Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 19, 2022
Mục Lục Bài Viết
Ước tính trên thế giới hiện có trên 2 tỷ người đang hoặc đã từng bị nhiễm virus HBV. Khoảng 400 triệu người bị viêm gan B mạn tính, 75% trong số đó là người châu Á. Mỗi năm có gần 1 triệu người tử vong vì những căn bệnh liên quan đến việc nhiễm virus HBV như ung thư gan, xơ gan.
Virus HBV có khả năng lây truyền gấp 100 lần so với HIV. Virus HBV cũng là yếu tố gây ra bệnh ung thư đứng thứ 2 chỉ sau thuốc lá. Nó là tác nhân dẫn đến 50% ca bệnh xơ gan và 60 – 80% trường hợp bị ung thư gan nguyên phát.
Viêm gan B lây lan chủ yếu qua 3 con đường là từ mẹ sang con, quan hệ tình dục và truyền máu. Trong đó, tỷ lệ lây nhiễm virus HBV từ mẹ sang con là cao nhất. Tỷ lệ này cao hay thấp cũng còn phụ thuộc vào thời điểm người mẹ mắc bệnh.
Tỷ lệ truyền bệnh cho con là 1% nếu mẹ bầu nhiễm virus HBV trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tỷ lệ này sẽ là 10% nếu mẹ bầu nhiễm bệnh trong 3 tháng giữa. Trường hợp bị viêm gan B trong 3 tháng cuối, tỷ lệ mẹ truyền bệnh cho con lên đến 60 – 70%.
Bệnh viêm gan B lây từ mẹ sang con chủ yếu trong sinh nở hay trong lúc mang thai (tỷ lệ thấp), cụ thể gồm: Máu, sản dịch của mẹ lây bệnh cho trẻ sơ sinh; máu từ nhau thai truyền sang con; trẻ nuốt hoặc hút phải dịch chứa virus HBV từ mẹ,…
Dù là sinh mổ hay sinh thường, người mẹ đều có khả năng truyền bệnh viêm gan B cho con trong lúc chuyển dạ. Để hạn chế nguy cơ lây bệnh, trẻ sơ sinh phải được chủng ngừa vắc xin HBV và huyết thanh viêm gan B. Vậy tiêm huyết thanh viêm gan B có tác dụng gì? Huyết thanh viêm gan B tiêm mấy mũi?
Huyết thanh kháng viêm gan B là Globulin miễn dịch kháng virus HBV có nguồn gốc từ người. Loại huyết thanh được dùng để tạo ra miễn dịch thụ động hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm viêm gan B cho những đối tượng dưới đây:
Huyết thanh kháng viêm gan B ImmunoHBs do Ý sản xuất hiện đang được cấp phép sử dụng ở Việt Nam.
Trẻ sơ sinh đối mặt với nguy cơ bị nhiễm virus HBV từ mẹ có HBsAg dương tính (siêu vi đang tồn tại trong cơ thể) và HBeAg âm tính (HBV không sinh sôi, đang trong giai đoạn nằm yên), thì ngay sau khi chào đời, bé cần được tiêm 1 mũi vắc xin cùng 1 liều huyết thanh viêm gan B. Huyết thanh viêm gan B là chủng dự phòng giúp bé có kháng thể ngay để đề kháng lại virus HBV nếu người mẹ nhiễm bệnh. Vắc xin sẽ được chủng ngừa nhắc lại khi bé được 2 và 4 tháng tuổi.
Với người mẹ có HBeAg và HBsAg dương tính thì trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin cùng 2 liều huyết thanh viêm gan B. Các mũi vắc xin sau đó sẽ được tiêm ở tháng thứ 2 và 4 sau sinh. Lịch chủng ngừa vắc xin phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.
Nên tiêm vắc xin và huyết thanh viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Tốt nhất là phải tiêm trong vòng 12 giờ. Khi đó trẻ sẽ có trên 95% cơ hội không nhiễm bệnh viêm gan B sau này. Với trường hợp tiêm quá muộn hoặc chủng ngừa không đúng cách, trẻ sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh viêm gan B.
Globulin miễn dịch kháng viêm B giúp tạo ra miễn dịch thụ động. Trong khi đó, 1 mũi vắc xin HBV tái tổ hợp có khả năng tạo cho trẻ miễn dịch chủ động. Lưu ý, vị trí tiêm vắc xin và kháng thể HBIG phải khác nhau. Trình tự chủng ngừa viêm gan B cho trẻ có mẹ nhiễm virus HBV cụ thể như sau:
Nên cho trẻ làm xét nghiệm kháng thể chống virus HBV (HBsAb) sau 5 năm. Cần tiến hành tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin HBV nếu kết quả cho thấy kháng thể HBsAb < 10 mUI/ml. Việc làm này giúp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cho bé.
Với người lớn cần dự phòng tái nhiễm virus HBV sau phẫu thuật ghép gan hoặc bệnh nhân bị suy gan do viên gam B: Tiến hành tiêm 2000 IU mỗi 15 ngày và phải duy trì chữa trị dài hạn. Liều sử dụng cần đáp ứng duy trì nồng độ kháng thể giúp chống lại virus HBV (HBaAg) trong huyết thanh > 100 IU/L ở người bệnh có HBV-DNA (-) và lớn hơn 500 IU/L ở bệnh nhân HBV-DNA (+).