỗ ngồi, tránh mặc quần áo bó sát và bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Đi bộ

Vận động thường xuyên bằng cách đi bộ giúp mẹ bầu loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng, ngủ ngon và tuần hoàn máu tốt hơn. Đồng thời, đi bộ cũng hỗ trợ thai phụ giảm mỡ, đốt cháy Calo, duy trì cân nặng cho bản thân và con yêu. Thế nhưng, đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Như thông tin Đa khoa Phương Nam cung cấp ở phần trên, mẹ bầu cần biết cách đi sao cho phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn.

Chị em nên hình thành thói quen đi bộ từ tháng đầu tiên của thai kỳ. Thời gian phù hợp nhất để đi bộ là chiều muộn hoặc sáng sớm, khoảng 3 lần/tuần, mỗi ngày từ 15 – 20 phút. Mẹ bầu có thể nâng mức độ lên 30 phút và duy trì hàng ngày khi đã quen với cường độ ban đầu. Hãy thực hiện cả trước và sau khi sinh, ít nhất 2,5 tiếng/tuần.

Ngoài ra, sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc đi bộ. Bạn nên đi bộ chậm rãi, giữ tâm thế thoải mái, chọn không gian trong lành, thoáng mát. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định luyện tập đi bộ nếu có tiền sử về bệnh huyết áp, tim mạch, phổi hoặc đối mặt với nguy cơ sinh non.

Di chuyển bằng ô tô

Mẹ bầu cần thắt dây an toàn, tránh gập người về phía trước và ngồi xa tay lái khi đi lại bằng xe ô tô, nhất là vào thời điểm xe đông, ngày lễ lớn. Những lưu ý này sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bụng bị va đập mạnh trong quá trình lưu thông.

Trường hợp mẹ bầu không nên đi lại nhiều

Đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Việc đi lại trong những trường hợp dưới đây sẽ tiềm ẩn rủi ro cho con yêu trong bụng, mẹ cần lưu ý hạn chế, cụ thể gồm có:

  • Mẹ bầu đang gặp vấn đề về cổ tử cung.
  • Thai phụ đã mang bầu nhiều lần.
  • Chị em bị tiểu đường trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu có tiền sử bị sản giật, huyết áp cao.
  • Thai nhi đối mặt với những biến chứng bất thường.
  • Chị em từng mang thai ngoài tử cung.
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi di chuyển đường dài hoặc phải hạn chế đi lại nếu bản thân nằm trong những trường hợp kể trên. Để tránh gây nguy hiểm cho chính mình và thai nhi, mẹ bầu không nên đi du lịch xa hoặc đi bộ với tần suất cao.

Những bài tập thể dục mẹ có thể thực hiện trong thai kỳ

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, Đa khoa Phương Nam cũng muốn chia sẻ những bài tập thể dục mẹ bầu nên cân nhắc thực hiện, cụ thể như sau:

di-lai-nhieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-6
Mẹ bầu nên giữ tinh thần lạc quan khi tập thể dục
  • Bơi lội: Môn thể thao này giúp cải thiện hệ tuần hoàn, gia tăng sức khỏe tim mạch. Các động tác nhẹ nhàng sẽ làm cơ thêm săn chắc, tác động lên toàn bộ cơ bắp và nâng cao sức chịu đựng.
  • Yoga tiền sản: Yoga tiền sản được thiết kế phù hợp với thể trạng của mẹ bầu. Hỗ trợ quá trình hít thở thêm dễ dàng, tăng sự dẻo dai,…

Song song đó, mẹ bầu nên lưu ý thêm một số vấn đề sau khi tập thể dục:

  • Tập thể dục với tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Khởi động trước khi tập và thư giãn nhẹ nhàng sau vận động.
  • Khi bạn cảm thấy mệt hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
  • Mẹ bầu chỉ nên tập nhẹ nhàng, vừa sức vì thời điểm này không phải là lúc phù hợp để vận động mạnh.
  • Không nên thực hiện bài tập dễ té ngã, nhiều va chạm, đòi hỏi thể lực cao, vì rất nguy hiểm cho cả bé và mẹ.
  • Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ và thời điểm tập luyện phù hợp.

Tóm lại, đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không sẽ phụ thuộc vào cách thức thực hiện, tình hình sức khỏe cũng như thời điểm mang bầu. Thai phụ nên có sự cân nhắc, thận trọng để hạn chế rủi ro cho bản thân và con yêu trong bụng. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ