Nội Soi Đại Tràng Có Bị Lây Bệnh Không?

Trang chủ > Nội Soi > Nội Soi Đại Tràng Có Bị Lây Bệnh Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 10, 2023

Nội soi đại tràng có bị lây bệnh không là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Liệu phương pháp này có tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus, mầm khuẩn? Các mối bận tâm này sẽ được các bác sĩ từ Đa khoa Phương Nam giải đáp ngay trong bài viết này.

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?

Nhiều người thắc mắc về vấn đề nội soi đại tràng có bị lây bệnh không. Mặc dù nội soi là phương pháp được khuyến nghị phổ biến trên thế giới vì độ chính xác và an toàn cao. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết nó vẫn có rủi ro lây nhiễm chéo bệnh từ người này sang người khác.

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?
Nội soi đại tràng có bị lây bệnh không?

Nguồn lây bệnh trong nội soi dạ dày thường bao gồm 3 nguyên nhân chủ yếu: Nhân viên y tế, thiết bị y tế và bệnh nhân. Điều này dẫn đến các trường hợp nhiễm chéo từ người sang người với mức độ giảm dần như sau:

  • Lây nhiễm từ bệnh nhân sang bệnh nhân.
  • Lây nhiễm từ bệnh nhân sang nhân viên y tế.
  • Lây nhiễm từ nhân viên y tế cho bệnh nhân.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về mức độ lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày.

Nguyên nhân gây ra lây nhiễm chéo khi nội soi dạ dày

Bệnh nhân lẫn nhân viên y tế đều có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày, cụ thể như sau:

Lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân

Tình trạng này xảy ra là do bác sĩ sử dụng thiết bị nội soi (kim sinh thiết, ống nội soi, vật dụng trong phòng nội soi,…) chưa được khử khuẩn/tiệt khuẩn hoàn toàn cho bệnh nhân.

Chính vì thế mà các loại vi khuẩn, virus vẫn còn bám lại trên những thiết bị nội soi và đi vào cơ thể của bệnh nhân, gây ra bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, B, thương hàn, xoắn khuẩn HP,…

Tình trạng người bệnh bị lây nhiễm bệnh từ các thiết bị, vật dụng trong phòng nội soi xuất phát từ những lý do sau:

  • Giảm thời gian vệ sinh thiết bị nội soi so với quy định.

Số lượng dây nội soi, máy rửa tự động còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thăm khám của bệnh viện. Do đó, cơ sở y tế không thực hiện đúng về thời gian vệ sinh thiết bị nội soi so với quy định đã mang đi sử dụng dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.

  • Thiếu thiết bị vệ sinh chuyên dụng.

Những bệnh viện, trung tâm y tế thiếu thiết bị tiệt khuẩn chuyên dụng (máy rửa tự động) thường sẽ sử dụng phương pháp vệ sinh ống nội soi thủ công, có nguy cơ không đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trong quá trình xử lý dụng cụ nội soi, nhân viên có thể bị lây bệnh vì họ phải xử lý thủ công thay vì dùng máy móc.

  • Không sử dụng thiết bị y tế dùng 1 lần

Việc sử dụng những thiết bị như snare, kim sinh thiết, cốc nước, ga trải giường,… cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế nếu chạm vào.

  • Nhân viên thiếu kiến thức chuyên môn trong công tác khử khuẩn.

Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các hệ lụy như: Nhân viên không thực hiện đúng hướng dẫn khử khuẩn, chưa làm sạch toàn bộ những bộ phận của thiết bị nội soi, sử dụng sai hóa chất khử khuẩn,….

Chính vì vậy bệnh nhân cần đến những trung tâm thăm khám nội soi dạ dày có thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ khử khuẩn tân tiến, hạn chế tối đa các vật dụng dùng chung cho nhiều người. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ bị lây nhiễm chéo.

Lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân
Nội soi đại tràng có thể lây nhiễm chéo từ người này sang người khác

Lây nhiễm chéo từ người bệnh sang nhân viên y tế

Nhân viên y tế cũng dễ bị lây nhiễm bệnh từ người bệnh trong quá trình làm việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của bệnh nhân có chứa virus, mầm khuẩn viêm gan A, B, HP,…

Lây nhiễm chéo từ nhân viên y tế sang bệnh nhân

Trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng vẫn là một trong những nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người bệnh khi thực hiện nội soi đại tràng, cụ thể:

  • Nhân viên y tế mang mầm bệnh như cúm, lao,… trong quá trình nội soi không sử dụng trang phục bảo hộ có thể lây mầm bệnh qua dụng cụ vào người bệnh nhân hoặc giao tiếp với người bệnh nhưng chưa đeo khẩu trang. Lúc này, nước bọt dễ bắn ra xung quanh, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bệnh nhân.

Mặc dù đây là trường hợp hiếm gặp nhưng để đảm bảo sức khỏe của bản thân bệnh nhân có thể yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang, sử dụng găng tay y tế trong quá trình thực hiện nội soi.

Mức độ nguy hiểm khi bị lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày

Bên cạnh vấn đề nội soi đại tràng có bị lây bệnh không thì nhiều người cũng thắc mắc đến mức độ nguy hiểm khi bị lây nhiễm chéo lúc thực hiện phương pháp này.

Các bác sĩ cho biết lây nhiễm chéo trong dạ dày nguy hiểm vì rất khó phát hiện ra và có thể điều trị kịp thời. Thậm chí người bị lây nhiễm không biết rằng nguồn lây lại tới từ việc nội soi dạ dày. 

Quá trình lây nhiễm thường diễn ra âm thầm, bệnh nhân cũng như bác sĩ thực hiện không nhận ra ngay lúc nội soi. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện sau nhiều tháng, nhiều năm khi khuẩn gây bệnh đã xuất hiện các triệu chứng nhất định.

Do đó nhiều bệnh nhân cũng quan tâm đến những cách giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm chéo trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày. Vậy phương pháp nào có thể ngăn ngừa được tình trạng này xảy ra. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam đi tìm ngay câu trả lời trong phần tiếp theo nhé!

Cách hạn chế nguy cơ bị lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày

Nhân viên y tế lẫn người bệnh đều có thể bị lây bệnh trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày.

Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra một số phương pháp giúp hạn chế được nguy cơ lây bệnh từ thiết bị nội soi dạ dày như sau:

Đối với bệnh viện, cơ sở y tế

Các trung tâm y tế cần phải luôn ưu tiên sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu, do đó cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ y bác sĩ, cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:

  • Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế cần có chuyên môn, thực hiện nghiêm chỉnh quá trình khử khuẩn/tiệt khuẩn cho thiết bị nội soi.
  • Đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ cao đáp ứng được số lượng lẫn chất lượng phục vụ bệnh nhân.
Cách hạn chế nguy cơ bị lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày
Cơ sở y tế cần chuẩn bị hệ thống máy móc đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân
  • Phòng nội soi cần tách biệt với khu vực xử lý thiết bị nội soi.
  • Khu vực xử lý thiết bị nội soi cần có đủ những phương tiện như bồn, nguồn nước, súng làm khô, tủ bảo quản vật dụng,… đảm bảo công tác khử khuẩn.
  • Thay thế những thiết bị dùng nhiều lần thành 1 lần cho mỗi khi thực hiện nội soi như gạc lau, cốc uống nước, dây hút, giấy trải giường, kim sinh thiết, dụng cụ trong thủ thuật cắt polyp,…

Đối với nhân viên y tế

Nhân viên làm công việc liên quan đến nội soi (bao gồm điều dưỡng và bác sĩ trong phòng nội soi, nhân viên xử lý dụng cụ) có thể ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo trong khi thực hiện thủ thuật bằng cách:

  • Đối với bác sĩ, nhân viên nội soi: Cần được đào tạo, nghiêm chỉnh chấp hành những khuyến nghị về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Cách hạn chế nguy cơ bị lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày
Bác sĩ nội soi cần được đào tạo bài bản và nghiêm chỉnh chấp hành những khuyến nghị về kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Đối với nhân viên xử lý thiết bị nội soi: Cần tuân thủ hướng dẫn và quy định làm vệ sinh dụng cụ bao gồm việc sử dụng hóa chất để khử, tiệt khuẩn cũng như bảo quản thiết bị.

Đối với bệnh nhân nội soi dạ dày

Bệnh nhân có thể bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm bằng cách thực hiện những điều dưới đây:

Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín

Cơ sở thăm khám uy tín cần phải đáp ứng những tiêu chí dưới đây:

  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Những cơ sở khám nội soi dạ dày uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Họ sẽ tuân thủ đúng các quy định trong nội soi bao gồm cách thực hiện, trang phục, đeo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ,… để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh cho cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại: Địa chỉ thăm khám nội soi với máy móc hiện đại, có hệ thống khử – tiệt khuẩn ống nội soi khép kín, sử dụng thiết bị 1 lần cho các thủ thuật như snare cắt polyp, kim sinh thiết, gạc lau, giấy trải giường, cốc nước,…

Hạn chế nội soi nhiều lần nếu không thực sự cần thiết

Bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế đi nội soi nhiều lần nếu không cần thiết nhằm hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với thiết bị được dùng trong thủ thuật – con đường trung gian đưa virus, vi khuẩn vào trong cơ thể.

Cách hạn chế nguy cơ bị lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày
Bệnh nhân cần hạn chế thực hiện nội soi nhiều lần nếu không cần thiế

Khai báo tình trạng bản thân rõ ràng cho bác sĩ

Bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm như HIV, viêm gan A, B,… cần phải thông báo với bác sĩ để có phương pháp thăm khám phù hợp, từ đó hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

Mặc dù phương pháp nội soi đại tràng giúp ích khá nhiều trong y học tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại nhiều nguy cơ lây bệnh trong quá trình thực hiện thủ thuật. Mỗi bệnh nhân có thể giảm thiểu hạn chế tình trạng lây virus hoặc vi khuẩn bằng cách lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, đáp ứng các tiêu chuẩn của Sở Y Tế.

Như vậy, Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc nội soi đại tràng có bị lây bệnh không? Hy vọng những gì mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đến bạn và gia đình. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Viêm Họng Có Nội Soi Dạ Dày Được Không?
Bài viết tiếp theo
Trẻ Em Có Nên Nội Soi Dạ Dày Không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1