4 Bước Điều Trị Vết Thương Lở Loét Bạn Nhất Định Phải Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > 4 Bước Điều Trị Vết Thương Lở Loét Bạn Nhất Định Phải Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 25, 2022

Lở loét da là tình trạng thường gặp ở người bệnh phải nằm, tì đè lâu ngày tại một vị trí. Nó sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vết loét có thể bị bội nhiễm nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, bạn cần biết cách điều trị vết thương lở loét sao cho hiệu quả, an toàn. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân khiến da bị lở loét

Để biết 4 bước điều trị vết thương lở loét, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này trước. Vết loét có thể hình thành từ nhiều yếu tố. Một tổn thương nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng, lở loét, gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn. Những nguyên nhân gây lở loét phải kể đến gồm có:

  • Áp lực tì đè quá lâu do phải nằm nhiều ngày, hôn mê sau phẫu thuật, chấn thương,…
  • Cung cấp thiếu dưỡng chất khiến các lớp mỡ, cơ dưới da mỏng đi. Lúc này da sẽ dễ bị loét.
  • Mắc phải các bệnh lý mạn tính, điển hình là đái tháo đường.
  • Lười tập thể dục, vận động.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ, vi khuẩn có hại vẫn chưa được loại bỏ hết.
  • Độ ẩm của da cao tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển.

Bên cạnh đó, vết loét nhỏ có thể trở nặng nếu:

  • Chăm sóc vết loét chưa đúng cách: Rắc thuốc kháng sinh, dùng các sản phẩm sát khuẩn gây ra tình trạng kích ứng, kéo dài thời gian hồi phục.
  • Môi trường sống không khô thoáng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Điều này làm ổ loét bị bội nhiễm nhiều hơn.
dieu-tri-vet-thuong-lo-loet-1
Một tổn thương nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng, lở loét

 

Nguyên tắc chăm sóc vết lở loét da

Dưới đây là các nguyên tắc chăm sóc vết lở loét da, bạn hãy tham khảo nhé:

 Giảm áp lực tì đè tại vết loét

  • Thay đổi tư thế 2 giờ/lần với bệnh nhân nằm lâu.
  • Đặt người bệnh nằm kê cao đầu khoảng 30 độ.
  • Dùng ghế đẩy, giường trợ giúp đặc biệt để duy trì áp lực tì đè < 32 mmHg.

 Nâng đỡ thể trạng

  • Cho người bệnh tập luyện, vận động nhẹ nhàng.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ Vitamin, Protein, khoáng chất,…
  • Tăng cường lưu thông máu đến vùng da bị tì đè: Xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho người bệnh.

 Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc chăm sóc và điều trị vết thương lở loét. Dung dịch kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật ở ổ loét. Khi được giữ vệ sinh sạch sẽ, không bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, vết loét sẽ giảm chảy mủ và dần co lại. Để phát huy tối ưu hiệu quả, dung dịch kháng khuẩn phải đạt được các tiêu chí nhất định:

  • Có khả năng kháng khuẩn mạnh.
  • An toàn cho da, không gây xót, kích ứng.
  • Không làm mô hạt bị tổn thương, cản trở quá trình hồi phục tự nhiên.

 Điều trị nâng cao 

Song song với việc vệ sinh vết thương, chúng ta cần áp dụng thêm một số phác đồ điều trị khác trong trường hợp vết loét diễn biến nặng:

  • Các loại thuốc chống viêm như nhóm Steroid, NSAID,…
  • Các loại thuốc kháng sinh đường bôi hoặc uống như Sulfadiazine,…
  • Nếu việc dùng thuốc không phát huy hiệu quả cần can thiệp ngoại khoa như phá bỏ đường hầm, cắt lọc vết loét,…
dieu-tri-vet-thuong-lo-loet-2
Chăm sóc vết lở loét da cần dựa vào một số nguyên tắc

4 bước điều trị vết thương lở loét tại nhà

Dưới đây là 4 bước điều trị vết thương lở loét: 

 Bước 1: Làm sạch sơ bộ vết loét

Ban đầu, vết loét sẽ tồn tại nhiều da chết, bụi bẩn và dịch rỉ viêm. Lúc này bạn cần làm sạch sơ bộ trước khi dùng dung dịch sát khuẩn. Với vết loét nhẹ, bạn có thể tự làm sạch sơ bộ tại nhà bằng cách:

  • Sử dụng nhíp (đã hơ qua lửa để nguội) gắp bỏ những mảnh da chết và dị vật ra khỏi vết loét. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa, lau vết thương.

Lưu ý: Với vết loét nặng, có mùi hôi và xuất hiện dấu hiệu hoại tử, người bệnh tuyệt đối không được tự ý thực hiện phương pháp trên. Bạn hãy đến cơ sở y tế để được xử lý vết loét, tránh tình trạng nhiễm khuẩn. 

 Bước 2: Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng

Bước điều trị vết thương lở loét này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vết loét chỉ nhanh lành nếu nó không bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn chung nếu sát khuẩn không đúng cách, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng máu,… 

Để đảm bảo vết loét luôn sạch khuẩn, bạn nên vệ sinh nhiều lần mỗi ngày. Một số dung dịch sát khuẩn được đánh giá cao phải kể đến là Chlorhexidine, Povidon Iod,… Dưới đây là cách dùng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét:

  • Thấm dung dịch ra gạc/bông để vệ sinh vết loét từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Lau dung dịch lên vết loét tối thiểu 30 giây. Bạn không cần dùng nước rửa lại.

 Bước 3: Dưỡng ẩm vết loét

Dưỡng ẩm sẽ giúp vết thương nhanh chóng lành hơn. Một số sản phẩm dưỡng ẩm còn có công dụng sát khuẩn. Nhờ đó, hiệu quả của việc sát khuẩn được kéo dài. Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng sản phẩm dưỡng ẩm khi vết loét không còn dịch rỉ viêm, hoàn toàn khô se. Những vết loét nặng sẽ khô se từ bên ngoài vào trong. Do đó bệnh nhân hãy chú ý theo dõi để thoa kem vào đúng vị trí đã khô hẳn. 

 Bước 4: Băng vết loét

Khi điều trị vết thương lở loét, bạn cần băng bó cẩn thận để:

  • Ngăn cản những yếu tố bên ngoài môi trường như vi khuẩn, bụi bẩn,…
  • Hạn chế sự cọ xát, tiếp xúc giữa vết loét với đồ đạc xung quanh.

Lưu ý: Tránh băng quá chặt sẽ gây ra cảm giác đau nhức và tạo điều kiện cho vi khuẩn kị khí phát triển. Phải thay băng gạc mới sau mỗi lần vệ sinh vết loét và cần đảm bảo vô khuẩn. 

dieu-tri-vet-thuong-lo-loet-3
Phải thay băng gạc mới sau mỗi lần vệ sinh vết loét và cần đảm bảo vô khuẩn

Những điều cần tránh khi chăm sóc vết loét tại nhà

Bên cạnh 4 bước điều trị vết thương lở loét tại nhà, bạn nên tránh làm những điều dưới đây:

  • Bạn không nên vệ sinh vết loét bằng phương pháp dân gian chưa được khoa học chứng minh về độ an toàn. Nếu áp dụng có thể khiến vết loét diễn biến nghiêm trọng hơn.
  • Một số sản phẩm kháng khuẩn như Betadine, cồn y tế, Oxy già,… có hiệu lực thấp, tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng, khiến tế bào hạt bị tổn thương, vết loét lâu lành. Do đó, bạn không nên áp dụng với những vết loét nặng. 
  • Tránh tự ý rắc thuốc kháng sinh lên vết thương. Vì hành động này không đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Nó có thể khiến vết loét nặng hơn, gia tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc. 

Phòng tránh vết thương lở loét 

Để tránh gặp tình trạng vết thương lở loét, bạn hãy:

  • Giúp người bệnh vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là những vùng có nguy cơ lở loét cao như bẹn, nếp lằn mông,… Cần chú ý hơn nếu bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ để tiến hành vệ sinh kịp thời. 
  • Loại bỏ áp lực tì đè trong khoảng thời gian dài. Thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm cho người bệnh tối thiểu 2 – 3 giờ/lần. Bạn có thể cho người bệnh dùng đệm hỗ trợ giảm áp lực. Nên ưu tiên sử dụng quần áo làm bằng vải trơn, mềm.
  • Để gia tăng lưu thông mạch máu, bạn nên cho bệnh nhân vận động tùy mức độ.
  • Xoa bóp khoảng 3 – 4 lần/ngày, nhất là vùng có nguy cơ bị lở loét.
  • Dưỡng ẩm tốt cho vùng da bị tỳ đè.
  • Bổ sung dưỡng chất cho người bệnh qua chế độ ăn uống, nhất là đạm và Vitamin. 
dieu-tri-vet-thuong-lo-loet-4
Nên bổ sung cho người bệnh đầy đủ dưỡng chất qua chế độ ăn uống

Chúng ta vừa tìm hiểu 4 bước điều trị vết thương lở loét tại nhà và những thông tin hữu ích có liên quan khác. Bạn nên tham khảo thật kỹ trước khi áp dụng nhé. Nếu vết thương diễn biến nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ