Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 13, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem căn bệnh này lây qua con đường nào nhé. Viêm gan B có thể lây truyền thông qua 3 con đường, bao gồm:
Riêng với đường truyền thứ 3, bạn cần biết rằng em bé sinh ra từ mẹ nhiễm virus HBV có 70 – 90% nguy cơ phát triển thành bệnh viêm gan B mạn tính nếu không được dự phòng miễn dịch đầy đủ sau phơi nhiễm. Vì thế, mẹ bầu cần làm xét nghiệm viêm gan B càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi lượng virus HBV tồn tại trong máu của thai phụ (nếu có) và có thể chỉ định sử dụng thuốc nếu bệnh diễn ra nghiêm trọng.
Dùng thuốc sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây truyền virus HBV cho trẻ sau khi sinh. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được tiêm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) và mũi vắc xin HBV đầu tiên sau sinh để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh một cách tối ưu.
Viêm gan B là bệnh lý dễ lây. Trẻ nhỏ sinh ra từ mẹ nhiễm virus HBV có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, nhiều bạn đọc băn khoăn nếu mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không? Trên thực tế, mẹ hãy yên tâm cho trẻ bú bình thường. Mặc dù virus HBV được tìm thấy trong sữa của mẹ bị viêm gan B nhưng việc cho con bú không làm gia tăng đáng kể nguy cơ truyền bệnh sang con.
Hơn nữa, chỉ cần bé được tiêm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HIBG) sau sinh và chủng ngừa đủ 3 mũi vắc xin HBV thì vẫn có thể được bảo vệ một cách tối ưu. Cụ thể, cần tiến hành tiêm ngừa viêm gan B cho bé theo lịch trình như sau:
Mặc dù lịch chủng ngừa vắc xin viêm gan B được thực hiện như trên nhưng mẹ vẫn không cần trì hoãn việc cho con bú cho đến khi bé tiêm phòng đủ mũi. Vì nguy cơ lây nhiễm virus HBV qua sữa mẹ là không đáng kể. Trong khi đó, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ cao hơn nguy cơ lây bệnh.
Hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú trong trường hợp núm vú bị nứt, chảy máu hay không. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận vì virus HBV có thể lây lan qua đường máu. Nếu quầng vú hoặc núm vú bị chảy máu, nứt nẻ, cách tốt nhất là bạn nên tạm ngưng trực tiếp cho trẻ bú. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ truyền bệnh cho con thông qua đường máu.
Song song đó, để duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể vắt sữa ra trữ trong tủ lạnh bằng túi chuyên dụng. Trẻ có thể dùng dần cho đến khi núm vú của mẹ lành hẳn. Một số giải pháp khác được đề xuất là sử dụng nguồn sữa mẹ được hiến tặng hoặc cho trẻ dùng sữa công thức nếu cần.
Dưới đây là những cách giúp phòng tránh nguy cơ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con:
Không nên mang thai trong giai đoạn bị viêm gan cấp tính
Bệnh nhân tốt nhất không nên mang thai trong giai đoạn virus đang hoạt động. Chỉ khi xét nghiệm HBeAg âm tính, chức năng gan trở lại bình thường thì mới nên có thai. Do đó, với chị em mắc bệnh viêm gan B mạn tính cần chủ động đến cơ sở y tế thăm khám tiền sản để đánh giá tình trạng bệnh một cách chính xác.
Tiêm vắc xin HBV cho trẻ sau sinh
Theo nhận định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và WHO, phương pháp hiệu quả, an toàn nhất để phòng tránh nguy cơ truyền nhiễm virus HBV là thực hiện việc chủng ngừa vắc xin viêm gan B.
Nếu mẹ bầu nhiễm virus HBV, cần tiến hành chủng ngừa vắc xin cho trẻ ngay trong vòng 12 đầu sau khi ra đời (tiêm tại 2 vị trí khác nhau). Theo đánh giá của các chuyên gia, tiêm vắc xin trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh sẽ có khả năng phòng được 85 – 90% các trường hợp trẻ nhiễm virus HBV từ mẹ. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh theo thời gian sẽ giảm dần, không đạt nếu tiêm sau 7 ngày. Toàn bộ quy trình tiêm vắc xin HBV cho trẻ phải được thực hiện đúng theo phác đồ do bác sĩ chỉ định và phải hoàn thành đầy đủ các mũi.