Lưu ngay lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi​ đầy đủ

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Lưu ngay lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi​ đầy đủ

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 1 17, 2025

Lịch tiêm chủng cho trẻ em giống như một tấm lá chắn vững chắc, giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 0 đến 12 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, việc tiêm chủng đúng lịch là vô cùng cần thiết. Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi, ba mẹ dễ dàng theo dõi và không bỏ sót các mũi tiêm vắc xin quan trọng trong những năm đầu đời.

Lợi ích của việc tiêm phòng cho trẻ dưới 12 tuổi

Trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 0-12 tuổi, dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nghiêm trọng do cơ thể non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ dễ bị tổn thương và chịu di chứng nặng nề hơn so với người lớn. Nhiều trường hợp dù được điều trị tích cực, kịp thời, bệnh vẫn có thể để lại di chứng nghiêm trọng, kéo dài, thậm chí vĩnh viễn như liệt, mù, điếc, đoạn chi, mất nhận thức, chậm phát triển trí tuệ, thể chất,…

Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ hình thành miễn dịch, phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ hình thành miễn dịch, phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

May mắn thay, phần lớn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em có thể được phòng ngừa an toàn và hiệu quả bằng vắc xin. Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đã được bất hoạt hoặc giết chết. Khi tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, giúp trẻ có “trí nhớ miễn dịch” đặc hiệu để chống lại bệnh tật.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), vaccine có khả năng bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Khoảng 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ xây dựng được hệ miễn dịch vững chắc bảo vệ cơ thể.

Tiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng ngừa bệnh tật đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nhất. Theo thống kê, cứ 1 đồng đầu tư cho tiêm chủng sẽ tiết kiệm được 16 đồng chi phí chăm sóc y tế, thăm khám và điều trị bệnh. Trẻ có thể tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn an toàn, không gây quá tải cho hệ miễn dịch. Tiêm chủng vắc xin là sự đầu tư tài chính khôn ngoan, đầu tư thông minh cho tương lai. Khi được tiêm chủng đầy đủ, trẻ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong, yên tâm học tập. Sức khỏe của trẻ được đảm bảo sẽ giúp gia đình giảm gánh nặng tài chính do chi phí điều trị bệnh, cha mẹ cũng có thêm thời gian cho các hoạt động khác, từ đó nâng cao đời sống tinh thần.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi​

Việc tiêm chủng giúp trẻ hình thành miễn dịch, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0-12 tuổi thường bao gồm các loại vắc xin sau:

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 12 tuổi theo từng mốc thời gian cụ thể

Vaccine phòng bệnh Tháng tuổi Năm tuổi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 15 18 2 4 5 6 7 8 9 10 12
Lao Mũi 1 Nếu không thể tiêm vắc xin trong tháng đầu tiên
Viêm gan B** 24h đầu sau sinh Mũi 2 Mũi 3 Tiêm 3 – 4 mũi (nếu chưa tiêm chủng)
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 1 mũi (nhắc lại mỗi 10 năm) hoặc tiêm đủ 3 mũi nếu chưa từng tiêm trước đó.
Bại liệt Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5
Viêm màng não mủ, viêm phổi do HiB Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Tiêm 1 mũi (nếu chưa tiêm chủng)
Tiêu chảy cấp do Rotavirus Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3*
Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4
Viêm màng não mô cầu nhóm B Mũi 1 Mũi 2 Mũi nhắc
Viêm màng não mô cầu nhóm B, C Mũi 1 Mũi 2 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng)
Viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 2 mũi 1 mũi
Cúm Mũi 1 Mũi 2 Tiêm nhắc 1 mũi mỗi năm
Viêm não Nhật Bản (vaccine bất hoạt não chuột) Mũi 1 + 2 Mũi 3

Nếu chưa tiêm vắc xin, cần tiêm đủ 3 mũi; sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm.

Viêm não Nhật Bản

(vaccine bất hoạt tế bào Vero)

Mũi 1 + 2

Mũi nhắc lại cách mũi 1 ít nhất 12 tháng.

Viêm não Nhật Bản

(vaccine sống)

Mũi 1

Sau khi tiêm mũi thứ nhất, cần tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 12 tháng.

Sởi – Quai bị – Rubella Mũi 1 Mũi 2 Nếu chưa tiêm chủng, cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau một tháng
Thủy đậu (trái rạ) Mũi 1 Mũi 2 Khoảng cách giữa hai mũi là 1-3 tháng tùy thuộc vào độ tuổi (nếu chưa tiêm chủng)
Viêm gan A Mũi 1 Mũi 2 Tiêm 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng)
Viêm gan A + B Mũi 1 Mũi 2 Tiêm 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng)
Uốn ván

Cần tiêm đủ 3 mũi, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 5-10 năm.

Các bệnh do HPV

(vaccine Gardasil)

3 mũi
Các bệnh do HPV

(vaccine Gardasil 9)

2 mũi
Thương hàn Tiêm 1 mũi, cần tiêm nhắc mỗi 3 năm
Tả Uống 2 liều cách nhau 2 tuần
Dại
  • Lịch tiêm dự phòng trước phơi nhiễm bao gồm 3 mũi cơ bản và các mũi nhắc lại cho những người có nguy cơ cao.
  • Khi bị phơi nhiễm, cần tiêm vắc-xin bắt buộc: 5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng trước đó, hoặc 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi​ chi tiết

Lịch tiêm này có thể thay đổi đôi chút tùy theo khuyến cáo của Bộ Y tế và tình hình dịch bệnh tại từng địa phương. Sau đây là thông tin tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 12 tuổi theo từng mốc thời gian, cụ thể:

Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.
Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

Giai đoạn sơ sinh

Ngay sau sinh, trong vòng 24 giờ đầu, trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương nghiêm trọng tế bào gan, dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Các chuyên gia cho biết 100% ca ung thư gan đều có nguyên nhân từ viêm gan. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu viêm gan B, và hầu hết người mắc phải sống chung với bệnh suốt đời.

Nếu mẹ mắc viêm gan B, trẻ có nguy cơ cao lây nhiễm virus trong quá trình sinh, do bệnh có thể lây qua đường máu. Vì vậy, ngoài vắc xin viêm gan B, trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B cần tiêm thêm huyết thanh kháng viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 7 ngày sau sinh. Hiệu quả của huyết thanh sẽ giảm theo thời gian, và nếu tiêm sau 7 ngày sẽ không còn hiệu quả phòng ngừa.

Với trẻ sinh non dưới 2kg hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh, mũi tiêm viêm gan B sẽ được trì hoãn đến khi sức khỏe của trẻ ổn định trở lại. 

Trong 24 giờ đầu sau sinh, ngoài vaccine viêm gan B, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa vaccine lao càng sớm càng tốt. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra, thường gây tổn thương ở phổi và hệ hô hấp. Trực khuẩn lao có thể phát triển nhanh chóng và lan đến các cơ quan khác như xương, gan, thận thông qua đường máu và hạch bạch huyết. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như ho ra máu, tràn khí/tràn dịch màng phổi, giãn phế quản, xơ phổi và suy hô hấp mạn tính.

  • Các loại vắc xin viêm gan B bao gồm: Heberbiovac HB (Cuba), Gene HB vax (Việt Nam) và Engerix B (Bỉ);
  • Vắc xin phòng lao: BCG (Việt Nam).

Giai đoạn từ 1 tháng tuổi

Trong tháng đầu sau sinh, trẻ có thể tiêm mũi thứ hai vắc xin viêm gan B đơn hoặc nên ưu tiên chờ đến 6 tuần tuổi để tiêm các loại vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B.

Giai đoạn 6 tuần tuổi

  • Vắc xin phối hợp 6 trong 1 bao gồm: Hexaxim (Pháp) và Infanrix Hexa (Bỉ);
  • Vắc xin phối hợp 5 trong 1 là Pentaxim (Pháp);
  • Các loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu là Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ);
  • Các loại vắc xin phòng bệnh do Rotavirus bao gồm: Rotarix (Bỉ), Rotavin (Việt Nam) và Rotateq (Mỹ).

Theo lịch tiêm chủng cho trẻ 0-12 tuổi, khi trẻ được 6 tuần tuổi, trẻ đã có thể tiêm các vắc xin tiếp theo. Cụ thể, mũi tiêm đầu tiên của vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib và viêm gan B) chỉ với một mũi tiêm. Nếu phụ huynh chọn tiêm vắc xin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib), cần tiêm bổ sung thêm một liều vắc xin viêm gan B đơn để cung cấp kháng thể viêm gan B còn thiếu.

Từ 6 tuần tuổi, trẻ có thể bắt đầu được tiêm mũi 1 vắc xin phế cầu khuẩn (phòng viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa) và uống mũi 1 vắc xin Rotavirus (phòng tiêu chảy cấp).

 Giai đoạn từ 2 tháng tuổi

Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin phế cầu khuẩn và Rotavirus ở giai đoạn 6 tuần tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tiêm cho trẻ những loại vắc xin này khi trẻ đạt 2 tháng tuổi. Đồng thời, ở giai đoạn này, trẻ cũng có thể bắt đầu được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B, cụ thể là vắc xin Bexsero (Ý).

Giai đoạn từ 3 tháng tuổi

Trong lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 đến 12 tuổi, các vắc xin được khuyến cáo tiêm ở giai đoạn 3 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả bảo vệ của các mũi tiêm trước đó. Cụ thể, các vắc xin này bao gồm mũi thứ hai của vắc xin 6 trong 1, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn và liều uống thứ hai của vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Mũi tiêm vắc xin đầu tiên đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết lập hệ miễn dịch cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên, các mũi tiêm nhắc lại sau đó lại có vai trò quan trọng không kém, giúp củng cố và tái tạo lượng kháng thể đã suy giảm sau mũi tiêm đầu. Nhờ đó, hệ miễn dịch của trẻ được củng cố, đạt đến ngưỡng bảo vệ cần thiết. Vì vậy, cha mẹ không nên bỏ qua giai đoạn tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 tháng tuổi.

 Giai đoạn từ 4 tháng tuổi

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, đây là thời điểm thích hợp để tiêm các mũi vaccine quan trọng bao gồm: mũi thứ 3 của vaccine 6 trong 1, vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn, uống liều thứ 3 vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus và tiêm mũi 2 vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B.

Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi

  • Vắc xin VA-Mengoc-BC (Cuba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng;
  • Các vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới, bao gồm Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan), được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi;
  • Vắc xin Menactra (Pháp) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi;
  • Vắc xin Imojev, một loại vắc xin thế hệ mới, được dùng để phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên;
  • Vắc xin phối hợp Priorix (Bỉ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên;
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Giai đoạn 6 tháng tuổi là thời điểm đặc biệt quan trọng vì trẻ không còn nhận được kháng thể truyền thụ động từ mẹ. Do đó, việc tiêm phòng theo lịch 0-12 tuổi tại thời điểm này không nên bỏ qua. Trẻ cần được tiêm mũi 1 vaccine ngừa cúm và mũi 1 vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C.

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, cần tiêm mũi 2 vaccine ngừa cúm để tăng cường nồng độ kháng thể, giúp bảo vệ trẻ tối ưu khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm trong năm đầu đời.

Ở thời điểm 8 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm mũi thứ 2 của vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C để hoàn thành phác đồ tiêm chủng.

Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tiêm thêm các loại vaccine mới để tăng cường hệ miễn dịch. Các vaccine cần tiêm gồm: vaccine ngừa viêm não Nhật Bản (đối với vaccine sống), vaccine ngừa bệnh sởi – quai bị – rubella và vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Ngoài ra, trẻ cũng cần tiêm mũi 2 vaccine ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 (sau khi đã tiêm mũi 1 vào lúc 6 tháng tuổi).

 Giai đoạn từ 12 tháng tuổi

  • Vaccine ngừa bệnh viêm gan A Havax (Việt Nam) và Avaxim 80U (Pháp);
  • Vaccine phối hợp ngừa bệnh viêm A + B Twinrix (Bỉ);
  • Nếu trẻ chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu, có thể sử dụng vắc xin Varicella (Hàn Quốc) hoặc Varivax (Bỉ);
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax (Việt Nam) được chỉ định cho trẻ chưa từng được tiêm vắc xin phòng bệnh này trước đó;
  • Vắc xin MMR-II (Mỹ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella được chỉ định cho trẻ chưa từng được tiêm vắc xin phòng các bệnh này trước đó.

Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, việc tiếp xúc với nhiều người hơn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để bảo vệ trẻ, theo lịch tiêm chủng từ 0 đến 12 tuổi, trẻ cần được tiêm mới vắc xin phòng viêm gan A, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (vaccine bất hoạt), vắc xin 3 trong 1 phòng sởi – quai bị – rubella. Đồng thời, trẻ cần tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin viêm não Nhật Bản (nếu đã tiêm vaccine sống ở giai đoạn 9 tháng tuổi), mũi 2 vắc xin thủy đậu và mũi 2 vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135.

Bên cạnh các vắc xin cơ bản, bố mẹ cần chú ý tiêm nhắc lại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B cho trẻ khi trẻ 12 tháng tuổi.

Giai đoạn 15 – 24 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ cần được tiêm mũi thứ 4 của vắc xin 6 trong 1 và mũi thứ 2 của vắc xin phòng viêm gan B. Ba mẹ không nên bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại vì nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian. Kháng thể với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chỉ được hoàn thiện khi trẻ được tiêm đủ mũi và đúng lịch theo khuyến nghị, nếu không, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh sau mũi tiêm đầu tiên.

Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Sau 2 năm, hệ miễn dịch của trẻ đã phát triển và có khả năng chống lại một số virus gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, các mũi tiêm trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 12 tuổi sẽ giảm dần, chủ yếu tập trung vào các mũi tiêm nhắc lại. Trong đó có mũi 3 vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (đối với vắc xin bất hoạt). Đồng thời, trẻ cũng sẽ bắt đầu tiêm 1 mũi vắc xin thương hàn, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm, và uống 2 liều vắc xin tả cách nhau 2 tuần.

Giai đoạn 3 – 12 tuổi

Trong giai đoạn tiền học đường từ 4 đến 6 tuổi, trẻ cần được tiêm các loại vắc xin sau đây:

  • Tetraxim (Pháp) là vắc xin phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván và bại liệt;
  • Prevenar 13 (Bỉ) là vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa;
  • Vaccine ngừa cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) / Influvac Tetra (Hà Lan);
  • Các loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản là Jeev (Ấn Độ), Jevax (Việt Nam) và Imojev (Thái Lan);
  • Menactra (Mỹ) là vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu các nhóm A, C, Y và W;
  • Bexsero (Ý) là vắc xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu nhóm B;
  • Các loại vắc xin ngừa bệnh thủy đậu là Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc);
  • MMR-II (Mỹ), Priorix (Bỉ), và MMR (Ấn Độ) là các vắc xin ngừa sởi, quai bị, và rubella;
  • Twinrix (Bỉ) là vắc xin phối hợp ngừa bệnh viêm gan A và viêm gan B;
  • Typhoid Vi (Việt Nam) và Typhim VI (Pháp) là các vắc xin phòng ngừa thương hàn;
  • Vaccine ngừa tả mOrcvax (Việt Nam).

Trong giai đoạn đi học, trẻ có nguy cơ cao bị lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm, dẫn đến tình trạng bệnh chồng bệnh, biến chứng chồng biến chứng và bệnh nặng càng thêm nặng như viêm màng não, thủy đậu, sởi… Vì vậy, trẻ từ 3 đến 12 tuổi vẫn cần được tiêm thêm một số mũi nhắc lại để hoàn thành phác đồ cơ bản của các loại vắc xin quan trọng. Cụ thể, trẻ cần tiêm mũi thứ 5 vắc xin 6 trong 1 và mũi thứ 2 vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella vào giai đoạn 4 – 6 tuổi.

Bên cạnh các vắc xin đã tiêm ở giai đoạn tiền học đường, trẻ từ 7 đến 12 tuổi cần tiêm thêm các loại vắc xin sau:

  • Vắc xin Gardasil (Mỹ) ngừa các bệnh do HPV được tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, giúp phòng ngừa 4 tuýp HPV nguy hiểm là 6, 11, 16 và 18;
  • Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) ngừa các bệnh do HPV được tiêm cho bé trai, bé gái, thanh niên nam nữ, cộng đồng LGBT, MSM… từ 9 đến 26 tuổi, giúp phòng ngừa 9 tuýp HPV nguy hiểm và phổ biến là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58;
  • Adacel (Canada) và Boostrix (Bỉ) là các vắc xin phối hợp ngừa bạch hầu, ho gà và uốn ván;
  • Vaccine ngừa uốn ván đơn VAT (Việt Nam).

Trẻ tròn 7 tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván. Sau đó, cứ mỗi 10 năm, trẻ sẽ cần tiêm nhắc lại một mũi để duy trì nồng độ kháng thể chống lại bộ ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này suốt đời.

Từ 9 tuổi trở lên, cả bé trai và bé gái đều có thể tiêm vắc xin ngừa HPV để phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục khác do HPV gây ra. Số lượng mũi tiêm có thể là 2 hoặc 3, tùy thuộc vào loại vắc xin và độ tuổi bắt đầu tiêm. Đặc biệt, giai đoạn 9 – 14 tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để tiêm vắc xin HPV, vì cơ thể trẻ có đáp ứng miễn dịch tốt nhất và tạo ra kháng thể mạnh nhất.

Trường hợp không nên tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi

Nếu trẻ đã từng bị sốc hoặc có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, tuyệt đối không được tiêm lại loại vắc xin đó.
Nếu trẻ đã từng bị sốc hoặc có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, tuyệt đối không được tiêm lại loại vắc xin đó.

Một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng một số loại vắc xin hoặc cần tiêm trễ hơn so với lịch trình thông thường, bao gồm:

  • Trường hợp trẻ có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng sốc phản vệ với vaccine rất hiếm gặp, chỉ khoảng 1,31/1.000.000 liều tiêm. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra như phát ban, nôn ói, sốt, sưng tấy chỗ tiêm, đau đầu. Nếu trẻ có những triệu chứng này, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét việc điều chỉnh lịch tiêm chủng.
  • Trẻ đang sốt cao trên 38 độ C không nên tiêm vaccine ngay, vì tình trạng sốt có thể làm các tác dụng phụ của vaccine trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ 2-4 tuổi bị hen suyễn hay có tiền sử thở khò khè trong 12 tháng qua, không nên sử dụng vaccine cúm dạng xịt mũi. Loại vaccine này được tạo từ virus cúm sống đã suy yếu và có thể gây cơn hen suyễn nặng hơn.
  • Việc sử dụng steroid liều cao có thể làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch chống virus. CDC khuyến nghị nên trì hoãn việc tiêm các vaccine chứa virus sống như MMR, thủy đậu, đậu mùa vài tuần sau khi trẻ dùng steroid liều cao.
  • Khi trẻ đang điều trị ức chế miễn dịch (như hóa trị hoặc điều trị bệnh tự miễn), nên tránh tiêm các vaccine chứa virus sống. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể tiêm các vaccine chứa virus bất hoạt như vaccine cúm để giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm trùng, dù hiệu quả bảo vệ có thể không cao bằng trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Các điều kiện chống chỉ định khác sẽ tuân theo quy định của nhà sản xuất từng loại vắc xin.

Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ 0 – 12 tuổi

Tiêm chủng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm

Trước khi tiêm phòng, trẻ cần được khám sàng lọc kỹ lưỡng để kiểm tra tình trạng sức khỏe và đảm bảo đủ điều kiện tiêm chủng. Bố mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng và các liệu pháp điều trị mà trẻ đang trải qua, để bác sĩ có thể đưa ra quyết định tiêm an toàn hoặc hoãn lịch tiêm phù hợp.

Trấn an tinh thần của trẻ

Tâm lý sợ kim tiêm, vật nhọn và sợ đau là điều tự nhiên, đặc biệt ở trẻ em, khiến trẻ thường có xu hướng sợ tiêm chủng. Vì vậy, trước khi tiêm, bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cho trẻ biết lý do tại sao cần phải tiêm và những hậu quả nếu không tiêm. Đồng thời, bố mẹ cần trấn an, động viên tinh thần, giúp trẻ hợp tác tốt hơn trong quá trình tiêm chủng.

Phối hợp trong quá trình tiêm

Tại phòng tiêm, phụ huynh cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về vaccine với điều dưỡng, bao gồm tên vaccine, hạn sử dụng, chất lượng, liều dùng và đường tiêm, đối chiếu với chỉ định của bác sĩ để đảm bảo trẻ được tiêm đúng loại vaccine.

Phụ huynh cần phối hợp với điều dưỡng để trấn an trẻ và giữ trẻ ở tư thế phù hợp theo hướng dẫn, giúp quá trình tiêm chủng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường như nôn ói, thở nhanh, nổi mẩn đỏ. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Khi về nhà, trẻ cần được tiếp tục theo dõi cẩn thận trong vòng 48-72 giờ. Phụ huynh cần chú ý theo dõi nhịp thở, tình trạng ăn uống/ngủ nghỉ của trẻ, đồng thời thường xuyên quan sát vùng da xung quanh vết tiêm và toàn thân.

Sau tiêm, trẻ nên mặc quần áo thoáng mát và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu trẻ sốt từ 38.5 độ C, có thể cho uống thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng. Với vết tiêm sưng đỏ, chỉ nên chườm lạnh bằng nước đá và khăn sạch, tuyệt đối không đắp lá, thuốc hay chườm nóng, thoa dầu để tránh nhiễm trùng.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe quan trọng nhất cho trẻ em. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi​ giúp trẻ hình thành miễn dịch, phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Vì vậy, việc nắm vững lịch tiêm chủng là vô cùng cần thiết.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo: 

  1. Gardner, A. (2022, December 29). 8 scenarios to delay vaccines for kids. Healthhttps://www.health.com/condition/vaccines/8-reasons-to-delay-vaccines-for-kids
  2. CDC. (2023, August 30). Baby Vaccines at Birth. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/parents/by-age/newborn-birth.html
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ