1 Gói Mì Tôm Bao Nhiêu Calo? Ăn Mì Tôm Có Béo Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > 1 Gói Mì Tôm Bao Nhiêu Calo? Ăn Mì Tôm Có Béo Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 21, 2023

Mì tôm là món ăn mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều người sử dụng để thay thế cho bữa cơm. Vậy 1 gói mì tôm bao nhiêu Calo? Ăn mì tôm có béo không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm

Trước khi tìm hiểu “Mì tôm bao nhiêu Calo?” hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá về thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm này nhé! Thông thường mỗi lần sử dụng 108 gram mì tôm (tương đương khoảng 1,5 gói) sẽ có:

  • Chất béo: 24,4 gram.
  • Carbs: 89,4 gram.
  • Protein: 15 gram.
  • Natri (muối): 1% lượng khuyến nghị hàng ngày (DV).

Còn đối với 1 gói mì “hảo hảo” có trọng lượng 75 gram sẽ chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Chất béo: 13 gram.
  • Carbs: 51,4 gram.
  • Chất đạm: 6,9 gram.
Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm
Mì tôm cũng chứa các thành phần dinh dưỡng như Carbs, chất béo, Protein và Natri

Mì tôm có bao nhiêu Calo?

Mỗi gói mì tôm có trọng lượng 75 gram cung cấp khoảng 350 Calo. So với lượng Calo khuyến nghị trong một bữa ăn, nhu cầu Calo của phụ nữ là 300 – 500 và nam giới là 400 – 600. Tuy nhiên, mì tôm thường ít chất xơ, Vitamin, chất đạm, nhưng lại chứa nhiều Carbohydrate, chất béo bão hòa. Do đó, khi tiêu thụ mì tôm bạn nên kết hợp thêm với trứng, thịt, rau xanh để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Mì tôm có bao nhiêu Calo?
75 gram mì tôm cung cấp khoảng 350 Calo

Như vậy chúng ta đã có được câu trả lời “Mì tôm bao nhiêu Calo?”. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hàm lượng Calo có trong các loại mì tôm hiện nay nhé!

Calo trong các loại mì tôm hiện nay

Trên thị trường Việt Nam đang bày bán nhiều loại mì tôm khác nhau. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá hàm lượng Calo những sản phẩm phổ biến hiện nay:

Các loại mì thông dụng Hàm lượng Calo
1 gói mì Hảo Hảo bao nhiêu Calo? Khoảng 350
1 gói mì Kokomi 90 bao nhiêu Calo? Khoảng 380
1 gói mì 3 miền bao nhiêu Calo? Khoảng 380
1 gói mì tôm không gia vị bao nhiêu Calo? Khoảng 188 – 290
1 gói mì Omachi bao nhiêu Calo? Khoảng 345
Calo trong các loại mì tôm hiện nay
Hàm lượng Calo trong các loại mì tôm sẽ khác biệt tùy thuộc vào công thức chế biến của từng nhà sản xuất

Ăn mì tôm có béo không?

Bởi vì mì tôm được chế biến thông qua quá trình chiên trong dầu và sau đó sấy khô, nó chứa một lượng lớn chất béo. Chủ yếu là axit béo no, loại chất béo khó tiêu hóa, chiếm tỷ lệ lên đến 15 – 20% trong mỗi gói mì.

Chất béo trong mì tôm là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân nhanh chóng, cũng như cơ thể không đủ hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết. Việc tiêu thụ chất béo bão hòa thường xuyên, đặc biệt là khi ăn mì tôm mỗi ngày, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ăn mì tôm có béo không?
Tiêu thụ nhiều mì tôm có thể dẫn đến tăng cân

Cách ăn mì tôm không béo

Bên cạnh vấn đề “Mì tôm bao nhiêu Calo?” thì nhiều người cũng quan tâm tới cách ăn mì tôm không béo. So với các thức ăn giàu tinh bột khác, lượng Calo trong mì tôm cao hơn khá nhiều (kể cả cơm trắng thông thường). Vậy làm sao để có thể yên tâm tiêu thụ món ăn khoái khẩu này mà không lo sợ bị tăng cân?

Kiểm soát lượng mì tôm tiêu thụ mỗi bữa

Mì tôm là một món ăn phổ biến, nhưng bạn cần kiểm soát lượng mì tôm ăn mỗi bữa theo kế hoạch ăn uống hợp lý. Ăn quá nhiều mì tôm có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó tác động không tốt cho sức khỏe.

Cách ăn mì tôm không béo
Kiểm soát mì tôm tiêu thụ mỗi bữa có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng béo phì

Bên cạnh đó, hãy kết hợp mì tôm với nguồn tinh bột giàu chất xơ khác như khoai, sắn, yến mạch, để cung cấp tinh bột và năng lượng thay vì dựa hoàn toàn vào mì tôm.

Hạn chế sử dụng gói dầu mỡ trong gói mì

Trong gói mì ăn liền, ngoài mì, thường có thêm gói rau gia vị và dầu. Mì tôm đã được chiên bằng dầu, chứa lượng chất béo đáng kể. Nếu thêm chất béo từ gói dầu mỡ, lượng chất béo trong tô mì sẽ tăng lên đáng kể. Để tránh tình trạng thừa thải chất béo bạn không sử dụng gói dầu trong mì. Lúc này, hương vị của mì vẫn giữ nguyên, giúp giảm lượng Calo tiêu thụ.

Chần sơ mì tôm trước khi ăn

Mì tôm, đặc biệt là mì ăn liền, thường chứa dầu do chiên ngập trong dầu. Một phương pháp giảm lượng dầu là chần sơ mì tôm trước khi chế biến thành món khác. Điều này giúp giảm lượng dầu trong mì và không ảnh hưởng đến hương vị của món ăn thậm chí là làm cho mì trở nên dai, ngon hơn.

Ăn mì kèm với các loại thực phẩm khác

Mì tôm thường chứa nhiều tinh bột và chất béo. Nếu chỉ ăn mỗi mì tôm có thể gây ra mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, hãy kết hợp mì tôm với rau xanh đồng thời bổ sung Protein từ thịt, trứng, tôm. Rau xanh cung cấp chất xơ, Vitamin, khoáng chất, tăng cường cảm giác no cũng như kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ. 

Ăn mì kèm với các loại thực phẩm khác
Dùng kèm mì với các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Hạn chế ăn mì tôm vào buổi tối

Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn vào ban đêm, do đó, hạn chế việc ăn mì tôm vào thời điểm này để tránh gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa. Việc này giúp kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ và giảm nguy cơ tăng cân.

Bớt lượng gia vị từ gói gia vị

Mì tôm ăn liền thường đi kèm với gói gia vị chứa muối. Do mì chính đã chứa muối, việc sử dụng quá nhiều muối từ gói gia vị có thể tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe. Hạn chế sử dụng gia vị để giữ hương vị mì mà không làm tăng lượng muối tiêu thụ.

Lưu ý về việc ăn mì tôm đối với sức khỏe

Tiêu thụ quá nhiều mì tôm có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể. Vì vậy nếu vẫn muốn dùng món ăn khoái khẩu này mà vẫn đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý:

Tăng cường Vitamin từ rau củ

Hãy làm cho tô mì của bạn đầy đủ “màu sắc” bằng cách thêm vào các loại rau củ. Ưu tiên sử dụng rau chân vịt (rau bina), cải xoăn, cà chua và những loại rau củ đậm màu khác để tăng cường hương vị cho mì gói, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Lưu ý về việc ăn mì tôm đối với sức khỏe
Tăng cường Vitamin từ rau củ sẽ giúp tăng hương vị cho mì gói đồng thời giảm thiểu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng

Chọn “topping” thay vì sử dụng muối

Hầu hết các gói muối của mì tăng cường hương vị nhưng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy sử dụng gia vị khác để gia tăng hương vị cho mì gói thay vì sử dụng gói muối có sẵn.

Ngoài ra, việc thêm rau, thịt và trứng vào nấu cùng với mì sẽ tạo ra một hương vị thơm ngon mà không cần phải sử dụng quá nhiều muối.

Kết hợp với nhiều thực phẩm trong tháp dinh dưỡng

Để biến mì ăn liền thành một bữa ăn lành mạnh, hãy kết hợp nó với các thành phần khác trong tháp dinh dưỡng như Protein từ thịt cá, rau củ, sữa,…

Bạn có thể thêm trứng để tăng cường Protein hoặc đậu phụ để bổ sung vitamin B1, khiến cho mì gói trở nên lành mạnh và ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng hấp thay vì xào

Thay vì xào rau để kèm theo mì, hãy thử sử dụng phương pháp hấp hoặc luộc để giảm lượng dầu mỡ. Hấp cũng giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng trong rau, đồng thời giúp cho món mì của bạn lành mạnh thơm ngon hơn.

Sử dụng hấp thay vì xào
Nên ưu tiên hấp hoặc luộc rau thay vì xào rau để dùng kèm với mì tôm

Như vậy Đa khoa Phương Nam đã giải đáp thắc mắc “1 gói mì tôm bao nhiêu Calo?” và mì tôm có béo không. Hy vọng với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ bạn sẽ biết cách cân đối thực đơn ăn kiêng của mình để nhanh chóng lấy lại cân nặng như mong muốn. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ