Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 15, 2022
Mục Lục Bài Viết
Người lành mang virus viêm gan B còn được gọi là người mang mầm bệnh nhưng không biểu hiệu triệu chứng. Đây cũng chính là dạng nhiễm virus HBV không hoạt động. Khi virus HBV xâm nhập mà cơ thể lại chưa có miễn dịch chống lại thì nguy cơ bị lây là điều khó tránh.
Ước tính 90% bệnh nhân viêm gan B sẽ khỏi hoàn toàn sau 6 tháng mà không sử dụng bất kỳ một tác động nào. 10% còn lại vẫn nhiễm virus HBV hoặc xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời, đúng cách, căn bệnh có thể chuyển nặng, rất nguy hiểm, nhất là với trẻ em. Khoảng 90% trẻ nhỏ nhiễm virus HBV từ mẹ sẽ mắc viêm gan B mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có khả năng không biểu hiện dấu hiệu lâm sàng), hậu quả sau cùng là bị ung thư hoặc xơ gan.
Các bác sĩ cho biết không phải bệnh nhân viêm gan B nào cũng cần chữa trị. Phác đồ cũng phải phù hợp với thể bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mới phát huy được hiệu quả. Vậy người lành mang virus viêm gan B có chữa được không?
Có nhiều loại thuốc Tây y, Đông y mang đến công dụng ức chế sự phát triển của virus HBV. Thế nhưng nó chỉ được áp dụng ở dạng bệnh viêm gan B cấp và mạn tính. Với người lành mang virus HBV thường chưa tác động đến sức khỏe và gan. Do đó, bạn không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị.
Một số bệnh nhân dùng thuốc Nam hoặc thuốc Bắc nhằm mục đích ức chế hoạt động của virus viêm gan B. Tuy nhiên bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phản ứng phụ tiềm ẩn. Nó có thể làm tổn hại đến gan trong một vài trường hợp nhất định, khiến cơ quan này bị suy giảm chức năng.
Người lành mang virus HBV không thể dùng kháng sinh để chữa trị vì chúng chỉ có công dụng với bệnh viêm gan B cấp và mạn tính. Bệnh nhân cần thực hiện một số hình thức xét nghiệm viêm gan B để bác sĩ kiểm tra số lượng virus trong cơ thể, đánh giá nồng độ men gan. Cụ thể sẽ dựa vào những tiêu chí dưới đây:
Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc người lành mang virus viêm gan B có chữa được không? Vậy tình trạng bệnh này liệu có lây nhiễm?
Viêm gan B có thể lây lan dễ dàng qua máu và dịch tiết. Nước tiểu, dịch âm đạo, tinh dịch, phân,… đều là môi trường trú ẩn của virus HBV. Người lành mang virus HBV dù ở thể ngủ nhưng nếu trong dịch và máu có nồng độ virus cao thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Đặc biệt, người mang virus viêm gan B thể ngủ thường không biết bản thân mang bệnh nên đã vô tình sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dụng cụ cắt móng, dao cạo,… Điều này tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh cho các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, họ cũng không áp dụng những phương pháp phòng bệnh khác như xử lý tốt vết thương, dùng chung bao cao su,… làm gia tăng khả năng lây virus trong cộng đồng.
Viêm gan B là tình trạng mô và tế bào gan bị tổn thương gây ra bởi virus HBV. Loại virus này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể hơn 7 ngày. Virus viêm gan B sẽ nhanh chóng tấn công, gây bệnh với những ai chưa từng tiêm vắc xin HBV. Ước tính 90% bệnh nhân nhiễm virus HBV có thể tự khỏi trong vòng 6 tháng. Viêm gan B có thể chia thành 3 thể:
Người lành mang virus HBV được xếp vào nhóm viêm gan B thể không hoạt động. Các bệnh nhân này thường không gặp triệu chứng đặc trưng của viêm gan B như vàng mắt, vàng da, đau hạ sườn phải, cảm sốt. chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi,…
Vậy người lành mang virus HBV có nguy hiểm không? Tình trạng bệnh này thường diễn ra âm thầm, khó phát hiện sớm nên nó tiềm ẩn nguy cơ chuyển thành viêm gan B cấp hoặc mạn tính. Bên cạnh đó, virus HBV có thể “thức giấc” bất cứ lúc nào và nhanh chóng tăng sinh. Điều này khiến gan không ngừng hoạt động để tạo ra kháng thể, dẫn đến hiện tượng men gan cao bất thường. Xét nghiệm HBV-DNA là phương pháp tối ưu giúp phát hiện mầm bệnh viêm gan B thể ngủ từ sớm.
Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng người lành mang virus viêm gan B cần áp dụng những giải pháp dưới đây:
Người lành mang virus viêm gan B không nên dùng vắc xin. Lý do là vì virus đã xâm nhập vào bên trong cơ thể. Dùng vắc xin vào lúc này sẽ không mang đến tác dụng. Vắc xin chỉ được sử dụng khi cơ thể chưa mắc bệnh. Không nhất thiết phải dùng các loại thuốc ức chế vì virus đang trong trạng thái không hoạt động. Thay vào đó, bạn nên chú ý đến hoạt động nâng cao sức khỏe mỗi ngày để cơ thể không phát bệnh.
Bạn hãy áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh như tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất, hạn chế tiêu thụ mỡ động vật, tránh dùng bia, rượu, chất kích thích,… Bạn cũng cần tránh xa thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng. Ngoài ra, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm có liên quan,…
Người lành mang virus viêm gan B vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Do đó, bạn cần có biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh, cụ thể như: