[Giải Đáp] Môi Trẻ Sơ Sinh Bị Rộp Trắng Phải Làm Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > [Giải Đáp] Môi Trẻ Sơ Sinh Bị Rộp Trắng Phải Làm Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 15, 2021

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng phải làm sao? Nguyên nhân do đâu, khi nào cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám? Mẹ hãy xem ngay bài viết này để tìm hiểu nhé!

Biểu hiện môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng

Mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi, vì đó hiện tượng rất bình thường. Những đốm rộp màu trắng sẽ có phần nhô lên và nhanh chóng biến mất sau vài tháng. Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng rất phổ biến, đôi khi xuất hiện ở trẻ vừa mới chào đời.

moi-tre-so-sinh-bi-rop-trang-1
Hiện tượng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng rất phổ biến

Nguyên nhân môi bị rộp trắng

Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình bú ti, bé cố gắng dùng cả nướu và môi. Niêm mạc và môi của trẻ lại quá yếu, nên khi cọ xát sẽ gây ra tổn thương, dẫn đến hiện tượng rộp trắng trên môi. Đôi khi, bệnh tưa lưỡi do vi khuẩn nấm Candida gây ra cũng sẽ tạo nên triệu chứng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng. Đối với trẻ vừa ra đời đã xuất hiện rộp trắng là do bé mút tay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

moi-bi-rop-trang
Đối với trẻ vừa ra đời đã xuất hiện rộp trắng là do bé mút tay từ khi còn ở trong bụng mẹ

Cách điều trị môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng

Để điều trị hiện tượng môi bị rộp trắng ở trẻ, mẹ hãy tham khảo một số cách sau đây:

Dùng dầu dừa

Mẹ hãy tìm loại dầu dừa được chiết suất 100% thiên nhiên, để bảo đảm an toàn cho bé. Tiếp đến, thoa một ít dầu dừa lên môi bé và thực hiện nhiều lần mỗi ngày để phát huy hiệu quả cao nhất. Phương pháp này rất công hiệu vì trong dầu dừa có chứa Axit Lauric giúp làm mềm môi trẻ.

moi-tre-so-sinh-bi-rop-trang-2
Dầu dừa giúp trị môi bị rộp trắng

Bôi sữa non của mẹ

Có thể bạn chưa biết, sữa non của mẹ sở hữu rất nhiều kháng thể hữu ích. Nên khi trẻ bị rộp trắng, hãy bôi ít sữa lên để làm mềm và giữ ẩm cho môi bé. Cách này đem đến hiệu quả và cũng rất an toàn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng môi.

Son dưỡng môi

Trên thị trường hiện nay, có một số loại son hoặc sản phẩm chuyên dụng để dưỡng môi dành cho trẻ sơ sinh mang đến hiệu quả tốt khi trị rộp trắng, mà vẫn rất an toàn. Trước khi sử dụng, mẹ cần nghiên cứu kỹ, xem trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào hay không? Hãy ưu tiên những sản phẩm dưỡng môi được chiết suất từ thiên nhiên nhé!

Cho bé bú thường xuyên

Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng, còn có cả lượng nước dồi dào, giúp cơ thể bé không bị mất nước dễ gây ra hiện tượng rộp trắng trên môi. Tùy theo nhu cầu của trẻ, mẹ hãy cho bé bú đủ cữ nhé.

Cách chăm sóc

Khi môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng, mẹ nên lưu ý một số điều sau đây khi chăm sóc bé:

Để tránh làm môi bé bị chảy máu, đau đớn và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công qua vết thương hở, làm suy yếu sức đề kháng của trẻ. Mẹ tuyệt đối không được bóc hay cạy lớp vảy trắng bị rộp trên môi bé ra.

Khi bé bú mẹ hoặc bú bình, mẹ cần lưu ý đợi bé mở to miệng rồi đưa ti hay núm bình sữa vào. Để bảo đảm bé đã ngậm trọn ti mẹ hoặc núm vú giả, mà không phải cố gắng dùng nướu và môi, tránh làm niêm mạc bị tổn thương gây rộp trắng trên môi.

moi-tre-so-sinh-bi-rop-trang-3
Cho bé bú đúng cách để tránh rộp trắng môi

Nếu môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng trong giai đoạn ăn dặm, mẹ lưu ý nên cho bé dùng thức ăn mềm, lỏng. Lúc cho bé ăn đừng để môi trẻ bị chà xát nhiều. Tránh làm vết rộp thêm nặng, mẹ hãy hạn chế cho bé dùng các món chua hay mặn.

Mẹ cần vệ sinh khoang miệng, môi bé sau khi bú và đầu ti, núm vú giả trước khi cho bé bú thật sạch sẽ, để phòng tránh bệnh nấm miệng có thể gây ra triệu chứng rộp trắng trên môi bé. Lưu ý, rơ lưỡi là phương pháp tốt nhất để vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tham khảo một số cách như rơ lưỡi bằng rau ngót, trà xanh, nước muối sinh lý,…

Để tránh vi khuẩn lây lan và tấn công, tuyệt đối không được hôn vào môi bé. Ngay cả khi cưng nựng bé, cũng cần rửa tay thật sạch sẽ để bảo đảm an toàn.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng kèm theo một số dấu hiệu bất thường như loét, tấy đỏ, bé quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, sụt cân, đau bụng, sốt kéo dài, xuất hiện chất nhầy hoặc máu trong phân,… mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

moi-tre-so-sinh-bi-rop-trang-da-khoa-phuong-nam
Trẻ thăm khám tại Đa khoa Phương Nam

Thắc mắc môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng phải làm sao đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nếu còn câu hỏi nào khác cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ