Điều Trị Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Như Thế Nào?

Trang chủ > Nhi khoa > Điều Trị Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 10, 2020

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em là vấn đề không được phép chủ quan, lơ là. Vì đây là căn bệnh tiêu chảy cấp tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho phụ huynh về vấn đề điều trị tiêu chảy cho trẻ từ các bác sĩ chuyên khoa Đa khoa Phương Nam.

Tiêu chảy cấp ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ

Tiêu chảy cấp ở trẻ nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hai mức độ nguy hiểm nhất có thể gặp khi trẻ bị tiêu chảy cấp, gồm:

Mất nước, mất điện giải

Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy cấp và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các trường hợp trẻ bị tiêu chảy.

dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-nhu-the-nao
Mất nước là hiện tượng nguy hiểm nhất khi trẻ tiêu chảy

Để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng xảy ra với trẻ, bố mẹ nên lưu ý quan sát tình trạng mất nước ở trẻ dựa vào các dấu hiệu mất nước sau:

Mất nước mức độ vừa

  • Trẻ kích thích vật vã
  • Mắt trũng
  • Háo nước, khát nước
  • Nếp véo dưới da đàn hồi chậm

Mất nước nặng

  • Trẻ lì bì khó đánh thức
  • Mắt trũng sâu
  • Không uống được nước hoặc uống kém
  • Nếp véo dưới da đàn hồi rất kém

Suy dinh dưỡng

Tình trạng điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em không tiến triển, kéo dài sẽ làm tổn thương đến niêm mạc ruột, gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém gây thiếu chất trầm trong dẫn đến hệ quả suy dinh dưỡng sau bệnh.

Ngoài tình trạng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, suy kiệt cơ thể dẫn đến chán ăn và làm trầm trọng thêm tình trạng suy dưỡng ở trẻ.

dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-nhu-the-nao
Trẻ bị suy dinh dưỡng sau bệnh là điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào hiệu quả?

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được điều trị sớm tại nhà. Vậy làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? Theo các bác sĩ nhi khoa, điều quan trọng nhất là bù đủ lượng nước, chất điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.

Bù nước và chất điện giải

Mất nước mức độ nhẹ

  • Hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Bổ sung chất điện giải bằng Oresol (ORS) dựa theo cân nặng hay độ tuổi, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch được chế biến bằng thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, cà rốt + muối…

Mất nước mức độ vừa

Lúc này điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em cần được thực hiện ở cơ sở y tế và cách hỗ trợ điều trị vẫn cho dùng ORS. Số lượng dịch cần cho mối lần uống là:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
  • Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml
  • Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

Cách cho trẻ uống

  • Bố mẹ nên cho trẻ uống theo từng ngụm nhỏ bằng cốc.
  • Trường hợp trẻ bị nôn ra ngoài, mẹ nên cố gắng canh 10 phút cho trẻ uống lại một lần, uống chậm hơn và từng thìa cách nhau 2 – 3 phút.
  • Sau khoảng 2 tiếng bố mẹ nên đánh giá lại tình trạng mất nước ở trẻ. Nếu trẻ rơi vào trường hợp mất nước nặng thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện để bác sĩ xử lý kịp thời.
dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-nhu-the-nao
Bổ sung đủ nước là điều cần thiết nhất đối với trẻ tiêu chảy cấp

Các dung dịch dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Để hỗ trợ chữa tiêu chảy cấp ở trẻ hiệu quả bố mẹ cần nên có kiến thức về loại dung dịch nào có thể chữa tốt cho con mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể:

  • Dung dịch Oresol hoặc Hydrit.
  • Nước cháo muối: Mẹ nấu 1 nhúm gạo nhỏ với nhiều nước, đun nhừ, lọc rây lấy nước cho con uống.
  • Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng (50g) cho 1 thìa cà phê muối và 1,5 lít nước nấu nhừ, lọc sạch bã và đem cho trẻ uống dần.
  • Mẹ cũng có thể cho trẻ dùng 5 quả chuối hoặc trái hồng xiêm đem xay nhuyễn hòa với 1 lít nước sôi để nguội cùng với thì cà phê muối cho trẻ dùng dần.

Trường hợp trẻ mất nước nặng, trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uống nước bị nôn, đi tiểu ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ truyền dịch bù nước, chất điện giải lịp thời.

Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm.

Tuyệt đối không cho trẻ dùng các thuốc cầm tiêu, chống nôn gây chướng bụng và kháng sinh, chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu.

*** LƯU Ý: Tất cả những gì dùng cho trẻ mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng

Các cách chăm sóc trẻ khi đang tiêu chảy cấp

Ngoài việc làm sao hỗ trợ chữa tiêu chảy cấp ở trẻ hiệu quả thì việc chăm sóc trẻ trong quá trình bệnh và sau bệnh cũng cần được quan tâm đúng cách. Mẹ có thể tham khảo các ý sau:

dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-nhu-the-nao
Tăng cường cho trẻ bú nhiều và lâu hơn
  • Cho trẻ ăn sớm khẩu phần ăn hàng ngày 4 – 6 giờ sau bù nước và điện giải với lượng tăng dần.
  • Nếu trẻ bú mẹ: Tiếp tục cho bú và tăng cường cho trẻ bú nhiều lần hơn và lâu hơn.
  • Nếu trẻ không bú sữa mẹ: Cho trẻ loại sữa mà trẻ ăn trước đó, không pha loãng sữa mà vẫn giữ đúng liều lượng được hướng dẫn.
  • Không sử dụng sữa không có lactose thường quy trong dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy cấp.
  • Tránh thức ăn có năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều carbonhydrate.
  • Sau khi khỏi tiêu chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2- 4 tuần.

Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để hồi phục sức khỏe?

Để rút ngắn thời gian trẻ bị tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong do bệnh. Ngoài việc bù nước, bù chất điện giải bằng đường uống thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ đóng vai trò quan trọng. Vậy bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Bố mẹ không nên quá lo lắng, suy nghĩ cho trẻ bị tiêu chảy cấp ăn gì khi con đang bệnh. Để đảm bảo thực hiện đúng, mẹ nên tham khảo thông tin từ các nguồn uy tín hoặc tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa nhi để có thêm thông tin chăm sóc trẻ.

Thực phẩm trẻ có thể ăn khi tiêu chảy

Dưới đây là một số loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho con bố mẹ có thể áp dụng:

– Chuối: Là loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và làm dịu bao tử trẻ. Ngoài ra, chuối còn có hàm lượng Kali cao có thể giúp cơ thể bổ sung chất điện giải trong cơ thể trẻ khi cần thiết.

tre-bi-tieu-chay-cap-nen-an-gi-de-nhanh-chong-hoi-phuc-suc-khoe
Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì? – Chuối và táo có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng tiêu chảy cấp

– Táo: Hàm lượng chất xơ có trong táo là chất xơ hòa tan (pectin) rất dễ tiêu hóa. Mặc khác, lượng đường trong táo là đường tự nhiên nên sẽ bổ sung trực tiếp năng lượng cho trẻ. dùng 2 – 3 quả táo vừa mỗi ngày có thể giúp trẻ giảm được tình trạng tiêu chảy.

– Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo trắng có hàm lượng chất xơ rất ít vì vậy sẽ không làm hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động nhiều. Khi trẻ đi tiêu nhiều có thể cho trẻ ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Bánh mì: Mẹ có thể cho trẻ ăn bánh mì nướng vì nó có thể ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột có trong bánh mì nướng có thể bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể và đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

– Sữa chua: Là loại thực phẩm không thể bỏ qua khi bổ sung cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp. Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn Probiotic nên sẽ giúp dạ dày trẻ dễ chịu hơn và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng sữa chua cho con mẹ cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì
Sữa chua có thể giúp trẻ khắc phục tình trạng tiêu chảy cấp hiệu quả.

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì thì việc bổ sung nước là điều thiết yếu. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ không tránh khỏi tình trạng mất nước, nếu mất nước kéo dài sẽ khiến cho có thể mệt mỏi và suy kiệt.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn

Tùy theo độ tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi tiêu chảy mà mẹ nên điều chỉnh hợp lý khi cho trẻ ăn.

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ, tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ dùng sữa công thức thì mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường và chia nhỏ cữ cho con.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, thì mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thực phẩm gaifu chất dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, sữa… và có thể cho thêm ít dầu để tăng năng lượng khẩu phần ăn. Thức ăn của trẻ cần ninh nhừ, nấu kỹ, nấu loãng… và cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả như: chuối, đu đủ, hồng xiêm…
tre-bi-tieu-chay-cap-nen-an-gi-de-nhanh-chong-hoi-phuc-suc-khoe
Trẻ cần tăng cường bú mẹ nhiều và lâu hơn để giảm thiểu tình trạng tiêu chảy cấp.

Những thực phẩm kiêng ăn khi trẻ bị tiêu chảy

Ngoài việc tham khảo bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì thì mẹ cũng cần biết trẻ nên kiêng ăn gì để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Các thực phẩm không nên dùng cho trẻ:

 Tránh cho trẻ dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn chứa đường vì những thức uống, ăn này có thể làm trẻ tiêu chảy nặng hơn do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

 Tránh các lọai thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như: Các loại rau thô (măng, cần tây), các loại tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) sẽ gây khó tiêu và dạ dày làm việc lâu hơn.

 Ngoài ra, các thức ăn chế biến sẵn: Giò, chả, xúc xích, pate… và những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng.

 Sau khi trẻ khỏi tiêu chảy, mẹ cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa phụ trong 2 tuần liên tiếp để giúp cho trẻ nhanh hồi phục và không bị suy dinh dưỡng.

Những thực phẩm kiêng ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Hãy cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng sau khi hết tiêu chảy.

Trên đây là những vấn đề làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mẹ nên làm thế nào. Trong quá trình hỗ trợ điều trị và theo dõi bệnh tại nhà nếu có bất cứ hiện tượng khác thường nào cần tham khảo ý kiến chuyên khoa hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện với chương trình tiêm chủng Vaccin để hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 633698 để được tư vấn cụ thể.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp - Bệnh Lý Gây Tử Vong Cao
Bài viết tiếp theo
Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em - Mối Nguy Hiểm Tiềm Ẩn

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1