Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin? Chống chỉ định hay tạm hoãn?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin? Chống chỉ định hay tạm hoãn?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 3, 2024

Tiêm chủng là phương pháp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiêm vắc xin cũng được thực hiện mà cần phải khám sàng lọc kỹ lưỡng. Có một vài trường hợp đặc biệt khi việc tiêm chủng có thể gây nguy hiểm và không được khuyến nghị. Vậy, những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng đã cứu sống hàng triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Ngoại trừ nước sạch, chưa có một can thiệp y tế nào, kể cả kháng sinh, có thể tác động tích cực đến việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong như vắc xin. Thực hiện tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động, tiết kiệm, an toàn và mang lại hiệu quả bền vững trong việc ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho toàn cộng đồng.

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Theo Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng, các trường hợp chống chỉ định/tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ em bao gồm:

Chống chỉ định tiêm chủng trong các trường hợp sau

Theo Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng, các trường hợp chống chỉ định/tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ em bao gồm:

Trước khi tiêm chủng, khách hàng hoặc người nhà cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong phiếu khám sàng lọc để giúp sàng lọc và tư vấn những vấn đề liên quan, nhằm phát hiện sớm các trường hợp chống chỉ định hoặc có nguy cơ phản ứng sau tiêm. Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng bao gồm:

Chống chỉ định tiêm chủng với sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
Chống chỉ định tiêm chủng với sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.

  • Những trẻ có tiền sử sốc hoặc từng có phản ứng nặng sau tiêm chủng như sốt cao trên 39°C kèm co giật, có dấu hiệu não/màng não, tím tái hoặc khó thở sẽ không được tiêm vắc xin có cùng thành phần.
  • Phụ nữ mang thai không nên tiêm các loại vắc xin virus sống giảm độc lực vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt là khi người mẹ có vấn đề về sức khỏe.
  • Những người có tiền sử phản ứng hoặc dị ứng nặng sau khi tiêm một liều vắc xin trước đó sẽ bị chống chỉ định tiêm chủng.
  • Đối với người bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS hoặc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không được điều trị dự phòng tốt, sẽ bị chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin phòng bệnh lao.
  • Những người đang bị suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan sẽ không được tiêm chủng.
  • Ngoài ra còn có các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng khác được quy định cụ thể trong hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.

Các trường hợp cần tạm hoãn tiêm chủng

Có một số trường hợp cần tạm hoãn tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Trẻ bị suy chức năng các cơ quan (suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan hoặc hôn mê,…) sẽ được tạm hoãn tiêm chủng và chỉ tiêm lại khi sức khỏe đã ổn định.
  • Những trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh nhiễm trùng cần tạm hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe ổn định.
  • Trẻ có thân nhiệt từ 37,5°C trở lên hoặc dưới 35,5°C (đo nhiệt độ ở nách) sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng.
  • Việc tiêm vắc xin sống giảm độc lực sẽ bị tạm hoãn đối với trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, ngoại trừ trường hợp dùng kháng huyết thanh viêm gan B.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị bằng corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị hoặc xạ trị trong vòng 14 ngày sẽ tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trường hợp trẻ có cân nặng dưới 2000g cần được chuyển đến bệnh viện để khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Những trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau mỗi lần tiêm chủng cùng loại vắc xin (lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C) cần được chuyển đến bệnh viện để khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính chưa ổn định ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư cần được chuyển đến bệnh viện để khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Ngoài ra còn có các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác được quy định cụ thể trong hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.

Để đảm bảo an toàn, các cơ sở tiêm chủng và gia đình cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi, chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng.

Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin

Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm chủng vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, cần đưa người được tiêm đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Một số lưu ý khi tiêm chủng

Trong một số trường hợp, lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm. Ví dụ, tiêm vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván vẫn cần thiết cho người sống ở vùng dịch ho gà, ngay cả khi họ đã từng bị hội chứng Guillain-Barré sau khi tiêm một mũi trước đó.

  • Trẻ em đang mắc bệnh cấp tính, nặng hoặc trung bình (có sốt hoặc không sốt) cần thận trọng khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào.
  • Không cần trì hoãn tiêm chủng vì các bệnh đường hô hấp nhẹ, bệnh cấp tính nhẹ hoặc không sốt. Chỉ trì hoãn khi trẻ bị bệnh cấp tính nặng hoặc trung bình, và tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi trẻ khỏi bệnh.
  • Trước khi tiêm, hãy kiểm tra kỹ loại vắc xin và hạn sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Hãy ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi trẻ tiêm để được theo dõi. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi sức khỏe trẻ (thân nhiệt, hô hấp, da, hoạt động…) trong 24 giờ tiếp theo.
  • Không được tự ý dùng thuốc hạ sốt hoặc bôi thuốc lên vùng tiêm cho trẻ mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt để giữ cho vùng tiêm khô ráo, sạch sẽ và thoáng khí, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa để tăng cường độ ẩm, giúp lưu thông máu tốt hơn và tăng cường oxy cho tế bào, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn sau khi tiêm chủng.
  • Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường sau khi tiêm chủng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Có thể thấy, việc tiêm chủng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt cần được cân nhắc kỹ trước khi tiêm. Hiểu rõ thông tin về vắc-xin, quy trình tiêm chủng và cách chăm sóc trẻ trước, trong và sau khi tiêm giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ