Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười hai 19, 2024

Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus gây bệnh. Chính vì vậy, cha mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. 

Vì sao trẻ dưới 1 tuổi cần phải tiêm ngừa đầy đủ?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch tốt ngay sau khi chào đời nhờ nhận được kháng thể thụ động từ mẹ trong suốt thai kỳ và từ sữa mẹ sau sinh, trong đó sữa mẹ chứa lượng kháng thể bề mặt sIgA cao gấp 10-100 lần so với trong máu, tạo nên hệ miễn dịch thụ động vững chắc bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Tuy nhiên, khoảng 3-6 tháng sau sinh thì hệ miễn dịch thụ động của trẻ bắt đầu suy giảm. Trong khi đó, hệ miễn dịch chủ động vẫn còn yếu và chưa thể tự sản sinh đủ kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể, khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao.

Việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin khuyến cáo ngay từ những tháng đầu đời rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.
Tiêm chủng giúp trẻ tạo kháng thể chống lại các mầm bệnh, tạo miễn dịch chủ động, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh.

Theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 1980, các bệnh truyền nhiễm chiếm 12,5% tổng số ca tử vong ở trẻ sơ sinh và làm mất gần 400.000 năm tuổi thọ tiềm tàng bị mất do tử vong ở trẻ sơ sinh, đồng thời gây ra 9% số ca tử vong ở trẻ nhẹ cân và hơn 18% tổng số ca tử vong trong giai đoạn sau sinh.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng, việc tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Chi phí tiêm chủng thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Có thể thấy, tiêm ngừa là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan, mỗi 1 USD đầu tư vào tiêm ngừa giúp tiết kiệm 16 USD (khoảng 400.000 VNĐ) cho chi phí khám chữa bệnh.

Tiêm chủng là quyền lợi thiết yếu của trẻ em, là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể chống chỉ định hoặc cần tạm hoãn tiêm chủng. Theo Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019 của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng, việc khám sàng lọc nhằm mục đích phát hiện các trường hợp trẻ em có bất thường về sức khỏe, giúp đưa ra quyết định chính xác và an toàn về việc tiêm chủng.

  • Trẻ có tiền sử phản vệ nặng với vắc xin cùng loại hoặc suy giảm miễn dịch nặng không được tiêm vắc xin sống.
  • Nên trì hoãn tiêm chủng khi trẻ đang mắc bệnh cấp tính; sau khi trẻ hồi phục, cần tiếp tục lịch tiêm để đảm bảo miễn dịch đầy đủ.
  • Bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ không sốt không phải là lý do để trì hoãn tiêm chủng.

Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

Việc tiêm chủng đầy đủ là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lịch tiêm chủng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thiết kế để giúp trẻ hình thành miễn dịch tự nhiên chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm nào trong lịch tiêm chủng có thể làm giảm khả năng bảo vệ toàn diện của trẻ.

LỊCH TIÊM ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI
Vắc xin Sơ sinh 2 tháng 3 tháng 4 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 12 tháng
BCG – Vắc xin Lao liều sơ sinh
Heberbiovac, Gene-HBvax, Euvax B – Vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh
Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) (vắc xin 6 trong 1) Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B
Pentaxim (Pháp)/ Infanrix IPV+Hib (Bỉ) (vắc xin 5 trong 1) Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib
Rotarix (Bỉ) Tiêu chảy cấp do Rotavirus
Rotateq (Mỹ)
Rotavin (Việt Nam)
Synflorix (Bỉ) Các bệnh do phế cầu khuẩn
Prevenar 13 (Bỉ)
VA-Mengoc-BC (Cu Ba)

Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C

Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac (Hà Lan)- Cúm
MVVac (Việt Nam) – Sởi
Priorix (Bỉ) – Sởi, Quai bị, Rubella
Menactra (Mỹ) – Viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135
Imojev (Thái Lan) – Viêm não Nhật Bản
Varilrix (Bỉ) Thủy đậu
Varivax (Mỹ)/

Varicella (Hàn Quốc)

MMR-II (Mỹ) phòng Sởi – Quai bị – Rubella
Jevax (Việt Nam) – viêm não Nhật Bản
Twinrix (Bỉ) – viêm gan A+B
AVAXIM 80U (Pháp)  – Viêm gan A 

Chi tiết các loại vắc xin tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi

Mỗi loại vắc xin đều có vai trò phòng ngừa một hoặc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cụ thể:

Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là vô cùng quan trọng, giúp bé phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.
Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là vô cùng quan trọng, giúp bé phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.

Vắc xin phòng Lao cho trẻ sơ sinh

Theo báo cáo từ Global Tuberculosis Report 2022 – WHO vào năm 2021, Việt Nam ghi nhận 169.000 trường hợp mắc bệnh lao, dẫn đến 12.000 trường hợp tử vong. Đáng báo động hơn, Việt Nam đứng thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Trước tình hình số ca mắc và tử vong do lao có xu hướng gia tăng so với các năm trước, Bộ Y tế bày tỏ lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch lao rộng khắp trong cộng đồng.

Vắc xin phòng Lao (BCG – Việt Nam) được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa vào lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi và khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 24 giờ đầu sau sinh. Chỉ cần tiêm một liều duy nhất, vắc xin có thể giúp trẻ phòng ngừa được bệnh và các biến chứng ảnh hưởng đến phổi, hạch bạch huyết, thận, hệ thần kinh, đặc biệt có hiệu quả cao đến 70% trong việc phòng ngừa lao viêm màng não.

Vắc xin phòng Viêm gan B liều trẻ sơ sinh

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 10-20% phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc viêm gan B mạn tính và con số này có xu hướng tăng trong tương lai. Đáng chú ý, virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong hoặc sau khi sinh với tỷ lệ 5-10%, và 90% trẻ sơ sinh mắc viêm gan B từ mẹ chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính.

Các chuyên gia của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế) khẳng định viêm gan virus HBV là một trong hai loại viêm gan gây gánh nặng lớn nhất toàn cầu, là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, suy gan và chiếm 80% ca ung thư gan trên thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B (HBV) rất cao.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc xin viêm gan B liều đầu tiên cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh (đạt hiệu quả bảo vệ lên đến 90%), nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B (HBV) và các biến chứng nguy hiểm. Việc tiêm chủng sau 1 tuần sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ xuống còn khoảng 50%.

Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành các loại vắc xin viêm gan B là Euvax (Hàn Quốc), Engerix B (Bỉ), Heberbiovac (Cuba) và Gene-HBvax (Việt Nam).

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ