Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cần nhận biết triệu chứng này sao cho chính xác. Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn phát triển bên trong cơ thể mẹ nhưng có dấu hiệu ra máu, đau bụng. Nếu không phát hiển và xử lý kịp thời có thể dẫn đến sảy thai thật sự.
Các biểu hiện của dọa sảy thai là:
Dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sảy thai chính là hậu quả mà dọa sảy thai gây ra, với tỷ lệ 40% các trường hợp. Nếu mẹ bầu lớn tuổi thì khả năng bị sảy thai sẽ còn cao hơn nữa. Khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi, tình trạng dọa sảy thai có thể xảy ra. Biến chứng nghiêm trọng nhất của dọa sảy thai là sảy thai. Lúc này, em bé sẽ không thể chào đời trong tình yêu thương của gia đình, bố mẹ.
Dọa sảy thai diễn ra khi bánh rau và màng ối (màng nuôi) không bám chắc vào tử cung, mà lại bị bong ra dẫn đến chảy máu. Nếu tiếp nhận điều trị thành công thì thai nhi vẫn sẽ phát triển bình thường. Ngược lại, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế kiểm tra thường xuyên nếu bánh rau bong ra nhiều hơn. Do bánh rau chính là nguồn cung cấp Oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Một khi bánh rau bong ra nhiều, thai nhi sẽ bị tác động tiêu cực, khiến thai suy dinh dưỡng hoặc bị hỏng.
Dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dọa sảy thai còn có thể dẫn đến một số biến chứng đáng tiếc khác như:
Bạn thấy đấy tình trạng dọa sảy thai sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, mẹ bầu hãy hết sức thận trọng và chú ý từng biểu hiện bất thường diễn ra trong thai kỳ của mình nhé.
Thắc mắc dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không đã được giải đáp. Vậy bản thân người mẹ sẽ phải chịu những tác động gì?
Trong quá trình bị dọa sảy thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn đau bụng râm ran hoặc đau thành từng cơn từ trung bình đến nặng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu.
Triệu chứng ra máu sẽ xảy ra khá phổ biến khi bị dọa sảy thai. Nếu kéo dài lâu và ngày càng trầm trọng sẽ khiến cơ thể mẹ vô cùng mệt mỏi vì bị mất máu. Trong khi máu chính là nguồn sống, quyết định tình hình sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng.
Trong 3 tháng đầu tiên, nếu phải đối mặt với tình trạng dọa sảy thai, mẹ bầu rất có thể bị sốt cao, dao động khoảng 38 độ trở lên. Sốt sẽ khiến thai phụ uể oải và mất năng lượng trong sinh hoạt cũng như công việc. Nếu không có biện pháp khắc phục, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Dọa sảy thai sẽ tác động đến tinh thần của mẹ bầu. Sự lo lắng, bồn chồn về sức khỏe của con sẽ khiến thai phụ dễ bị stress, mất ngủ, thậm chí trầm cảm. Thế nên, gia đình cần bên cạnh động viên để mẹ bầu bình tĩnh và suy nghĩ tích cực hơn.
Sau khi tìm hiểu dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ bầu cần biết cách xử lý phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và con yêu, cụ thể như:
Khi xuất hiện dấu hiệu dọa sảy thai mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi ngay lập tức, điển hình là nằm yên một chỗ. Vấn đề này sẽ còn phụ thuộc vào hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn đang ngồi hoặc nằm trên giường nhưng muốn đứng dậy, thai phụ nên xoay người từ từ và cử động nhẹ nhàng chứ không được thay đổi tư thế đột ngột. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Khi có dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ bầu phải tránh hoàn toàn các công việc nặng như đứng lâu, làm việc nhà nhiều hoặc bê vác vật nặng,… Vì những hành động này có thể dẫn đến sảy thai.
Mẹ bầu không nên xoa bụng. Do hành động này sẽ khiến tình trạng động thai trở nên nghiêm trọng hơn, có thể kích thích tử cung.
Kiêng chăn gối cũng như các hoạt động thân mật khác làm tử cung co bóp. Vì tất cả những hành động như vuốt ve, quan hệ,… đều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng như Canxi, Protein, Axit Folic,… thông qua các bữa ăn hàng ngày. Hạn chế dùng món nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thai phụ cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Tranh thủ đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Sản thăm khám càng sớm càng tốt.