Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ: Bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất lao động

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y tế công cộng > Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ: Bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất lao động

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng mười một 19, 2024

Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ không chỉ là quy định bắt buộc mà còn là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe người lao động và duy trì hiệu quả làm việc lâu dài. Việc tìm hiểu về ý nghĩa, các bước trong quy trình khám và những điều cần lưu ý  khi đi khám bệnh nghề nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhằm chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân. Cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé.

Hiểu về khám bệnh nghề nghiệp định kỳ

Có một số công việc đặc thù, sức khỏe của người lao động có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nguy hại như hóa chất, môi trường, tiếng ồn, áp lực công việc kéo dài. Việc khám bệnh nghề nghiệp định kỳ chính là quy định bắt buộc nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc bền vững cho cả cá nhân và tổ chức. Vậy, những ai cần khám bệnh nghề nghiệp định kỳ và bao lâu thì nên thăm khám?

Khám bệnh nghề nghiệp đình kỳ là việc mà mọi người nên thực hiện để kiểm tra sức khỏe của bản thân
Khám bệnh nghề nghiệp đình kỳ là việc mà mọi người nên thực hiện để kiểm tra sức khỏe của bản thân

Đối tượng

  • Người lao động tiếp xúc với môi trường hóa chất: Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại có thể gây tổn hại đến hệ hô hấp, gan, thận. Vì vậy, nhóm đối tượng này cần được khám định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm.
  • Người làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao: Nhân viên tại nhà máy, công trường hay các môi trường có tiếng ồn lớn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề thính giác và các bệnh liên quan.
  • Người làm việc liên tục dưới áp lực cao: Áp lực công việc dài ngày dễ gây tổn hại sức khỏe tinh thần, rối loạn giấc ngủ, hoặc stress kéo dài. Những người lao động văn phòng hoặc trong ngành dịch vụ cũng nên khám định kỳ để duy trì sức khỏe tâm lý ổn định.

Thời gian thăm khám

  • Nhóm đối tượng tiếp xúc với hóa chất: Cần thăm khám ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe nội tạng và ngăn ngừa biến chứng do nhiễm độc.
  • Nhóm đối tượng làm việc trong môi trường tiếng ồn: Nên khám định kỳ 1 lần/năm để kiểm tra thính giác và đánh giá sức khỏe hệ thần kinh.
  • Nhóm đối tượng làm việc dưới áp lực cao: Khám định kỳ mỗi 6 – 12 tháng là hợp lý để phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm lý và các vấn đề liên quan đến stress.

Lợi ích của khám bệnh nghề nghiệp định kỳ

Xét trên phương diện toàn thế giới, khám bệnh nghề nghiệp định kỳ đã trở thành một chuẩn mực quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động, được hầu hết doanh nghiệp áp dụng nhằm đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất làm việc bền vững. 

Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp
Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp

Theo báo cáo của WHO, chi phí mà các công ty tiết kiệm được khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ có thể giảm từ 20 – 30% các chi phí liên quan đến y tế và bồi thường lao động. Đồng thời, các nguồn tin còn cho thấy những doanh nghiệp có chính sách khám bệnh nghề nghiệp định kỳ ghi nhận giảm 25% các ca bệnh nghề nghiệp mãn tính và tăng 15% năng suất làm việc nhờ sức khỏe lao động được duy trì tốt.

Những con số này không chỉ minh chứng cho lợi ích rõ ràng của khám sức khỏe định kỳ mà còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến phúc lợi lao động, yếu tố cốt lõi để xây dựng một đội ngũ nhân sự ổn định, khỏe mạnh và gắn bó lâu dài. Nếu đi sâu hơn về lợi ích này, chúng ta sẽ hiểu như sau:

Đối với người lao động:

  • Bảo vệ sức khỏe lâu dài: Khám bệnh định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý nghề nghiệp tiềm ẩn sẽ giúp có phương án can thiệp kịp thời, hạn chế tiến triển của bệnh và duy trì sức khỏe ổn định cho người lao động.
  • Tăng cường chất lượng cuộc sống: Khi được theo dõi và kiểm soát sức khỏe định kỳ, người lao động có thể duy trì hiệu suất làm việc và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Giúp mọi người cảm thấy an tâm và thoải mái hơn trong công việc, tạo nên sự hài lòng, cải thiện chất lượng cuộc sống cá nhân tốt hơn.
  • Lợi ích về kinh tế: Phát hiện bệnh kịp thời cũng giúp giảm thiểu chi phí điều trị dài hạn, đồng thời, người lao động cũng tránh được việc nghỉ bệnh dài ngày, giúp tăng cường thu nhập ổn định.
  • Tăng sự gắn kết với doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp tổ chức khám bệnh định kỳ giúp người lao động cảm thấy được quan tâm, được tôn trọng hơn. Điều này giúp họ thêm gắn bó và trung thành hơn với doanh nghiệp đó.

Đối với doanh nghiệp:

  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Đáp ứng các quy định về bảo vệ sức khỏe người lao động giúp doanh nghiệp tránh khỏi các tranh chấp pháp lý, giảm thiểu rủi ro bị xử phạt do vi phạm quy định lao động.
  • Tăng năng suất làm việc: Khi sức khỏe người lao động được đảm bảo, họ có thể làm việc hiệu quả hơn, tránh các gián đoạn do ốm đau, nghỉ việc. Giúp doanh nghiệp duy trì được hiệu suất công việc cao hơn, đặc biệt với các vị trí quan trọng đòi hỏi sự liên tục.
  • Giảm thiểu chi phí gián tiếp: Việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh lý nghề nghiệp sớm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí điều trị, chi phí bồi thường hay thay thế nhân sự do nghỉ bệnh. 
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Một doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe nhân viên sẽ tạo dựng được uy tín tích cực trong cộng đồng và với đối tác, góp phần thu hút nhân tài và giữ chân lao động chất lượng. 

Quy định pháp luật về khám sức khỏe định kỳ

Theo Thông tư 28/2016/TT-BYT, việc khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Nhà nước quy định rõ, đối với lao động làm công việc bình thường, mỗi năm phải được khám sức khỏe ít nhất một lần. Riêng những lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm, tần suất khám phải tăng lên, tối thiểu sáu tháng một lần. Đây là quyền lợi mà người lao động được hưởng để bảo vệ sức khỏe trong suốt quá trình làm việc.

Pháp luật luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động thông qua khám sức khỏe định kỳ
Pháp luật luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động thông qua khám sức khỏe định kỳ

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề mới, người lao động phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh nghề nghiệp đặc thù. Danh mục 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (theo Thông tư 15/2016/TT-BYT và sửa đổi bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) bao gồm cả bệnh Covid-19, chính thức được bổ sung từ ngày 01/04/2023.

Căn cứ vào Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, Vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động. Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe mà còn đảm bảo người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nếu mắc bệnh nghề nghiệp.

Với sự gia tăng các ngành nghề mới, khám sức khỏe định kỳ và quản lý bệnh nghề nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Đây là biện pháp bảo vệ sức khỏe bền vững cho người lao động và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Quá trình khám sức khỏe định kỳ

Đảm bảo quá trình khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ là rất quan trọng. Việc này không chỉ là thủ tục kiểm tra mà còn là cách bảo vệ sức khỏe lâu dài, giúp người lao động và doanh nghiệp chủ động trong việc phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Dưới đây là các bước chính trong quy trình khám sức khỏe định kỳ.

Quá trình khám sức khỏe định kỳ cần được đảm bảo thực hiện đúng để quá trình khám suôn sẻ
Quá trình khám sức khỏe định kỳ cần được đảm bảo thực hiện đúng để quá trình khám suôn sẻ

  • Đăng ký và lấy thông tin y tế: Người khám sẽ cung cấp thông tin cá nhân và tiền sử bệnh lý giúp bác sĩ hiểu rõ các yếu tố nguy cơ và chỉ định kiểm tra phù hợp.
  • Khám tổng quát ban đầu: Bác sĩ tiến hành đo các chỉ số cơ bản như huyết áp, nhịp tim, chỉ số BMI, cùng việc thăm khám thể chất để phát hiện những biểu hiện lâm sàng ban đầu của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
  • Xét nghiệm cơ bản: Các xét nghiệm thường bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết, mỡ máu, chức năng gan thận, công thức máu. Các chỉ số này giúp đánh giá sức khỏe nội tạng và phát hiện các rối loạn chuyển hóa.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Tùy theo ngành nghề và nguy cơ, người lao động có thể được yêu cầu thực hiện chụp X-quang phổi, siêu âm, hoặc đo thính lực nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn.
  • Đánh giá chuyên sâu: Nếu phát hiện bất thường từ các bước trên, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm hoặc kiểm tra chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và đề xuất biện pháp điều trị.
  • Kết luận và tư vấn: Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tổng hợp thông tin, đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe và hướng dẫn người lao động cách duy trì, cải thiện sức khỏe.

Chi phí khám bệnh nghề nghiệp định kỳ

Chi phí cho dịch vụ khám bệnh nghề nghiệp định kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng nhân viên, danh mục khám, và cơ sở y tế thực hiện. Theo mặt bằng chung thì chi phí cho mỗi gói khám sức khỏe định kỳ dành cho một cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp có thể dao động từ 500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ, thậm chí hơn, tùy thuộc vào nhu cầu và mức mong muốn mà doanh nghiệp có thể chi trả.

Chi phí khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ sẽ khác nhau tùy gói và cơ sở khám
Chi phí khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ sẽ khác nhau tùy gói và cơ sở khám

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn gói khám phù hợp với nhu cầu và ngân sách, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về an toàn và sức khỏe lao động.

Cơ sở đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp năm 2024

Việc lựa chọn cơ sở y tế đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là danh sách một số cơ sở uy tín tại Hà Nội và TP.HCM:

Phòng khám Đa khoa Phương Nam là cơ sở uy tín cung cấp dịch vụ khám sức khỏe nghề nghiệp tại Đà Lạt
Phòng khám Đa khoa Phương Nam là cơ sở uy tín cung cấp dịch vụ khám sức khỏe nghề nghiệp tại Đà Lạt

Hà Nội:

  1. Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường
    Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  2. Bệnh viện Xây dựng
    Địa chỉ: Khu A1, Nguyễn Quý Đức, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  3. Bệnh viện Phổi Trung ương
    Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  4. Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện
    Địa chỉ: 49 Trần Điền, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
  5. Bệnh viện Dệt May
    Địa chỉ: 454 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

TP.HCM:

  1. Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng TP.HCM
    Địa chỉ: 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM.
  2. Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện
    Địa chỉ: Lô B9 Thành Thái, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
  3. Viện Y tế Công cộng TP.HCM
    Địa chỉ: 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP.HCM.
  4. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
    Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.

Các bệnh thường gặp liên quan đến nghề nghiệp

Trong quá trình làm việc, người lao động không chỉ phải đối mặt với áp lực công việc mà còn với nhiều yếu tố nguy hại tiềm ẩn từ môi trường làm việc, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát đúng cách. Dưới đây là các bệnh nghề nghiệp thường gặp, được phân tích cụ thể theo từng đặc thù công việc và môi trường tiếp xúc.

Rất nhiều loại bệnh nghề nghiệp cần được khám thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
Rất nhiều loại bệnh nghề nghiệp cần được khám thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường

  • Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp/Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp/ Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp/ Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp / Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
  • Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
  • Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
  • Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
  • Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
  • Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
  • Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
  • Bệnh giảm áp nghề nghiệp
  • Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
  • Bệnh sạm da nghề nghiệp
  • Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm
  • Bệnh Leptospira nghề nghiệp
  • Bệnh Leptospira nghề nghiệp
  • Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài/ Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su
  • Bệnh lao nghề nghiệp
  • Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
  • Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
  • Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng cao ở nhiều ngành, từ lao động chân tay trong xây dựng, sản xuất cho đến công việc văn phòng. Để hiểu rõ hơn, dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người lao động. Các yếu tố như không khí ô nhiễm, bụi mịn, tiếng ồn lớn, nhiệt độ không phù hợp đều có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. 

Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh môi trường làm việc, nhiều yếu tố nguy cơ cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nghề nghiệp. Các yếu tố này bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ chịu đựng căng thẳng và thói quen sinh hoạt. Người lao động lớn tuổi hoặc có tiền sử bệnh mãn tính thường dễ mắc bệnh nghề nghiệp hơn. 

Những người làm việc trong môi trường áp lực cao, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý thường dễ bị stress, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất. Thói quen sinh hoạt như thiếu vận động, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp.

Những lưu ý khi khám bệnh nghề nghiệp định kỳ

Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ giúp người lao động phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc và môi trường làm việc. Tuy nhiên, để quy trình này diễn ra hiệu quả nhất, có một số điểm cần lưu ý nhằm đảm bảo độ chính xác trong chẩn đoán và tối ưu hóa lợi ích của việc khám. 

Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cần lựa chọn cơ sở uy tín và tuân thủ yêu cầu từ bác sĩ để kết quả đạt chính xác
Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cần lựa chọn cơ sở uy tín và tuân thủ yêu cầu từ bác sĩ để kết quả đạt chính xác

  • Ưu tiên cơ sở có chuyên môn về y tế nghề nghiệp và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo độ chính xác trong chẩn đoán.
  • Mang theo các hồ sơ khám trước đó giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi và so sánh, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng hiện tại.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích trong ít nhất 24 giờ trước khi khám để kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.
  • Cung cấp thông tin chi tiết về môi trường làm việc, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hóa chất, tiếng ồn hoặc bức xạ để bác sĩ có cơ sở đề xuất xét nghiệm phù hợp.
  • Sau khi có kết quả, tuân thủ mọi khuyến nghị của bác sĩ về chế độ làm việc, nghỉ ngơi và điều trị nếu cần để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

FAQ:

  1. Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ bao lâu một lần?
    Thời gian khám bệnh nghề nghiệp định kỳ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong công việc. Thông thường, người lao động nên khám mỗi năm một lần. Tuy nhiên, với các công việc có nguy cơ cao như làm việc với hóa chất, tiếng ồn lớn hoặc bức xạ, việc khám định kỳ mỗi 6 tháng là cần thiết để theo dõi sức khỏe và phòng ngừa sớm các bệnh nghề nghiệp.
  2. Ai có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh nghề nghiệp định kỳ?
    Theo quy định, người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho nhân viên và tuân thủ các quy định về an toàn lao động, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro về sức khỏe cho người lao động trong môi trường làm việc.
  3. Những loại bệnh nghề nghiệp phổ biến là gì?
    Một số bệnh nghề nghiệp phổ biến gồm bệnh bụi phổi, điếc nghề nghiệp), bệnh da, rối loạn cơ xương khớp,… Những bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
  4. Làm sao để đăng ký khám bệnh nghề nghiệp định kỳ?
    Người lao động có thể đăng ký khám thông qua bộ phận nhân sự của công ty, nơi sẽ tổ chức lịch khám và phối hợp với cơ sở y tế. Nếu không có quy trình này, người lao động nên liên hệ trực tiếp với các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên về y tế lao động mà công ty đã hợp tác để được hướng dẫn đăng ký khám bệnh nghề nghiệp định kỳ.

Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ không chỉ là trách nhiệm đối với sức khỏe bản thân mà còn là cam kết xây dựng một môi trường làm việc an toàn, bền vững. Đừng để những nguy cơ tiềm ẩn trong công việc làm ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của bạn. Hãy hành động ngay hôm nay vì một tương lai khỏe mạnh, khám bệnh định kỳ chính là chìa khóa!

Khuyến cáo Y khoa: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ