Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 20, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khám sức khỏe công an là quá trình kiểm tra, thăm khám, phân loại tình trạng sức khỏe của thí sinh muốn dự thi vào các trường Công an nhân dân hoặc công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ công an. Theo thông tư của Bộ Công An đây là thủ tục bắt buộc. Chỉ những công dân đạt tiêu chuẩn về sức khỏe mới được cấp giấy chứng nhận để hoàn tất hồ sơ thi tuyển hoặc tham gia nghĩa vụ.
Bên cạnh mục đích làm thủ tục, khám sức khỏe công an còn giúp chọn lựa được những công dân đủ thể lực và trí tuệ để tham gia vào lực lượng nồng cốt của quốc gia. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn an ninh, bảo vệ đất nước cần phải có những chiến sĩ có đủ sức, thể lực chịu đựng gian khổ, khó khăn trong cả môi trường tác chiến thực tế và huấn luyện.
Theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, kinh phí tổ chức khám sức khỏe công an được trích từ ngân sách địa phương đảm bảo cho công tác quốc phòng – an ninh. Do đó, khi tham gia khám, công dân không cần trả bất cứ chi phí nào. Vậy ý nghĩa của việc khám sức khỏe công an là gì?
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Nhà nước và Đảng trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng như bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh đó đấu tranh chống lại các loại vi phạm pháp luật và thế lực thù địch. Những chiến sĩ Công an nhân dân để làm tốt nhiệm vụ trên phải có sức khỏe tốt, bền bỉ trong tác chiến và huấn luyện, chịu được môi trường gian khổ.
Ngoài ý chí cao và sự quyết tâm, muốn tham gia lực lượng Công an nhân dân nhất định phải có sức khỏe tốt. Đây là yếu tố quan trọng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không được gục ngã dù có gian nan. Khám sức khỏe công an chính là cách tối ưu tìm ra đối tượng phù hợp để trở thành sinh viên của trường Công an nhân dân hoặc tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân. Bộ Công An có quy định rõ trong thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe đạt và không đạt với đối tượng tham gia khám. Từ đó, lựa chọn được người phù hợp.
Khám sức khỏe công an như thế nào? Quy trình ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong từng trường hợp nhé.
Tại Việt Nam, công dân nam được gọi tham gia nghĩa vụ công an khi đủ 18 tuổi. Độ tuổi được gọi từ 18 – 25 tuổi. Công dân trình độ đại học, cao đẳng được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Theo độ tuổi đã quy định kể trên, công dân nữ được tự nguyện tham gia thực hiện nghĩa vụ. Công dân trong diện nhập ngũ sẽ được nhận lệnh gọi khám sức khỏe trước thời điểm khám 15 ngày do Trưởng Công an cấp huyện đề ra. Trong mỗi bước khám đều có hội đồng xem xét và chấm điểm. Công dân lần lượt trải qua các bước khám sau:
Khám lâm sàng tổng quát
Tại bước này, công dân được đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, chỉ số về thể lực, khai thác tiền sử bệnh lý gia đình và bản thân, khám lâm sàng các chuyên khoa,… theo quy định. Khi khám sức khỏe công an, trường hợp công dân có một trong các chuyên khoa xếp điểm 3 trở lên, bác sĩ sẽ báo cáo với chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe để quyết định việc thăm khám ở những chuyên khoa khác.
Khám cận lâm sàng
Bước khám này bao gồm xét nghiệm nước tiểu và máu nhằm chẩn đoán, sàng lọc bệnh. Đồng thời chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp X-quang để phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể (nếu có). Ngoài ra, với trường hợp phải khám cận lâm sàng bằng phương pháp khác sẽ tuân theo chỉ định và yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe.
So với khám nghĩa vụ công an, quy trình khám sức khỏe cho những sinh viên tương lai mong muốn thi vào trường Công an nhân dân sẽ phức tạp hơn, bao gồm các bước sau:
Thông tư 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng quy định rõ kết quả khám sức khỏe công an được chia thành các bậc từ 1 đến 6. Theo đó, công dân sẽ đạt tiêu chuẩn khám sức khỏe nghĩa vụ công an nếu kết quả thăm khám xếp loại 1, 2, 3, có thể hình không bị dị dạng, cân đối, đáp ứng những chỉ số đặc biệt như quy định tại Thông tư số 45/2019/TT-BCA ngày 2/10/2019.
Thí sinh tham gia ứng tuyển vào các trường Công an nhân dân phải có sức khỏe loại 1, đảm bảo những tiêu chí như:
Một số trường hợp không đạt yêu cầu sức khỏe thi tuyển hay miễn nghĩa vụ có thể kể đến như:
Bên cạnh những thông tin kể trên, kết luận cuối cùng vẫn thuộc về thẩm quyền và quyết định của Hội đồng khám sức khỏe.