Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 3, 2021
Mục Lục Bài Viết
Hiện nay, phương pháp tiêm chủng đã được phổ biến khắp cả nước nên việc tiếp cận cũng khá dễ dàng. Ngoài tiêm chủng mở rộng thì người dân có thể lựa chọn các dịch vụ tiêm bổ sung nếu như muốn bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình. Nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất, thì trước khi đăng ký tiêm chủng, nên lưu ý những điều sau đây:
Những điều cần biết trước khi tiêm chủng tiếp theo là các trường hợp không nên hoặc phải trì hoãn tiêm vacxin.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng gồm có:
Bên cạnh những điều cần biết trước khi tiêm chủng kể trên, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, cần tạm hoãn tiêm chủng trong những trường hợp sau:
Lịch tiêm chủng quốc gia là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Mỗi quốc gia sẽ có một lịch tiêm chủng riêng nhằm đảm bảo được phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và điều kiện sống tại quốc gia đó.
Ở Việt Nam, lịch tiêm chủng quốc gia được phổ biến cho toàn dân với các loại vaccin phòng bệnh lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B,… Đây đều là những bệnh thường gặp vậy nên, người dân cần phải tìm hiểu và tuân thủ đúng lịch trình này để có sức khỏe và khả năng phòng bệnh tốt nhất.
Tất cả những loại vắc xin đã được kiểm định và ban hành toàn quốc thì đều luôn đảm bảo được sự hiệu quả, an toàn với con người. Tuy nhiên, với một số cơ địa yếu hoặc khó tiếp nhận vắc xin thì khi tiêm xong sẽ thường xuất hiện một số triệu chứng như sốt nhẹ hoặc mệt mỏi nhưng sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Ví dụ cụ thể nhất là trong đợt tiêm vắc xin chống Covid 19, nhiều người bị sốt, mệt mỏi trong khoảng vài ngày sau khi tiêm.
Những triệu chứng này được xem là tác dụng phụ khi tiêm chủng mà mọi người nên lưu ý. Cũng có một vài trường hợp cơ thể phản ứng quá mức với vắc xin khiến nhiều người gặp phải các tình trạng nghiêm trọng. Vì thế khi tiêm, mọi người nên theo dõi sức khỏe kỹ càng và cần báo cho bác sĩ để có phương pháp khắc phục khi gặp phải tình huống xấu.
Khám sàng lọc, thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ cùng những lưu ý khác là một trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng.
Nhằm xác định những bất thường cần lưu ý để quyết định tiêm chủng, tạm hoãn hay không được tiêm một loại vacxin nào đó, việc khám sàng lọc trước khi thực hiện là vô cùng cần thiết. Vì thế, bác sĩ và người được tiêm hay phụ huynh của trẻ cần hợp tác với nhau, để giúp quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, hiệu quả, đúng thời điểm. Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng dựa vào những thông tin do người được tiêm hay phụ huynh của trẻ cung cấp, cùng các dấu hiệu bác sĩ phát hiện trong quá trình thăm khám.
Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo đầy đủ về lịch sử tiêm chủng và vấn đề sức khỏe của trẻ cho bác sĩ, điển hình như:
Với người lớn khi tiêm chủng cũng phải thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, gồm có những loại thuốc, liệu pháp điều trị đang dùng, vacxin tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần), bệnh đã mắc, phản ứng cơ thể ở lần tiêm chủng trước hoặc dị ứng từng gặp. Riêng đối với phụ nữ, chị em cần thông báo thêm cho bác sĩ biết thời gian dự định có thai và đang mang thai hay không?
Quy trình tiêm vacxin cũng là một trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng, cơ bản gồm có các bước như sau:
Tùy vào cơ sở y tế, thời điểm tiêm chủng cùng nhiều yếu tố khác, quy trình trên sẽ có sự thay đổi.
Bên cạnh những việc cần làm trước khi tiêm và quy trình thực hiện. Chúng ta cần biết sau khi tiêm chủng nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe như thế nào hợp lý.
Việc theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế trước khi ra về vô cùng cần thiết, dù là tiêm chủng cho người lớn hay trẻ nhỏ. Trong thời điểm này, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường như thở khò khè, thở nhanh hay ngắt quãng, nôn trớ, da mẩn đỏ,… cần thông báo ngay cho y tá hoặc bác sĩ để kịp thời xử lý.
Trong 24 – 48 giờ tiếp theo sau khi tiêm, trẻ em nên được theo dõi:
Bên cạnh đó, bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách sau khi tiêm, điển hình là:
*Lưu ý: Không nên chà xát hoặc nặn ép chỗ tiêm để tránh làm tổn thương da và gây nhiễm trùng. Nếu cảm thấy đau, có thể dùng khăn ấm đắp lên vùng tiêm để giảm đau và sưng.