Những điều cần biết sau khi tiêm chủng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi chuẩn bị bước vào quá trình tiêm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Vậy sau khi tiêm, chúng ta cần lưu ý điều gì để đảm bảo cơ thể hồi phục tốt nhất và tránh các phản ứng không mong muốn?
Sau khi tiêm chủng là một khoảng thời gian mà nhiều người cảm thấy lo lắng. Lo vì không biết có phản ứng gì xảy ra với cơ thể mình không, lo vì không biết phải làm gì nếu như gặp phải tình trạng xấu. Nhưng bạn đừng lo nữa, hãy tham khảo một vài lưu ý quan trọng dưới đây để luôn yên tâm sau khi tiêm chủng nhé.
Tại bệnh viện
Sau khi tiêm, tại bệnh viện, mọi người có thể gặp một vài tác dụng phụ nhẹ như đau nhức tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, hoặc chóng mặt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin. Nhưng đừng quá lo lắng nhé, nếu cảm thấy không khỏe, hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi và chăm sóc kịp thời.
Cách chăm sóc ngay thời điểm này cũng rất đơn giản: Bạn hãy ngồi nghỉ ngơi một chút, uống nhiều nước, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 30 phút sau tiêm để đảm bảo an toàn nhất. Nếu tình trạng không đỡ hơn thì báo cho chuyên viên y tế để có hướng xử lý.
Tại nhà
Khi về nhà, mọi người cũng cần chú ý đến các phản ứng phụ có thể xuất hiện như sưng đỏ hoặc đau tại vết tiêm, mệt mỏi, sốt, đau đầu. Khá nhiều trường hợp không phản ứng ở bệnh viện mà về nhà mới xuất hiện triệu chứng nên trong vòng 24 – 48 giờ, mọi người cứ theo dõi và đừng chủ quan nhé. Khi gặp các dấu hiệu khác thường thì nên bình tĩnh xử lý từ từ.
Để chăm sóc đúng cách, hãy tiếp tục uống đủ nước, ăn nhẹ và nghỉ ngơi. Nếu chỗ tiêm sưng đau, có thể dùng khăn ấm đắp lên vùng tiêm để giảm bớt khó chịu. Trong trường hợp sốt cao hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, nổi mẩn đỏ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhé.
Còn riêng với trường hợp trẻ em sau khi tiêm chủng trở về nhà, thì bố mẹ cần phải theo dõi kỹ càng trong vòng 24 – 48 giờ sau tiêm để xem bé có các triệu chứng như sốt, sưng đỏ tại chỗ tiêm, hay quấy khóc nhiều không. Nếu bé có dấu hiệu sốt nhẹ, nên đo nhiệt độ thường xuyên để theo dõi, trường hợp sốt cao hơn 39°C, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ.
Để chăm sóc bé tại nhà sau khi tiêm thì các mẹ hãy lưu ý một vài cách sau:
Cho bé uống nhiều nước.
Dùng khăn ấm để hạ sốt nếu bé bị sốt nhẹ.
Để bé nghỉ ngơi.
Đắp khăn mát lên chỗ tiêm.
Không tự ý dùng thuốc bậy bạ, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ.
Những điều không nên làm sau khi chích ngừa
Với người lớn thì việc theo dõi sức khỏe sau tiêm sẽ khá dễ dàng, vì khi gặp các biến chứng hoặc tình trạng phản ứng của cơ thể thì sẽ cảm nhận được và đi đến bác sĩ bất cứ lúc nào. Nhưng với trẻ em, các bé sẽ không thể hiện được bằng lời nói nên khi các bé khóc hoặc có dấu hiệu không ổn sau khi tiêm chủng về nhà, các phụ huynh hãy lưu ý một số điều “nên tránh” để bảo vệ sức khỏe của con yêu nhé.
Không nên dùng mẹo dân gian như xoa dầu gió, chườm nóng hay đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm. Những biện pháp này có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu, cực kỳ nguy hiểm cho bé.
Không tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Đừng nghĩ rằng mọi loại thuốc giảm đau, hạ sốt đều an toàn cho bé yêu đâu nhé.
Tránh đụng vào vết tiêm hoặc bế bé quá chặt, điều này có thể làm bé đau hơn hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Không lơ là các dấu hiệu bất thường: Nếu bé có phản ứng lạ sau tiêm, đừng ngần ngại đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Không tắm cho bé bằng nước lạnh ngay sau tiêm, vì bé sẽ thấy khó chịu và cảm giác đau có thể tăng lên đấy!
Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh: Sau tiêm, cơ thể bé chưa có đủ kháng thể để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Vì vậy, hãy tránh cho bé đến nơi đông người hoặc gần những người đang mắc bệnh. Nếu phải đi, nhớ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn cho bé nhé!
Khi nào cần đến bệnh viện
Mẹ hãy luôn quan sát tình trạng của bé sau khi tiêm, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi kiểm tra ngay nhé.
Bé co giật hoặc khóc không ngừng: Nếu bé co giật, khóc thét liên tục, hoặc quấy khóc kéo dài mà không thể dỗ dành được, đó có thể là tín hiệu cho thấy bé có thể đang gặp phản ứng nghiêm trọng.
Bé có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú: Nếu bé bú kém, li bì, mệt mỏi không chơi đùa như bình thường hoặc thậm chí bỏ bú hoàn toàn, đây là dấu hiệu bé cần được thăm khám ngay.
Khó thở, da tím tái hoặc nổi mề đay khắp người: Bé có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như khó thở, da xanh tím, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh hoặc xuất hiện vân tím. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần can thiệp y tế gấp.
Sốt cao liên tục: Nếu bé sốt cao trên 39°C và không đề có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn, hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày, mẹ cũng cần đưa bé đi khám ngay.
Chỗ tiêm sưng lớn: Nếu vùng tiêm sưng đỏ, cứng, đau và quầng đỏ vượt quá 2cm, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc phản ứng nghiêm trọng tại chỗ tiêm.
Sẽ tùy loại vacxin khác nhau sẽ có những biểu hiện riêng nên không thể lơ là bé bất cứ thời điểm nào. Theo các bác sĩ, chuyên gia y tế thì trong vòng 24 – 48 giờ sau tiêm, phụ huynh cần đề cao cảnh giác và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé, mọi sự lơ là, chủ quan có thể khiến bé gặp những tình huống xấu. Vậy nên các bố, các mẹ hay lưu ý nhé.
Những phản ứng thường gặp với một số vacxin
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể mỗi người sẽ có thể xuất hiện một số phản ứng nhất định, nhưng đừng quá lo lắng nhé. Đây chỉ là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động để bảo vệ chúng ta khỏi những căn bệnh nguy hiểm thôi.
Tuy nhiên, mỗi loại vắc xin lại có những phản ứng khác nhau trên cơ thể, nên hãy xem qua bảng liệt kê dưới đây được tổng hợp từ Trung Tâm Tiêm Chủng VNVC để biết thêm chi tiết về các phản ứng thường gặp sau tiêm vacxin nhằm có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
STT
Loại bệnh
Tên vắc xin phòng bệnh
Các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp
1
Lao
BCG
Tại chỗ tiêm: Đau, sưng, nóng
Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày.
Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm.
Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.
2
Viêm gan B
Có thể là 1 trong 3 tên sau:
Engerix B
Euvax B
Hepavax
Tại chỗ tiêm: đau, sưng nhẹ
Toàn thân: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc.
Các triệu chứng thường hết sau vài giờ đến 1 – 2 ngày.
3
Bạch hầu,
Ho gà,
Uốn ván
Bại liệt
Hib,
Viêm gan B
Infanrix Hexa
Hexaxim
(6 trong 1)
Tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục cứng sau khoảng 1-3 tuần sẽ tự khỏi.
Toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém.
4
Bạch hầu
Ho gà
Uốn ván
Bại liệt
Hib
Pentaxim
(5 trong 1)
Infanrix-IPV + Hib
Tại chỗ tiêm: nốt quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2 cm. Các triệu chứng trên thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48 – 72 giờ.
Toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban
Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt nhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3 -5 ngày.
5
Bạch hầu
Ho gà
Uốn ván
Bại liệt
Tetraxim
(4 trong 1)
Tại chỗ tiêm: đỏ, sưng (có thể hơn 5cm) hoặc lan ra toàn bộ chi bên tiêm. Xảy ra trong vòng 24 – 72 giờ sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày.
Toàn thân: sốt, tiêu chảy, kém ăn, quấy khóc.
6
Bạch hầu
Ho gà
Uốn ván
Có thể là 1 trong 2 tên sau
Adacel
Boostrix
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
Toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa
7
Bạch hầu
Uốn ván
Td
Tại chỗ tiêm: đau, quần đỏ, sưng nhẹ
Sốt nhẹ 38-39oC, đau cơ cánh tay, đau đầu
Các triệu chứng nhẹ và thường tự khỏi sau vài ngày.
8
Viêm màng não, viêm phổi và các bệnh khác do Haemophilus influenzae type b (Hib)
Quimi Hib
Tại chỗ tiêm: Sưng, đau đỏ và có thể ngứa tại vị trí tiêm
Tại chỗ tiêm: Sưng đau, có thể tạo cục cứng, sau khoảng 72 giờ sẽ tự khỏi
Toàn thân: Sốt nhẹ
20
Ung thư cổ tử cung, u nhú do HPV
Gardasil
Tại chỗ tiêm: Có thể ban đỏ, sưng, đau, ngứa
21
Uốn ván
VAT
Tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày
Toàn thân: Sốt, khó chịu thoáng qua.
22
Thương hàn
Typhim VI
Tại chỗ tiêm: Đau, sưng, quầng đỏ
23
Tả
mORCVAX
Thường gặp: Sau khi uống vắc xin, có cảm giác buồn nôn, nôn.
Hiếm gặp: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt
Các triệu chứng không tự khỏi không cần điều trị.
24
Bệnh dại
Verorab
Tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng
Toàn thân: Sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Nên tiêm thêm vắc xin uốn ván ở tất cả các trường hợp có phơi nhiễm.
Có thể mọi người sẽ thấy yên tâm hơn rất nhiều sau khi tìm hiểu các thông tin từ bài viết “Những điều cần biết sau khi tiêm chủng” này. Hãy luôn nhớ theo dõi sức khỏe của bé sau tiêm chủng, chăm sóc đúng cách và xử lý kịp thời các phản ứng có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu và cho cả chính bản thân bạn nhé!