Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc mẹ đói thai nhi có đói không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác hại nếu mẹ bầu để bụng đói thường xuyên.
Chị em sẽ hay cảm thấy đói bụng trong thời gian mang bầu. Vì thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được chuyển hóa rồi đưa dưỡng chất đến thai nhi. Nhằm duy trì nguồn năng lượng đầy đủ cho cả con và mẹ, đòi hỏi thai phụ phải cung cấp nhiều thực phẩm một cách phong phú, đa dạng.
Bà bầu cũng cảm thấy thèm ăn liên tục do Hormone thay đổi. Thai phụ và em bé đều phải đối mặt với nhiều bất lợi cho sức khỏe nếu mẹ bầu thường xuyên để bụng đói không ăn, đáp ứng thiếu nhu cầu dinh dưỡng. Sự phát triển của thai nhi sẽ phụ thuộc lớn và chế độ ăn uống của mẹ. Các tế bào thần kinh, mô,… đều hình thành và lớn dần nhờ vào dưỡng chất mà mẹ bầu nạp vào cơ thể.
Em bé sẽ chậm lớn, quá trình phát triển toàn diện gặp khó khăn nếu mẹ bầu nhịn ăn hoặc thường xuyên để bụng đói. Con yêu trong bụng có nguy cơ cao bị thiếu cân, còi cọc nếu bà bầu không nạp đủ chất dinh dưỡng. Khả năng mắc nhiều căn bệnh, sinh non thiếu tháng, dị tật bẩm sinh cũng từ đó mà tăng lên. Vì thế, nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không để bụng đói thường xuyên.
Mẹ đói thai nhi có đói không? Đáp án là có bạn nhé. Sự phát triển của thai nhi và chế độ dinh dưỡng của mẹ luôn có sự liên hệ chặt chẽ. Mẹ bầu sẽ cảm nhận các cơn đói thường xuyên hơn sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ phát triển của thai nhi nhanh hơn.
Mỗi khi mẹ đói tức là nguồn dinh dưỡng trong cơ thể chưa đủ để cung cấp cho bé. Thai phụ cần bổ sung thêm dưỡng chất, chủ yếu thông qua đường ăn uống. Đặc biệt, khi mang thai cơ thể sẽ chuyển hóa nhanh chóng, khiến mẹ bầu dễ bị đói dù vừa mới ăn xong.
Đúng như câu nói của dân gian “ăn cho hai người”. Nếu thường đói bụng, mẹ đừng quá lo lắng hay bất ngờ, vì có thể bé yêu của bạn cũng đang đói đấy. Một số mẹ bầu không dám ăn nhiều vì sợ lên cân, muốn giữ dáng, lo ngại thai nhi có nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Bé không thể lớn lên khỏe mạnh nếu mẹ bầu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng. Mẹ bầu dễ bị thiếu máu khi ăn kiêng, thai nhi có nguy cơ sinh non, khuyết tật ống dây thần kinh, nhẹ cân. Thắc mắc mẹ đói thai nhi có đói không đã được giải đáp xong. Thế dấu hiệu để nhận biết em bé đang đói là gì?
Nhằm nhận biết tình trạng thai nhi đang đói, mẹ hãy chú ý đến những dấu hiệu dưới đây:
Mẹ đói cồn cào
Mẹ và thai nhi có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, khi mẹ đói rất có thẻ con yêu trong bụng cũng đang đói. So với tháng đầu tiên, tốc độ phát triển của em bé ở giai đoạn sau nhanh gấp 50 lần. Bất cứ khi nào cảm thấy đói bụng, mẹ bầu hãy ăn ngay một phần nhỏ, sau 2 – 3 tiếng thì ăn phần kế tiếp. Để tránh tình trạng tăng cân quá mức, không nên dùng bữa quá nhiều cùng lúc.
Thai nhi trườn xuống bụng dưới
90 – 95% thời gian trong ngày thai nhi dùng cho việc ngủ. Vì vậy, con sẽ ngủ ngon nếu bé no bụng. Ngược lại, khi trẻ đói sẽ xuất hiện chuyển động trườn xuống bụng dưới hoặc cựa quậy. Lúc này, không những bé đói mà mẹ cũng dễ mất sức, do cơ thể chuyển hóa dưỡng chất cho con. Thế nên, mẹ hãy nhanh chóng bổ sung ngay một món ăn nhẹ lành mạnh nhé.
Thai đạp mạnh và liên tục
Mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của em bé trong bụng từ tháng thứ 5 – 6. Đạp hay chuyển động cũng là một cách để con yêu giao tiếp với mẹ. Và bé sẽ có xu hướng đạp với tần suất cao hơn nếu cảm thấy đói bụng. Thế nên, mẹ bầu hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn nhẹ để bổ sung cho trẻ kịp thời.
Thai phụ bị chóng mặt
Mẹ bầu bị chóng mặt là một trong những dấu hiệu cho thấy thai phụ ăn uống không đủ chất và em bé đang đói bụng. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt còn được xem là biểu hiện của bệnh hạ đường huyết. Tình trạng này rất nguy hiểm, vì mẹ sẽ bị ngất do không ứng biến kịp thời. Lúc chóng mặt, để nhanh chóng ổn định đường huyết, mẹ bầu hãy bổ sung thực phẩm nhiều dinh dưỡng như bánh mì, ngũ cốc,…
Sau khi giải đáp câu hỏi mẹ đói thai nhi có đói không, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ gợi ý cho bạn chế độ ăn phù hợp trong thai kỳ. Cụ thể như sau:
Mẹ hãy ưu tiên ăn các món đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bản thân và thai nhi. Một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất chính là sữa ít béo và các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt sen, hoa quả khô,… Ngũ cốc giúp bạn no lâu hơn, duy trì lượng đường huyết ổn định, tốt cho cả mẹ và bé.
Thai phụ có thể dùng ngũ cốc để chế biến thành những món ăn, thức uống giàu dinh dưỡng như sữa hạnh nhân, cháo hầm chân giò hạt sen,… nhằm thay đổi khẩu vị thêm mới lạ, ngon miệng. Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày để tránh bị đói. Những bữa ăn nhỏ giúp mẹ không bị quá tải cũng như tránh cảm thấy đói. Mẹ lưu ý đừng uống quá nhiều nước trước khi ăn. Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ bầu hãy bổ sung chất xơ vào khẩu phần hàng ngày.