Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 1 17, 2025

Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác ở trẻ. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin phế cầu được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện. Vậy, mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?  Nếu không thì cha mẹ có nhu cầu tiêm phòng cho con có thể tiêm ở đâu?

Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?

Tiêm chủng mở rộng là một chiến lược/dự án cộng đồng được triển khai từ năm 1981. Đây là dự án do Bộ Y tế khởi xướng và thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), nhằm đảm bảo mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội tiếp cận và được tiêm chủng các loại vắc xin thiết yếu.

Tiêm chủng mở rộng đã trở thành một trong những chương trình y tế quan trọng nhất tại Việt Nam
Tiêm chủng mở rộng đã trở thành một trong những chương trình y tế quan trọng nhất tại Việt Nam.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai nhằm mục tiêu nâng cao sức đề kháng của xã hội và tạo miễn dịch cộng đồng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thông qua việc cung cấp miễn phí các loại vắc xin quan trọng cho trẻ em trong độ tuổi quy định, chương trình góp phần ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của các bệnh dịch phổ biến tại Việt Nam, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện.

Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng hiện cung cấp 12 loại vắc xin phòng ngừa 12 bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi. Nhờ sự phát triển của kinh tế và y tế, chương trình đã được mở rộng đến trẻ 10 tuổi, đồng thời số lượng vắc xin miễn phí cũng được tăng lên.

Tại sao nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ?

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Thống kê cho thấy mỗi năm có gần nửa triệu trẻ em tử vong do phế cầu khuẩn tấn công.

Phế cầu khuẩn không chỉ gây ra các bệnh nặng với biến chứng nghiêm trọng trên hệ thần kinh và hệ hô hấp, mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh – một thách thức lớn trong y tế. Việc điều trị phế cầu khuẩn thường đòi hỏi sử dụng kháng sinh liều cao và kéo dài, dẫn đến tình trạng đề kháng thuốc. Điều này có thể gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác trong tương lai. Do đó, việc chủ động tiêm vắc xin phế cầu là biện pháp quan trọng để bảo vệ hệ hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não) bao gồm:

  • Vắc xin Synflorix được sản xuất tại Bỉ bởi tập đoàn GSK, có khả năng bảo vệ chống lại 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Vắc xin này phù hợp cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6.
  • Vaccine Prevenar 13 là chế phẩm sinh học được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và công nghệ sinh học đa quốc gia hàng đầu thế giới tại Mỹ – Pfizer Ireland Pharmaceuticals, và sản xuất tại Bỉ. Vắc xin giúp phòng ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn, có thể dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn. Một đặc điểm nổi bật của Prevenar 13 là khả năng tạo “miễn dịch chéo”, mặc dù không đặc hiệu với COVID-19.

Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?

Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không là câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm. Hiện nay, vắc xin phế cầu chưa nằm trong danh mục tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030 như sau:

  • Đưa vắc xin phòng bệnh do vi rút Rota từ năm 2022;
  • Vắc xin phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025;
  • Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026;
  • Vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.

Để đảm bảo việc triển khai theo đúng lộ trình, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc cấp kinh phí mua vắc xin và tổ chức thực hiện việc bổ sung các loại vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Tại Việt Nam, mặc dù vắc xin phế cầu chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng một cách rộng rãi, nhưng các bậc phụ huynh có thể chủ động tiêm phòng cho con em mình tại các địa chỉ tiêm chủng dịch vụ.

Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm vắc xin gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình tiêm chủng mở rộng lại Việt Nam đang cung cấp 12 loại vắc xin, bao gồm:

  1. Vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh (BCG)
  2. Vắc xin viêm gan B liều sơ sinh
  3. Vắc xin SII (vắc xin 5 trong 1)
  4. Vắc xin phòng bại liệt (OPV)
  5. Vắc xin phòng bại liệt (IPV)
  6. Vắc xin phòng bệnh sởi (MVVac)
  7. Vắc xin thương hàn
  8. Vắc xin uốn ván
  9. Vắc xin phòng bệnh sởi – rubella (MRVac)
  10. Vắc xin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT)
  11. Vắc xin viêm não Nhật Bản (Jevax)
  12. Vắc xin phòng tả

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc “Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?”. Mặc dù hiện nay mũi tiêm phế cầu chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh vẫn nên cân nhắc tiêm phòng cho con em mình. Việc chủ động tiêm phòng phế cầu sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra, góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ