Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 30, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khám sức khỏe tổng quát có nhiệm vụ đưa ra bảng tổng kết một cách khách quan và là bằng chứng về các cột mốc thể trạng của mỗi cá nhân. Từ đó, hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý và dự đoán trước những nguy cơ có khả năng gây hại cho sức khỏe. Môi trường sống hiện nay ngày càng ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cao, nhất là các bệnh nan y. Do đó, khám sức khỏe tổng quát định kỳ là một thói quen tốt, bạn nên duy trì thực hiện.
Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích dựa trên kết quả xét nghiệm, thăm khám, đồng thời phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh tật (nếu có). Nếu phát hiện bệnh càng sớm, thì việc chữa trị càng dễ dàng, ít gây ra biến chứng. Khám sức khỏe tổng quát chính là thước đo để bản thân bạn đánh giá và điều chỉnh lối sống, giúp sức khỏe tốt hơn trong tương lai. Tất cả mọi người dù ở độ tuổi, giới tính nào cũng cần khám sức khỏe định kỳ. Chúng ta nên thăm khám khoảng 6 tháng – 1 năm/lần. Vậy khám sức khỏe có nên ăn sáng không?
Khám sức khỏe có nên ăn sáng không? Thông thường, khám sức khỏe cần thực hiện một số xét nghiệm, nội soi, siêu âm,… và bao gồm cả những kỹ thuật kiểm tra khác cần phải nhịn đói khi làm. Thông thường, tùy vào từng trường hợp cũng như yêu cầu của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm như:
Xét nghiệm Cholesterol
Đây là một loại xét nghiệm mỡ máu, giúp đánh giá, kiểm tra nồng độ Cholesterol trong máu cao hay thấp. Nếu hàm lượng Cholesterol trong máu cao, chúng sẽ tạo thành các mảng bám tại thành động mạch, dễ gây ra bệnh tim mạch nguy hiểm. Khi xét nghiệm Cholesterol bạn không được ăn uống gì trong vòng 9 – 12 tiếng trước lúc thực hiện. Vào khoảng thời gian này, bạn chỉ được uống ít nước lọc. Hơn nữa, bạn cũng cần đưa ra danh sách những thực phẩm, thức uống đã dùng trong tuần qua. Đi khám sức khỏe có được ăn sáng không? Ở trường hợp này là không.
Xét nghiệm Glucose
Xét nghiệm Glucose giúp bạn kiểm tra được lượng đường trong máu. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nếu nồng độ Glucose cao. Bạn cần nhịn ăn uống trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, không nhai kẹo cao su, uống cà phê hay rượu bia trong vòng 24 tiếng.
Xét nghiệm Triglyceride
Khám sức khỏe có nên ăn sáng không? Khi xét nghiệm Triglyceride bạn cần nhịn ăn khoảng 12 – 14 tiếng, không uống rượu bia và Vitamin trong 24 tiếng. Nồng độ Triglyceride sẽ tăng cao nếu cơ thể hấp thụ một lượng Calo, khiến kết quá không chính xác.
Xét nghiệm nồng độ Vitamin
Phương pháp xét nghiệm này giúp kiểm tra và đánh giá xem cơ thể bạn có đang thiếu các Vitamin quan trọng hay không, điển hình là Vitamin D, Vitamin A, Vitamin B12,… Bạn cần nhịn ăn trong 8 – 12 tiếng, chỉ được uống nước lọc trước khi thực hiện xét nghiệm này. Đồng thời, cũng không được sử dụng các loại khoáng chất, Vitamin trong vòng 24 tiếng.
Khám sức khỏe có nên ăn sáng không? Một vài phương pháp chẩn đoán khác như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng cũng yêu cầu bạn nhịn ăn uống khoảng 10 tiếng trước khi thực hiện. Do đó, nếu quy trình thăm khám của bạn cần thực hiện những xét nghiệm, kỹ thuật kiểm tra sức khỏe như trên thì hãy chủ động nhìn đói. Nếu bạn nhịn đói khi ngủ sẽ không thấy mệt mỏi như vào ban ngày.
Bên cạnh đó, cũng có một số xét nghiệm không yêu cầu bệnh nhân nhịn đói như kiểm tra chức năng tuyến giáp, chức năng thận, men gan, tổng phân tích máu,… Nếu bạn chỉ kiểm tra điều kiện sức khỏe chung, khám lâm sàng thì không cần nhịn ăn sáng. Trừ khi bạn phải làm những xét nghiệm chuyên sâu có liên quan. Vậy khám sức khỏe có nên ăn sáng không? Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Tùy vào hình thức thực hiện và gói khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ cần hoặc không cần nhịn ăn.
Bên cạnh câu hỏi khám sức khỏe có nên ăn sáng không, nhiều người cũng thắc mắc liệu có được xét nghiệm máu nếu lỡ ăn sáng? Việc nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm máu có cần thiết hay không sẽ phụ thuộc vào loại xét nghiệm bạn cần thực hiện.
Trên thực tế, nếu bạn cần xét nghiệm máu để xác định nhóm máu thì việc ăn sáng không ảnh hưởng đến kết quả. Vì nhóm máu sẽ được xác định dựa vào kháng nguyên có trên bề mặt của hồng cầu. Bên cạnh đó, xét nghiệm miễn dịch hay nội tiết tố cũng không yêu cầu bạn phải nhịn ăn. Tuy nhiên, việc nhịn ăn là cần thiết nếu bạn làm xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm đường huyết,… Do đó, trong trường hợp bạn lỡ ăn sáng trước khi thực hiện những loại xét nghiệm này thì phải hoãn lại. Vì kết quả sẽ bị ảnh hưởng, không chính xác.
Sau khi tìm hiểu khám sức khỏe có nên ăn sáng không, bạn hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi.
Đồng thời giải đáp thắc mắc chung của nhiều người trước khi khám sức khỏe không nên làm gì?
Bạn cần mang đầy đủ các giấy tờ để làm thủ tục khi đi khám sức khỏe ví dụ như căn cước công dân (chứng minh nhân dân), bảo hiểm y tế, đơn thuốc đang sử dụng, kết quả thăm khám trước đó.
Nếu bạn khám mắt thì hãy mang theo kính để kiểm tra, không nên sử dụng kính áp tròng. Trừ những xét nghiệm chuyên khoa, nếu bạn đang uống thuốc chữa huyết áp cao, điều trị tim mạch thì vẫn có thể sử dụng bình thường khi đi khám sức khỏe.
Trường hợp cần kiểm tra test gắng sức mà bạn đang sử dụng thuốc Atenolol, Propranolol thì hãy ngưng dùng 3 ngày trước khi thực hiện. Bạn nên mặc trang phục thoải mái khi đi khám sức khỏe để việc tháo cởi, vận động dễ dàng hơn. Tránh mặc quần chật, váy liền.
Nếu trong gói khám sức khỏe có kỹ thuật siêu âm bụng, bạn nên nhịn tiểu và uống nhiều nước trước khi thực hiện. Ngược lại, cần đi tiểu trước nếu bạn siêu âm phụ khoa đầu dò.
Chị em không nên khám phụ khoa trong kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chị em cũng nên tránh quan hệ tình dục trước 3 – 5 ngày. Xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung,… cần thực hiện sau kỳ kinh nguyệt tối thiểu 3 ngày.
Phụ nữ nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai không nên chụp X-quang. Để bác sĩ có thể quan sát và đánh giá dễ dàng hơn, bạn nên vệ sinh tai, mũi, họng, vùng kín, cơ thể sạch sẽ trước khi đi khám. Nếu bác sĩ phát hiện và nghi ngờ bạn mắc một số bệnh lý nào đó sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Bạn có thể chọn thời gian đi khám định kỳ phù hợp, tùy theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Người ta thường thăm khám định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm/lần. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Đối với người cao tuổi hoặc có sức khỏe không tốt nên khám 6 tháng/lần.
Thắc mắc khám sức khỏe có nên ăn sáng không đã được giải đáp xong. Vậy bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ ở đâu tốt? Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Tuy nhiên, bạn nên chọn cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, đảm bảo những tiêu chí dưới đây:
Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát an toàn, chất lượng, mang đến kết quả chính xác.
Có đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên y tế tài giỏi, giàu kinh nghiệm tận tâm, nhiệt tình, chu đáo, sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Sở hữu nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
Có đầy đủ các chuyên khoa, hỗ trợ điều trị bệnh trong một liệu trình chuyên nghiệp, khép kín.
Cung cấp nhiều gói dịch vụ thăm khám đa dạng, phù hợp với từng độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…
Quy trình thăm khám diễn ra nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu. Chi phí phải chăng, niêm yết, công khai, không phát sinh thêm.