Khám tổng quát có phát hiện được ung thư không? Cần lưu ý gì khi tầm soát ung thư?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y tế công cộng > Khám tổng quát có phát hiện được ung thư không? Cần lưu ý gì khi tầm soát ung thư?

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng mười một 5, 2024

Bạn có bao giờ tự hỏi: “Khám tổng quát có phát hiện được ung thư không?”. Trong bối cảnh ung thư ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều gia đình, câu trả lời cho thắc mắc này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Để có được đáp án chính xác nhất, cùng Đa khoa Phương Nam phân tích chi tiết từng ý trong bài viết này nhé!

Khám tổng quát là gì?

Khám tổng quát không chỉ là một loại hình giúp kiểm tra sức khỏe cơ bản, mà còn là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng. Trong bối cảnh tỷ lệ mắc bệnh lý mãn tính và các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư đang gia tăng tại Việt Nam, khám tổng quát định kỳ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

Khám tổng quát là hình thức theo dõi sức khỏe nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường và đưa ra phương án điều trị kịp thời
Khám tổng quát là hình thức theo dõi sức khỏe nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường và đưa ra phương án điều trị kịp thời

Theo số liệu từ Bộ Y tế, gần 80% người Việt Nam chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, dẫn đến tỷ lệ điều trị thành công thấp. Vậy, lợi ích của khám tổng quát là gì? 

Lợi ích của khám tổng quát

Khám tổng quát định kỳ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ cho cá nhân mà còn cho cộng đồng:

  • Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm: Khám tổng quát giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là phát hiện sớm ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hơn 30% trường hợp ung thư có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 126.000 người được chẩn đoán mắc ung thư, trong đó hơn 50% phát hiện muộn, dẫn đến khả năng chữa khỏi thấp và chi phí điều trị tăng cao.
  • Kiểm soát các bệnh lý mãn tính: Khám tổng quát cũng giúp phát hiện và quản lý sớm các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Việc chẩn đoán kịp thời giúp cải thiện chất lượng sống và giảm nguy cơ biến chứng nặng.
  • Phòng ngừa bệnh tật và giảm chi phí y tế: Việc phát hiện bệnh từ sớm, sẽ giúp điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế chi phí điều trị về sau. 
  • Đóng góp cho cộng đồng: Khi mọi người đều có ý thức kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bệnh lý có thể được kiểm soát từ giai đoạn đầu, giảm áp lực cho hệ thống y tế và tăng cường sức khỏe cộng đồng.

Đối tượng cần khám tổng quát thường xuyên

Mặc dù khám tổng quát mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, nhưng có một số đối tượng cần thực hiện định kỳ nhiều hơn:

  • Người trung niên và trên 40 tuổi: Đây là nhóm đối tượng dễ mắc phải các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư nên cần khám tổng quát định kỳ 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm/lần.
  • Người có tiền sử bệnh lý trong gia đình: Những người có người thân từng mắc các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là ung thư, cần khám tổng quát thường xuyên hơn.
  • Người làm việc văn phòng: Nhóm này thường ít vận động, dễ mắc các vấn đề về mỡ máu, huyết áp và gan nhiễm mỡ, nên thực hiện kiểm tra mỗi năm một lần.
  • Người thường xuyên căng thẳng, áp lực: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch, tiêu hóa và sức khỏe tâm thần nên nhóm này cần được theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh.
  • Người thừa cân, béo phì: Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ người thừa cân tại Việt Nam đã tăng lên 25% dân số. Đối tượng này cần kiểm tra định kỳ để kiểm soát mỡ máu, đường huyết, các bệnh lý liên quan khác.

Khám tổng quát có thể phát hiện ung thư không?

Như đề cập bên trên, khám tổng quát có thể phát hiện các bệnh lý thường gặp như: Tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý về gan, thận, tim mạch, các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa. Thông qua quá trình khám tổng quát định kỳ sẽ giúp hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó phát hiện kịp thời những yếu tố nguy cơ ung thư tiềm ẩn.

Khám tổng quát sẽ phát hiện dấu hiệu bất thường, dựa và đó bác sĩ sẽ thực hiện thêm các dịch vụ chuyên sâu nhằm phát hiện ung thư dễ dàng hơn
Khám tổng quát sẽ phát hiện dấu hiệu bất thường, dựa và đó bác sĩ sẽ thực hiện thêm các dịch vụ chuyên sâu nhằm phát hiện ung thư dễ dàng hơn

Vậy khám tổng quát có thể phát hiện được ung thư không?

Thực tế, khám tổng quát chỉ có khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, từ đó bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu để tầm soát ung thư. Ví dụ, nếu các chỉ số men gan cao hoặc có triệu chứng bất thường về tiêu hóa, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm hoặc nội soi để kiểm tra cụ thể. 

Vậy tầm soát ung thư là gì? Khi nào nên thực hiện?

Để tầm soát ung thư hiệu quả, cần thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn như: Xét nghiệm marker ung thư, chụp cắt lớp CT, MRI, nội soi, và sinh thiết nếu cần thiết. Đây là những phương pháp đặc thù được đề xuất thực hiện nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày và ung thư gan.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên bắt đầu tầm soát ung thư từ 40 tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc ung thư, hoặc có lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ăn ít rau xanh, ít vận động. Tuy nhiên, đối với các đối tượng có nguy cơ cao, như người làm việc trong môi trường ô nhiễm, béo phì, hoặc đã từng có chẩn đoán mắc bệnh lý liên quan đến ung thư, tầm soát nên được thực hiện sớm hơn và thường xuyên hơn.

Nên tầm soát ung thư ở đâu?

Để thực hiện tầm soát ung thư một cách chính xác và hiệu quả, cần chọn lựa các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo đầy đủ các yếu tố về chuyên môn, máy móc, và quy trình khám chữa bệnh. Đặc biệt, nên ưu tiên bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa vì các cơ sở này thường có lợi thế về trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ và các dịch vụ hỗ trợ khác, giúp quá trình tầm soát diễn ra thuận lợi và chính xác hơn.

Nên lựa chọn các địa chỉ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để quá trình tầm soát ung thư chính xác hơn
Nên lựa chọn các địa chỉ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để quá trình tầm soát ung thư chính xác hơn

Trong khi đó, phòng khám tư nhân nhỏ lẻ có thể không đủ trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu tầm soát toàn diện, nhưng vẫn có thể lựa chọn nếu là đó là phòng khám đa khoa uy tín, có liên kết với các bệnh viện lớn để đảm bảo chất lượng. Để dễ hơn, khi lựa chọn phòng khám, mọi người dựa vào các yếu tố sau:

Chuyên môn của bác sĩ: Tầm soát ung thư đòi hỏi chẩn đoán chính xác và kiến thức chuyên sâu. Do đó, các cơ sở y tế cần có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ung bướu với kinh nghiệm lâu năm, tốt nhất là từ 5 năm trở lên, có bằng cấp chuyên môn liên quan như bác sĩ chuyên khoa II về Ung thư, bác sĩ Nội khoa Ung thư hoặc các bằng cấp quốc tế tương đương. 

Tại Việt Nam, Bệnh viện K Hà Nội hay Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM là những nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo trong và ngoài nước, giúp đảm bảo kết quả tầm soát chính xác.

Máy móc và công nghệ hiện đại:

Cơ sở y tế cần trang bị các thiết bị tầm soát ung thư tiên tiến như máy chụp CT, MRI, PET-CT, hệ thống nội soi tiêu hóa HD, máy siêu âm Doppler và các xét nghiệm marker ung thư. Những thiết bị này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư từ giai đoạn đầu, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Quy trình tầm soát toàn diện:

Tầm soát ung thư cần yêu cầu quy trình bài bản và toàn diện, từ khâu xét nghiệm máu, chụp chiếu đến nội soi và sinh thiết nếu cần thiết. Cơ sở y tế phải đảm bảo quy trình được thực hiện nghiêm ngặt, không bỏ sót các bước quan trọng để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư

Tầm soát, sàng lọc ung thư định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, tăng cơ hội điều trị thành công. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất trong tầm soát, việc tuân thủ những lưu ý quan trọng là điều không thể bỏ qua. Dưới đây là những lưu ý để đảm bảo quá trình tầm soát diễn ra chính xác và thuận lợi nhất:

Khi tầm soát ung thư, mọi người nên lắng nghe tư vấn kỹ của bác sĩ để hiểu rõ và biết cách thực hiện điều trị đúng nhất
Khi tầm soát ung thư, mọi người nên lắng nghe tư vấn kỹ của bác sĩ để hiểu rõ và biết cách thực hiện điều trị đúng nhất
  • Ưu tiên nơi có bác sĩ chuyên khoa ung bướu, thiết bị chẩn đoán tiên tiến như CT, MRI, PET-CT để đảm bảo kết quả chính xác.
  • Nếu gia đình có người từng mắc ung thư, hãy trao đổi với bác sĩ để lựa chọn tầm soát phù hợp và tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao.
  • Mang theo kết quả khám trước đó, các loại xét nghiệm gần nhất để bác sĩ dễ dàng so sánh và đánh giá tình trạng hiện tại.
  • Một số tầm soát đòi hỏi phải nhịn ăn hoặc hạn chế thực phẩm, đồ uống để kết quả chính xác hơn, nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tâm lý lo lắng có thể ảnh hưởng đến quá trình tầm soát. Hãy giữ bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để quá trình kiểm tra diễn ra thuận lợi.
  • Nếu đang dùng thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu hay thuốc nội tiết, hãy báo cho bác sĩ để có chỉ dẫn điều chỉnh phù hợp trước khi tầm soát.
  • Tầm soát cần được thực hiện định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo phát hiện và điều trị ung thư sớm nhất có thể.

Hy vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ hiểu được khám tổng quát có phát hiện được ung thư không và nắm rõ việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình. Vì thế, mọi người hãy dành thời gian cho bản thân và đi khám sức khỏe ngay hôm nay nhé.

Khuyến cáo Y khoa: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ