Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 13, 2021
Mục Lục Bài Viết
Theo Khoản 5, Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên phải tuân thủ và thực hiện đủ quy định khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe đầu khóa của cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, tân sinh viên chắc chắn phải chấp hành quy định khám sức khỏe nhập học do nhà trường đề nghị.
Bên cạnh đó, khám sức khỏe đi học cũng mang đến nhiều lợi ích cho bản thân sinh viên. Bạn sẽ biết được tình hình sức khỏe và phát hiện kịp thời những bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bạn có thể luyện tập, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe và chữa trị sớm nếu tìm thấy bệnh. Tùy theo điều kiện, nhà trường có thể yêu cầu khám sức khỏe đơn lẻ hoặc tập trung. Tuy nhiên, đa phần sẽ yêu cầu tân sinh viên chủ động đi khám trước và nộp giấy khám sức khỏe đi học kèm theo hồ sơ nhập học.
Khi đi khám sức khỏe nhập học, bạn cần chuẩn bị:
Ngay trong ngày thăm khám hoặc sau đó 1 – 2 ngày, bạn có thể nhận được giấy khám sức khỏe đi học đại học, tùy vào từng cơ sở y tế.
Để có giấy khám sức khỏe đi học, theo thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định rõ các danh mục thăm khám với tân sinh viên (sinh viên trong quá trình học và sinh viên năm nhất) gồm: Khám lâm sàng, cận lâm sàng và thể lực. Trong đó, khám thể lực gồm việc kiểm tra thể chất cơ bản như huyết áp, chiều cao, cân nặng, nhịp thở, chỉ số BMI, vòng ngực trung bình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về hai danh mục khám lâm sàng và cận lâm sàng nhé.
Khám sức khỏe nhập học lâm sàng
Trong quy trình khám chữa bệnh, khám lâm sàng là hoạt động đầu tiên, thông qua việc quan sát và kiểm tra bên ngoài. Đây chính là cơ sở giúp bác sĩ nhận ra tình trạng bệnh và chỉ định xét nghiệm lâm sàng phù hợp cho việc chẩn đoán. Quy trình khám lâm sàng có thể gồm cả danh mục khám thể lực tại một số bệnh viện. Tuy nhiên, dựa vào quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, khám lâm sàng sẽ có các danh mục kiểm tra theo chuyên khoa, ví dụ như:
Khám sức khỏe nhập học cận lâm sàng
Để có giấy khám sức khỏe đi học, khám cận lâm sàng là danh mục bắt buộc phải thực hiện, gồm các nội dung sau:
Ngoài ra, bạn cũng có thể phải thực hiện thêm một số danh mục khác khi khám cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ hoặc yêu cầu từ cơ sở giáo dục.
Bạn sẽ được kiểm tra cân nặng khi khám sức khỏe đi học
Chi phí khám sức khỏe đi học dao động từ 300.000 – 1.000.000 VNĐ cho các danh mục cơ bản. Tùy vào từng cơ sở y tế, mức giá trên sẽ có sự thay đổi khác nhau. Chi phí khám sức khỏe chệnh lệch vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tương tự như dịch vụ khám sức khỏe đi làm hay kiểm tra tổng quát, khám sức khỏe đi học sẽ được triển khai theo các bước dưới đây:
Ngoài ra, để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử bệnh lý của sinh viên và gia đình, đơn thuốc trước đó từng dùng,… Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, tập luyện hợp lý.
Hiện nay, giấy khám sức khỏe đi học của cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân đều được công nhận. Việc lựa chọn nơi nào để khám sức khỏe hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Tuy nhiên, nơi thăm khám phải đáp ứng được các tiêu chí về trang thiết bị, cơ sở vật chất của Bộ Y Tế như:
Tân sinh viên nên nghiêm túc thực hiện quy định khám sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường, để đảm bảo quyền lợi và tránh gặp rắc rối khi làm thủ tục nhập học. Bạn nên hoàn thiện quy trình khám sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam.
Tại các tỉnh, số bệnh nhân đến bệnh viện công lập thăm khám không quá đông, nên bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, ở thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, bệnh viên công lập luôn rất đông. Do đó, để tiết kiệm thời gian, bạn nên đến cơ sở y tế tư nhân khám sức khỏe nhé.