Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi khám phá các mẹo trị cảm cúm tại nhà hiệu quả, chúng ta cần biết biểu hiện của bệnh. Triệu chứng và thời gian diễn ra bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nhìn chung, cảm cúm không đe dọa đến tính mạng, chỉ tác động chủ yếu đến mũi, họng và có thể tự khỏi sau một thời gian.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh là:
Trong nhiều trường hợp thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống và sử dụng thuốc cảm cúm sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, để tránh đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
Chúng ta vừa biết được biểu hiện điển hình của bệnh cảm cúm. Tiếp theo, hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam khám phá mẹo trị cảm cúm tại nhà hiệu quả nhé.
Dưới đây là các mẹo trị cảm cúm tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện, cụ thể như sau:
Trong lúc bị cảm cúm, bạn cần lắng nghe cơ thể của mình. Nếu mệt mỏi thì không nên tập thể dục quá sức. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, bạn đừng cố gắng giải quyết hết công việc hàng ngày. Cho bản thân thư giãn cũng là mẹo trị cảm cúm tại nhà hiệu quả, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn phải ngủ thật đủ giấc và đừng thức quá khuya. Hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn sau khi bạn có chu kỳ giấc ngủ hợp lý. Mỗi đêm bạn nên ngủ khoảng 8 tiếng.
Tinh dầu long não, oải hương, tràm,… có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm đau họng và nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy xông hơi cho không khí trong nhà. Đơn giản hơn, hãy bật vòi hoa sen với nước nóng và vào phòng tắm ngồi hít thở một vài phút. Cách trị cảm cúm sổ mũi này rất hữu ích, bạn nên thử khi mắc bệnh nhé. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng nấm mốc phát triển, bạn cần vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Nếu bạn muốn nhanh chóng làm đường thở thông thoáng, hãy áp dụng mẹo trị cảm cúm tại nhà bằng việc xông hơi. Cách thực hiện rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy đun sôi nước, rồi mang đến nơi thoải mái để ngồi, trùm khăn lên đầu, nhắm mắt và ngả người về trước để hơi nóng bốc lên mặt. Hít thở sâu trong khoảng 30 phút. Nhằm tăng thêm khả năng loại bỏ đờm, sát khuẩn, bạn nên cho vào nước vài giọt tinh dầu khuynh diệp hay bạc hà. Phương pháp này làm giảm triệu chứng nghẹt mũi nhanh chóng.
Cảm giác khó chịu ở vùng mũi sẽ thuyên giảm nếu bạn chườm lạnh hoặc chườm nóng xung quanh khu vực xoang tắc nghẽn. Chườm nóng làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn và hạ bớt áp lực phần xoang mũi. Trong khi chườm lạnh hỗ trợ giảm đau nhanh chóng, khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại. Quả thật là một mẹo trị cảm cúm tại nhà vô cùng hiệu quả.
Nước muối luôn được đánh giá cao về khả năng sát khuẩn. Những cơn đau rát họng giảm đi tức thời khi súc miệng bằng nước muối. Nếu kiên trì áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần/ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh cảm cúm. Bạn có thể mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc hoặc tự pha. Nếu thực hiện tại nhà hãy pha theo tỷ lệ 9 gam muối với 1 lít nước đun sôi. Cách trị ho cảm cúm này nhận được phản hồi tốt từ rất nhiều người.
Khi bị cảm cúm, mũi sẽ trong tình trạng viêm nhiễm và nước mũi chảy ra liên tục khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Do đó, để kiểm soát viêm nhiễm, bạn nên vệ sinh mũi thường xuyên. Bạn có thể dùng dung dịch chuyên dụng, hỉ mũi,… Hãy nhớ vệ sinh tay sau khi thực hiện nhằm tránh làm lây lan bệnh.
Tắm nước nóng bằng vòi sen là mẹo trị cảm cúm tại nhà vô cùng hiệu quả, giúp giữ ẩm, thông mũi, bổ sung nước và khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Bạn cần lưu ý tránh dùng nước lạnh để tắm vì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, do nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột.
Chứng ngạt mũi thường có xu hướng nặng hơn khi nằm xuống. Do đó, khi ngủ bạn nên kê gối cao hơn để quá trình hít thở trở nên thoải mái và dễ dàng, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Đây là mẹo trị cảm cúm tại nhà rất đơn giản nhưng vẫn mang đến hiệu quả tốt.
Khi bị cảm cúm, bệnh nhân nên hạn chế ra ngoài. Tốt nhất hãy cách ly tại nhà và dành thời gian nghỉ ngơi. Vì cảm cúm có thể lây lan, do đó người bệnh tránh đến nơi công cộng, đông đúc. Ngoài ra, nếu thời tiết bên ngoài không thuận lợi sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Cơ thể của bạn dễ bị mất nước khi mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt là lúc xuất hiện triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa. Do đó, người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua đồ uống bổ sung chất điện giải như nước trái cây, nước lọc,… Riêng trà thảo dược được chế biến từ mật ong mang đến khả năng làm dịu cơn đau họng, đồng thời cũng là mẹo trị cảm cúm tại nhà hay bạn nên ưu tiên áp dụng.
Tuy nhiên, đồ uống chứa Caffeine không được khuyến khích vì chúng lợi tiểu nên dễ khiến cơ thể bị mất nước. Trong trường hợp thấy buồn nôn, bạn hãy uống từng ngụm nước nhỏ. Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc làm thế nào để biết cơ thể đã được bổ sung đủ nước? Cách đơn giản là bạn hãy quan sát màu của nước tiểu. Nếu chúng không màu hoặc vàng nhạt thì đạt yêu cầu.
Mẹo trị cảm cúm tại nhà này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, cung cấp năng lượng hiệu quả và giải cảm nhanh hơn. Người mắc cảm cúm nên ưu tiên dùng món lỏng, ấm như súp gà, chào tía tô, canh thịt hầm rau củ,… Đồng thời, bổ sung thêm gừng, các loại hạt vào khẩu phần. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn,…
Dùng thuốc trị cảm cúm
Thuốc trị cảm cúm ngày này có khả năng chữa các triệu chứng như đau họng, ho, sốt, đau nhức, mệt mỏi, nhức đầu, chảy nước mũi,… Một số loại thuốc phổ biến như Paracetamol, Ibuprofen, Loratadine, Fexofenadine, Diphenhydramine, Natri Benzoat, Ambroxol, Codeine, Phenylephrine,… Tuy nhiên, bạn chỉ dùng thuốc khi đã tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Dùng tinh dầu
Tinh dầu bạc hà, tràm,… có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm thông thường. Chỉ cần thoa một ít dầu vào dưới mũi sẽ làm giảm bớt cơn đau và thông mũi nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa cảm cúm bằng cách thoa dầu vào thái dương, lòng bàn chân hoặc tắm bằng nước ấm được thêm ít tinh dầu.