Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 3, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi khám phá top 5 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng tỏi, mẹ cần nhận biết được những biểu hiện của trẻ sơ sinh lúc bị cúm. Sẽ rất khó để có thể mô tả, cảm nhận các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Thông thường, bé chỉ thể hiện qua việc quấy khóc hoặc các dấu hiệu điển hình khác như:
Phần lớn sau 5 – 7 ngày, các triệu chứng như sốt sẽ bắt đầu thuyên giảm và dần biến mất, mẹ có thể áp dụng cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Thế nhưng, biểu hiện mệt mỏi và ho vẫn tiếp tục kéo dài. 10 – 14 ngày sau đó, tất cả dấu hiệu của bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng cúm ở trẻ càng trở nên trầm trọng, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế thăm khám và nhận phác đồ chữa trị từ bác sĩ, cụ thể là:
Sau khi nhận biết được biểu hiện của bệnh cảm cúm, chúng ta hãy cùng khám phá top 5 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng tỏi nhé.
Tỏi từ lâu đã được xem là vị thuốc hữu hiệu để chữa cúm, giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong tỏi có chứa nhiều thành phần chống viêm, Vitamin C, E,… hỗ trợ ức chế nhiều chủng vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp ở trẻ cũng như nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
Thực hiện bài thuốc trị cảm cúm bằng tỏi và đường phèn:
Nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị 1 – 3 tép tỏi tươi, gia giảm số lượng cho phù hợp với tháng tuổi của trẻ.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bóc vỏ tỏi, rửa sạch và đập nhỏ. Tiếp theo, cho tỏi vào 100 ml nước rồi đun sôi. Khi nước tỏi cô đặc thì thêm đường phèn và khuấy đều. Tắt bếp nếu đường phèn đã tan hết. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ dùng dần đến khi tình trạng sức khỏe cải thiện. Mẹ nên bảo quản phần nước tỏi trong lọ thủy tinh.
Ngoài tỏi, mẹ có thể chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Hẹ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và giàu chất dinh dưỡng, có vị ngọt và tính ấm nên hỗ trợ điều trị cảm cúm rất tốt.
Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, mang đến tác dụng tiêu đờm, giải độc, thanh nhiệt,… giúp trị cúm hiệu quả, hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh. Do đó, những cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng tỏi rất được yêu thích. Và tỏi nướng là một trong các phương pháp hàng đầu.
Nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị 1/2 đến 2 tép tỏi tươi, gia giảm tùy theo tháng tuổi của bé.
Cách thực hiện: Mẹ hãy nướng tỏi để cả vỏ, sau đó bóc vỏ rồi dằm nhuyễn tỏi ra, thêm chút nước ấm hòa tan cho con uống. Mẹ có thể áp dụng cách này mỗi ngày nếu bé trong giai đoạn ăn dặm.
Gừng và tỏi đều là hai nguyên liệu được ứng dụng như vị thuốc chữa cảm cúm hiệu quả. Do đó, việc kết hợp chúng cũng là một cách hay.
Nguyên liệu: 2 – 5 lát gừng tươi, 1 – 3 tép tỏi và một ít đường nâu.
Cách thực hiện: Đầu tiên, mẹ cần giã tỏi ra, bóc vỏ và cho vào nồi đun cùng 200 ml trong 10 phút với lửa nhỏ. Tiếp đến, cho đường vào đến khi tan hết thì tắt bếp. Chắt phần nước tỏi để nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để trẻ dùng dần. Tùy vào mức độ của bệnh, trẻ có thể dùng từ 2 – 3 lần.
Tính sát khuẩn trong muối khá cao, nên được ứng dụng nhiều để ngăn ngừa vi khuẩn, chữa viêm họng. Mỗi khi thời tiết giao mùa, mẹ có thể trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng tỏi kết hợp với muối.
Nguyên liệu: Muối hột, tỏi tươi, nước.
Cách thực hiện: Dùng số lượng tỏi sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ, đem giã nát thêm 2 thìa nước và ít muối hột hấp cách thủy đến khi tỏi chín, muối tan là được. Sau đó, mẹ hãy chắt lấy nước bảo quản trong lọ, từ từ cho trẻ dùng mỗi ngày 3 – 4 lần.
Cách cuối cùng được nhiều mẹ áp dụng là đắp tỏi vào lòng bàn chân. Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng và lưu ý để phương pháp đạt hiệu quả. Vì nếu không cẩn thận, chân trẻ có thể bị bỏng, phồng rộp do làn da vốn dĩ rất mỏng.
Nguyên liệu: Vài tép tỏi tươi.
Cách thực hiện: Tỏi tươi sau khi giã nát thì cho vào băng gạc y tế hoặc 1 miếng vải, rồi cố định từ 20 – 30 phút ở lòng bàn chân bé. Để tránh làm quá nóng chân bé, chỉ nên đắp một lượng vừa phải. Mẹ nên theo dõi thường xuyên khi đắp tỏi. Phải tháo ra ngay nếu thấy chân trẻ bị phồng, kích ứng. Mẹ có thể áp dụng trong vài ngày đến khi bệnh thuyên giảm nếu da bé thích ứng tốt.
Trên đây là top 5 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng tỏi, được đánh giá hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bé không giảm bớt, mà còn nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị kịp thời.
Sau khi khám phá top 5 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng tỏi, mẹ nên lưu ý thêm một số vấn đề trong cách chăm sóc con bị cúm, cụ thể là:
Mẹ nên chăm sóc bé tại nhà, tránh ra ngoài khi không cần thiết để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Trong trường hợp phải ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang cho bé.
Nếu không thực sự cần thiết, mọi người xung quanh nên hạn chế tiếp xúc với trẻ. Bố, mẹ hoặc người thân phải đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ.
Phối hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm ho, hạ sốt (nếu có) cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh mắt, mũi, họng cho con mỗi ngày.
Theo dõi sát sao tình trạng tăng tiết, nhịp thở, thân nhiệt, đầu ngón tay, môi, biểu hiện tím da ở trẻ.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày qua nguồn sữa, thức ăn dặm. Tăng cường bổ sung Vitamin C cho con thông qua các loại rau củ, nước ép để nâng cao sức đề kháng. Ưu tiên các món dễ tiêu hóa.
Vệ sinh tất cả các vật dụng của trẻ bằng xà phòng mỗi ngày như bô, thau, chậu, khay ăn, đồ chơi,…
Lưu ý giữ ấm cho trẻ thật tốt, nhất là khi trời chuyển lạnh.
Chú ý đến việc giữ vệ sinh da cho bé. Ưu tiên trang phục thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt. Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không? Nếu bé không sốt, mẹ có thể tắm con bằng nước ấm thật nhanh trong không gian kín gió.