Mụt lẹo mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Mụt lẹo mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 3 5, 2025

Mụt lẹo mắt thường do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn gây ra và hình thành các nốt u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt. Bệnh lý không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây sưng, đau, khó chịu cho người bệnh và dễ tái phát. Vậy mụt lẹo mắt là gì? Lẹo mắt có lây không? Cách chữa lẹo mắt như thế nào?

Mụt lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt (Stye) là tình trạng sưng bờ mi mắt cấp tính do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng nang lông mi, dẫn đến hình thành cục u (nhọt) ở rìa bên ngoài hoặc trong mí mắt, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn. Lẹo mắt do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra dẫn đến sưng đỏ, đau nhức. Quan sát bằng mắt thường, lẹo mắt dễ bị nhầm lẫn với chắp mắt.

Lẹo mắt là một hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến meibomius.
Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến Meibomius (tuyến dầu ở mí mắt).

Tình trạng lẹo mắt thường kéo dài từ 1-2 tuần và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Lẹo mắt thường được chia ra 3 loại:

  • Đa lẹo là tình trạng xuất hiện nhiều đầu lẹo cùng lúc trên một mi, hai mi hoặc cả hai mắt.
  • Lẹo trong mi mắt mọc ở bên trong mi, thường do nhiễm trùng tuyến meibomian – tuyến có chức năng tiết ra lớp mỡ để làm ẩm và trơn cho bề mặt mắt.
  • Lẹo ngoài mí mắt xuất hiện ở bên ngoài bờ mi do nhiễm trùng tuyến Zeis.

Nguyên nhân bị lẹo mắt

Lẹo mắt thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm trùng nang lông mi. Mụn lẹo mắt ở mi ngoài thường do sự tắc nghẽn của tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll), biểu hiện qua sưng đỏ, đau nhức rồi phát triển thành mụn mủ. Mụn lẹo mắt ở mí trong do sự tắc nghẽn của các tuyến meibomian và mụn mủ hình thành trên bề mặt trong của mí mắt. Lẹo có thể xuất hiện ở cả mí trên và mí mắt dưới.

  • Đeo kính áp tròng: Vệ sinh tay kém khi đeo hoặc tháo kính áp tròng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Vệ sinh kém: Thói quen dụi mắt, ít rửa mặt, vệ sinh mắt kém tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt cũ hoặc bẩn: Dụng cụ trang điểm mắt không được vệ sinh thường xuyên có thể chứa vi khuẩn.
  • Viêm bờ mi: Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm ở bờ mi mắt, nơi lông mi mọc ra.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh hồng ban, viêm da tiết bã hoặc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bị lẹo mắt

Lẹo mắt thường bắt đầu với một mụn mủ nhỏ màu vàng nhạt xuất hiện ở gốc lông mi, kèm theo vùng da xung quanh bị đỏ và sưng tấy. Sau một vài ngày, mắt có thể chảy nước mắt và cảm thấy cộm. Trong một số trường hợp nặng, tình trạng viêm có thể gây ra sốt hoặc ớn lạnh.

Khi khám, bác sĩ có thể thấy một vùng nhỏ màu vàng nhô lên trên kết mạc tại vị trí lẹo. Lẹo có thể tự vỡ hoặc tự khỏi, và điều quan trọng là phải vệ sinh sạch sẽ nếu lẹo vỡ để tránh lây lan nhiễm trùng.

Mí mắt bị sưng tấy, đỏ ửng.
Mí mắt bị sưng tấy, đỏ ửng.

Phương pháp chẩn đoán lẹo mắt

Việc phát hiện sớm lẹo mắt có thể khó khăn do các dấu hiệu sưng viêm ban đầu thường không rõ ràng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị lẹo mắt, hãy đến bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải và tiền sử bệnh của bạn để tìm ra những yếu tố có thể gây ra lẹo mắt.
  • Khám mắt bên ngoài: Bác sĩ sẽ kiểm tra mí mắt, da, hình dạng mắt và lông mi để tìm dấu hiệu bất thường.
  • Kiểm tra viền mí mắt: Sử dụng các thiết bị đặc biệt để kiểm tra lông mi và các tuyến dầu ở mí mắt.

Điều trị mắt mọc mụt lẹo

Lẹo mắt thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần, nhưng bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm bớt sự khó chịu và đẩy nhanh quá trình hồi phục:

  • Dùng khăn ấm đắp lên mí mắt bị lẹo khoảng 5-10 phút, 3-5 lần mỗi ngày. Việc này giúp làm mềm và thông thoáng các tuyến dầu.
  • Tẩy da chết nhẹ nhàng cho vùng mắt.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi chạm vào đồ vật hoặc đi vệ sinh.
  • Rửa mặt hàng ngày, chú ý làm sạch vùng da quanh mắt.
  • Tránh dụi mắt hoặc chạm vào vùng bị lẹo.
  • Tuyệt đối không tự nặn mụn lẹo vì có thể gây nhiễm trùng hoặc làm tổn thương mắt.
  • Không trang điểm mắt cho đến khi lẹo lành hẳn.

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng lẹo mắt của bạn và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

  • Kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị lẹo. Một số loại thường dùng là macrolide hoặc erythromycin, vừa có tác dụng kháng khuẩn, vừa giúp bôi trơn mắt. Steroid tại chỗ có thể được dùng trong thời gian ngắn nếu lẹo sưng to và gây áp lực lên giác mạc.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân được sử dụng khi nhiễm trùng lan rộng ra ngoài vùng mắt, gây viêm mô tế bào quanh hốc mắt.
  • Nếu uống kháng sinh không hiệu quả, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ từ lẹo.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết nếu nghi ngờ lẹo có thể là ung thư.

Cách ngăn ngừa lẹo mắt

Để phòng tránh lẹo mắt và các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung, cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng tay dụi hoặc chà mắt, vì có thể đưa vi khuẩn từ tay vào mắt gây nhiễm trùng.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh, đặc biệt trước khi chạm vào mắt hoặc trang điểm mắt.
  • Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mát,… với người khác, đặc biệt là với người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.
  • Chọn mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo chất lượng và giữ cọ trang điểm mắt sạch sẽ.
  • Đeo kính râm hoặc kính bảo vệ mắt để tránh ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và ô nhiễm.
  • Ngoài ra, nếu mắt có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức hoặc khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Chế độ dinh dưỡng khi mắt bị lẹo thế nào?

Khi bị lẹo mắt, việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục rất quan trọng. Bạn nên bổ sung các vitamin tốt cho mắt như vitamin A (có trong cà rốt, rau xanh đậm, bí đỏ, gan…), vitamin C (trong cam, quýt, dâu tây, đu đủ…) và vitamin E (trong cà chua, hạt bí, hạnh nhân, quả bơ…). Bên cạnh đó, những thực phẩm có tính mát, giúp giảm viêm sưng như lê, dưa hấu, đậu xanh, khổ qua, hạt sen, hạt chia,…

Khi bị lẹo mắt, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi
Khi bị lẹo mắt, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi.

Trong quá trình điều trị lẹo mắt, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm có tính nóng như xoài, nhãn, ổi, đồ cay nóng, hành, thịt dê và hải sản, vì chúng có thể làm tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, hạn chế đồ uống có cồn, gas, nhiều đường vì chúng làm suy yếu hệ miễn dịch và gây nóng trong người. Các loại thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều muối cũng không có lợi cho sức khỏe trong thời gian này.

Hướng dẫn chăm sóc khi mắt bị mụt lẹo

Khi phát hiện bị lẹo mắt, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh. Tránh dụi mắt và tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc hoặc chất gì lên mắt, vì có thể làm tình trạng lẹo trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể tự chăm sóc lẹo mắt tại nhà theo những hướng dẫn sau:

  • Rửa mắt nhẹ nhàng, đặc biệt là kẽ bờ mi để giữ cho khu vực này thông thoáng.
  • Dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô và đắp lên mắt trong 5-10 phút.
  • Tránh dùng tay chạm vào mắt. Nếu cần thiết, hãy rửa tay thật sạch trước khi chạm.
  • Tuyệt đối không cố gắng nặn lẹo, vì có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến thị lực hoặc thậm chí gây tổn thương mắt.
  • Không trang điểm mắt cho đến khi lẹo lành hẳn.
  • Rửa mặt thật sạch trước khi đi ngủ để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.

Câu hỏi thường gặp về lẹo mắt

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về lẹo mắt, cùng với câu trả lời chi tiết:

Lẹo mắt có giống chắp mắt không?

Mặc dù dễ bị nhầm lẫn, lẹo mắt và chắp mắt là hai bệnh khác nhau ở mắt. Chắp mắt phát triển từ sự tắc nghẽn tuyến bã nhờn ở giữa mí mắt, gây sưng nhưng ít đau, và thường tiến triển thành một nốt u hạt không đau do viêm mãn tính không nhiễm trùng. Ngược lại, lẹo mắt hình thành do nhiễm khuẩn các tuyến dầu hoặc ở bờ mi.

Lẹo mắt có tự khỏi không?

Lẹo mắt thường có thể tự khỏi nếu bạn chăm sóc mắt đúng cách. Điều quan trọng là giữ vệ sinh mắt, đảm bảo bờ mi thông thoáng và tránh chạm tay vào mụn lẹo. Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài cũng giúp ngăn ngừa bụi bẩn. Bên cạnh đó, chườm ấm là một biện pháp hiệu quả để giúp mụn lẹo nhanh chóng tiêu tan khi bạn tự điều trị tại nhà.

Nếu bạn nhận thấy mí mắt trên hoặc dưới xuất hiện nốt sưng đỏ, gây đau, khó chịu và ảnh hưởng đến tầm nhìn, hãy đến khám tại chuyên khoa Mắt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị. 

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo: Hordeolum (Stye). (2024, February 19). Johns Hopkins Medicine. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hordeolum-stye
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ