Cách đọc kết quả khám thị lực – Để chọn kính phù hợp và bảo vệ đôi mắt

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Cách đọc kết quả khám thị lực – Để chọn kính phù hợp và bảo vệ đôi mắt

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 9 25, 2024

Kết quả khám thị lực, hay còn gọi là đơn kính thuốc là kết quả đo thị lực do khúc xạ. Thông tin trên phiếu đo mắt giúp bạn và bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng thị lực của bạn, đặc biệt là các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, lão thị và loạn thị,…

Giới thiệu về phiếu khám mắt

Đo khám mắt là bước quan trọng đầu tiên khi bạn muốn mua kính thuốc. Thông qua các phương pháp kiểm tra thị lực, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chi tiết trên phiếu khám mắt, giúp bạn nắm rõ tình trạng thị lực của mình.

Kết quả khám thị lực cho người bị cận thị, viễn thị, loạn thị
Kết quả khám thị lực cho người bị cận thị, viễn thị, loạn thị

Phiếu khám mắt cung cấp đầy đủ thông tin về thị lực của bạn, nhưng không phải ai cũng có thể đọc hiểu được thông số mang tính chuyên môn. Nhiều người thường chỉ chú ý đến độ cận thị (SPH), mà bỏ qua các thông số quan trọng như độ trụ (CYL), trục (AXIS), ADD (độ thêm), PD (khoảng cách đồng tử),… Hiểu rõ ý nghĩa của các thông số trên phiếu khám mắt giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc mắt, lựa chọn kính phù hợp, và phát hiện sớm các vấn đề về thị lực.

Phiếu khám mắt là một tài liệu ghi lại kết quả khám thị lực của bạn, gồm các thông số về tật khúc xạ, độ loạn, độ cận, độ đọc sách, độ viễn, khoảng cách đồng tử và thị lực xa. Phiếu khám mắt có thể được in trực tiếp từ máy đo mắt tự động, hoặc được trực tiếp bác sĩ viết tay, chuyên viên nhãn khoa tại những bệnh viện, phòng khám mắt.

Phiếu khám mắt có giúp bạn hiểu được tình trạng thị lực của mình, đồng thời là căn cứ để kê đơn kính thuốc hoặc đề xuất các phương pháp cải thiện thị lực phù hợp.

Cách đọc kết quả khám thị lực chính xác

Để đọc được phiếu kết quả khám thị lực ở cả hai mắt, việc hiểu rõ các từ chuyên ngành sẽ giúp bạn đọc và hiểu chính xác phiếu kiểm tra mắt của mình, từ đó có cái nhìn tổng quan về sức khỏe thị giác của bản thân. Dưới đây là những thông số cụ thể:

Ký hiệu mắt trái và mắt phải

Trong đơn kính thuốc, các bác sĩ nhãn khoa sử dụng nhiều cách khác nhau để chỉ định mắt trái và mắt phải. Một số sử dụng ký hiệu đơn giản như L (Left) cho mắt trái và R (Right) cho mắt phải. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và phòng khám lại ưa chuộng thuật ngữ La-tinh chuyên ngành. Trong trường hợp này, OS (Oculus Sinister) dùng để chỉ mắt trái, OD (Oculus Dexter) chỉ mắt phải. Khi cần đề cập đến cả hai mắt, họ sử dụng ký hiệu OU (Oculus Uterque).

Cụ thể, ký hiệu mắt trái và mắt phải:

  • Oculus: dùng để chỉ cả hai mắt.
  • Sinister: nghĩa là trái, OS hoặc L là mắt trái.
  • Dexter: nghĩa là phải, OD hoặc R là mắt phải.

Những ký hiệu thường gặp khác

SPH (Sphere) là độ cầu của mắt, phản ánh khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể.

  • Dấu trừ (-): Ví dụ: SPH – 1.00, SPH – 2.00 biểu thị mắt bị cận thị, nghĩa là thủy tinh thể khúc xạ ánh sáng mạnh, khiến hình ảnh tập trung trước võng mạc. Số càng lớn, mức độ cận thị càng nặng.
  • Dấu cộng (+): Ví dụ: SPH + 1.00, SPH + 2.00 biểu thị mắt bị viễn thị, nghĩa là thủy tinh thể khúc xạ ánh sáng yếu, khiến hình ảnh tập trung sau võng mạc. Số càng lớn, mức độ viễn thị càng nặng.

CYL (Cylinder) là độ trụ của mắt, phản ánh tình trạng loạn thị. Loạn thị xảy ra khi giác mạc của mắt không có hình dạng tròn đều, mà bị cong theo hình trụ, khiến ánh sáng bị khúc xạ theo nhiều hướng khác nhau, gây ra hiện tượng nhìn mờ, méo mó. Nếu ô CYL được bỏ trống hoặc ghi 000: có nghĩa là bạn không bị loạn thị.

  • Dấu trừ (-) trong CYL (ví dụ CYL -1.0, CYL -2.0…) cho biết bạn bị cận loạn thị.
  • Dấu cộng (+) trong CYL (ví dụ CYL +1.0, CYL +2.0…) cho biết bạn bị viễn loạn thị.
Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số trên phiếu khám mắt
Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số trên phiếu khám mắt

AXIS (AXE) là thông số bổ sung cho độ trụ (CYL) để xác định hướng của độ loạn thị. Trục loạn thị được đo từ 1 đến 180 độ. Theo đó, số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt (thẳng đứng), số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt (nằm ngang). Thông số AXIS rất quan trọng để bác sĩ và người làm kính có thể thiết kế tròng kính phù hợp với hướng của độ loạn thị, giúp bạn nhìn rõ ràng hơn.

Thông số ADD trong đơn kính thuốc liên quan đến việc điều chỉnh cho tình trạng lão thị, thường xuất hiện trong đơn kính hai tròng. Kính hai tròng được thiết kế với hai vùng quang học riêng biệt: một cho tầm nhìn gần và một cho tầm nhìn xa, cho phép người sử dụng linh hoạt điều chỉnh tầm nhìn theo từng hoàn cảnh và mục đích cụ thể.

Diopter (DIOP hay Độ) là đơn vị đo lường độ cận thị, dùng để xác định công suất quang học của mắt và kính thuốc. Số Diopters càng lớn nghĩa là mức độ cận thị hoặc viễn thị càng nặng. 

KCDT (Khoảng Cách Đồng Tử): là khoảng cách giữa tâm hai đồng tử của mắt. Thông số này cực kỳ quan trọng để cắt kính, đảm bảo tròng kính được đặt chính xác và tạo ra thị lực rõ ràng nhất. Cắt kính cần đảm bảo tâm tròng kính trùng với tâm đồng tử để tránh hiện tượng méo hình ảnh và nhìn không rõ ràng. 

Ví dụ 1: Để hiểu rõ hơn về cách đọc phiếu đo mắt, chúng ta hãy cùng đi qua một số ví dụ cụ thể:

  • OD: -2.00: Mắt phải bị cận 2 độ.
  • OS: +2.5: Mắt trái bị viễn 2.5 độ.
  • OD: -2.00 (- 1.50 x 180): Mắt phải bị cận 2 độ, loạn 1.5 độ với trục là 180 độ.
  • OS: +2.50 (+ 3.00 x 45): Mắt trái bị viễn thị 2.5 độ, loạn 3 độ với trục là 45 độ.

Ví dụ 2:

  • Mắt phải: Cận -2.00 độ, loạn -0.50 độ (trục 90 độ), tổng hợp độ cận là -2.25 độ.
  • Mắt trái: Cận -1.50 độ, loạn -0.25 độ (trục 180 độ), tổng hợp độ cận là -1.63 độ.
  • PD (Khoảng cách giữa 2 đồng tử)  62 mm.
Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số trên phiếu khám mắt
Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số trên phiếu khám mắt

Lưu ý, thông tin chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thể thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hướng dẫn đọc kết quả tật khúc xạ ở 2 loại phiếu khám

Kết quả được đo bằng các máy tự động, chẳng hạn như máy đo khúc xạ, máy đo thị lực, máy đo áp suất mắt… thường được thể hiện bằng các con số, chỉ số chính xác về tình trạng mắt của bạn. Kết quả được đo bằng và kết quả được kỹ thuật viên đánh giá sẽ bổ sung cho nhau, bác sĩ nhãn khoa có cái nhìn toàn diện về tình trạng mắt của bạn, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

Kết quả đo khúc xạ bằng máy tự động

Sau đây là chụp kết quả khám mắt như trên, bạn có thể xác định tình trạng mắt dựa vào các chỉ số dưới đây:

Cách đọc hiểu kết quả khám thị lực cho trẻ em
Cách đọc hiểu kết quả khám thị lực cho trẻ em

Mắt phải:

  • Cận thị: -3.25 độ
  • Loạn thị: -1.50 độ, trục 171 độ
  • Độ kính kiến nghị: -4.00 độ (đây là độ kính mà bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng)

Mắt trái:

  • Cận thị: -5.50 độ
  • Loạn thị: -1.00 độ, trục 176 độ
  • Độ kính kiến nghị: -6.00 độ (đây là độ kính mà bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng)

Kết luận: Bạn bị cận thị và loạn thị ở cả hai mắt. Mắt trái của bạn bị cận nặng hơn mắt phải.

Kết quả đo tật khúc xạ của kỹ thuật viên đo

Dùng dụng cụ soi bóng đồng tử để xác định tình trạng khúc xạ của mắt. Phương pháp này phù hợp với các đối tượng khó hợp tác trong quy trình khám chủ quan, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc lựa chọn phương pháp khám khúc xạ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Bác sĩ nhãn khoa sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đánh giá chính xác tình trạng khúc xạ của mắt.

Mắt phải (MP – OD):

  • Độ cầu (SPH): -3.50, có nghĩa là mắt phải bị cận 3.50 độ.
  • Độ trụ (CYL): -0.75, có nghĩa là mắt phải bị loạn thị -0.75 độ.
  • Trục loạn (AX): 175, có nghĩa là hướng của độ loạn thị là 175 độ.
  • Thị lực (VA): 9/10, có nghĩa là thị lực của mắt phải sau khi điều chỉnh (có thể bằng kính) là 9/10.

Mắt trái (MT – OS):

  • Độ cầu (SPH): -3.50, có nghĩa là mắt trái bị cận 3.50 độ.
  • Thị lực (VA): 9/10, có nghĩa là thị lực của mắt trái sau khi điều chỉnh là 9/10.

Khoảng cách làm việc (WD):

  • Thông số này rất quan trọng cho người làm việc cần nhìn gần, ví dụ như: Người sử dụng máy tính thường xuyên, Người làm nối mi, nail, phẫu thuật, linh kiện điện tử…
  • Bác sĩ sẽ dựa vào nhu cầu công việc của bạn để kê đơn kính phù hợp với khoảng cách nhìn gần.

Độ nhìn gần ADD (cộng thêm):

  • MP (O.D): Độ nhìn gần ADD mắt phải.
  • MT (O.S): Độ nhìn gần ADD mắt trái.

Kết luận: Cả hai mắt của bạn đều bị cận thị và loạn thị, thị lực sau khi điều chỉnh của cả hai mắt đều đạt 9/10. Bạn cần chú ý đến khoảng cách làm việc (WD) và độ nhìn gần ADD (cộng thêm) để lựa chọn kính phù hợp với nhu cầu công việc và độ tuổi.

Kết quả phiếu khám mắt đo kỹ thuật viên khúc xạ
Kết quả phiếu khám mắt đo kỹ thuật viên khúc xạ

Lưu ý khi đo và chọn kính thuốc

Việc đo mắt và chọn kính thuốc là vô cùng quan trọng để đảm bảo thị lực tốt nhất và thoải mái khi đeo. Vì thế, tiếp theo Phương Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích về quy trình đo mắt cũng như cách chọn kính thuốc phù hợp.

Khám mắt: Kiểm tra thị lực, đo thị lực, khám khúc xạ...
Khám mắt: Kiểm tra thị lực, đo thị lực, khám khúc xạ…

Khi tiến hành đo mắt:

  • Chọn cơ sở uy tín: Nên đến các cơ sở nhãn khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để đảm bảo kết quả đo chính xác.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng: Đọc kỹ phiếu khám mắt, đặc biệt chú ý đến các thông số như độ cận, độ viễn, độ loạn, trục loạn thị, khoảng cách đồng tử.
  • Hỏi rõ bác sĩ: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả đo, hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Khi chọn kính thuốc:

  • Chọn gọng kính phù hợp: Gọng kính nên vừa vặn với khuôn mặt, thoải mái khi đeo và phù hợp với phong cách cá nhân.
  • Lựa chọn tròng kính: Nên chọn tròng kính có chỉ số khúc xạ phù hợp với độ cận, độ viễn, độ loạn của mắt. Ngoài ra, có thể chọn thêm các loại tròng kính có tính năng đặc biệt như chống chói, chống tia UV, chống bức xạ màn hình.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng: Sau khi lắp tròng kính vào gọng, hãy đeo thử và kiểm tra xem kính có vừa vặn, có bị lệch hay không.
  • Thử kính trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau: Để đảm bảo kính phù hợp và không gây ra bất kỳ khó chịu nào.

 Lưu ý, nên khám mắt định kỳ 6-12 tháng một lần, đặc biệt là đối với trẻ em và người có độ cận thị cao.

Bạn đã hiểu rõ về kết quả khám thị lực của mình chưa? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy đừng ngần ngại hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Hãy thường xuyên khám mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe đôi mắt và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ