Nội Soi Thực Quản Để Làm Gì? Khi Nào Cần Thực Hiện?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Nội Soi Thực Quản Để Làm Gì? Khi Nào Cần Thực Hiện?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 7, 2023

Thực quản có chức năng đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Nếu chúng ta ăn uống không đúng cách, thực quản dễ bị tổn thương và gặp các vấn đề như trào ngược thực quản hay viêm thực quản. Để chẩn đoán, xác định những bệnh lý liên quan đến thực quản, nội soi thực quản là phương pháp tốt nhất. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!

Nội soi thực quản là gì?

Nội soi thực quản là một phương pháp sử dụng một ống soi mềm, được trang bị camera với đèn chiếu sáng ở đầu, để đi qua họng và theo chiều dài của thực quản. Dụng cụ nội soi này có kích thước nhỏ, dễ điều khiển hướng di chuyển, cho phép quan sát, phát hiện những tổn thương rất nhỏ trên thực quản cũng như can thiệp ngay khi cần.

Nội soi thực quản là gì?
Nội soi thực quản là một phương pháp sử dụng một ống soi mềm để đi qua họng và theo chiều dài của thực quản để thăm khám bên trong khu vực này

Khi nào cần nội soi thực quản

Những trường hợp cần phải thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng bao gồm người có các triệu chứng liên quan đến bệnh đường tiêu hóa như đau thượng vị, giảm sút cân nặng, buồn nôn, ợ hơi hoặc ợ chua.

Ngoài ra, khi xuất hiện cảm giác khó chịu khi nuốt, nghẹn, khó thở, nóng rát ở thực quản, cảm giác có dị vật ở thực quản, cũng cần phải thực hiện nội soi để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Việc nhận biết, điều trị bệnh đường tiêu hóa sớm là rất quan trọng nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Nội soi thực quản phát hiện bệnh gì?

Nội soi thực quản giúp phát hiện ra những bệnh lý:

  • Viêm loét thực quản.
  • Chảy máu trong ống thực quản.
  • Polyp hoặc bất thường khác tại thực quản.
Nội soi thực quản phát hiện bệnh gì?
Nội soi thực quản phát hiện bệnh viêm loét thực quản

Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể phát hiện các vấn đề khác như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Viêm thực quản.
  • Co thắt tâm vị.
  • Túi thừa thực quản.
  • Hẹp thực quản.
  • Thoát vị khe hoành.
  • Barrett thực quản.
  • Ung thư thực quản.

Các loại nội soi thực quản

 

Mục đích của nội soi thực quản
Nội soi thực quản có thể giúp phát hiện bệnh Celiac

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Các kỹ thuật nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng được triển khai và thực hiện tại những cơ sở y tế bao gồm:

  • Nội soi can thiệp – cắt 1 polyp ống tiêu hóa nhỏ hơn 1 cm.
  • Nội soi can thiệp – cắt polyp ống tiêu hóa lớn hơn 1 cm hoặc nhiều polyp.
  • Nội soi dạ dày – thực quản – tá tràng dải tần hẹp.
  • Nội soi đại trực tràng toàn bộ dải tần hẹp.
  • Nội soi dạ dày thực quản cấp cứu chảy máu tiêu hóa cao nhằm chẩn đoán và điều trị.

Mục đích của nội soi thực quản

Mục đích chính của phương pháp này là để phát hiện các bất thường trong lớp niêm mạc thực quản, bao gồm:

  • Viêm loét niêm mạc thực quản.
  • Chảy máu bên trong ống thực quản.
  • Sự xuất hiện của polyp hoặc bất thường khác trong thực quản.

Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể phát hiện được những vấn đề khác như:

  • Bệnh Celiac: Bệnh này có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột, làm cho cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Co thắt thực quản: Đây là tình trạng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả, từ đó làm cản trở cho thức ăn di chuyển xuống dạ dày.
  • U thực quản: Đây là tình trạng mô phát triển bất thường bên trong thực quản. Thông thường, những mô này đều lành tính.
  • Viêm thực quản: Đây là tình trạng xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm loét.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Căn bệnh này có thể gây ra tình trạng khó chịu, buồn nôn khi axit, chất lỏng hoặc thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Quy trình nội soi thực quản dạ dày tá tràng

Quy trình nội soi thực quản dạ dày tá tràng
Bệnh nhân đến khám và kiểm tra về tình trạng thực quản với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa

Trước khi thực hiện nội soi, bệnh nhân sẽ được y tá hướng dẫn không ăn uống bất cứ thứ gì trong khoảng 6 – 8 giờ. Quá trình nội soi thông thường sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân đến khám và kiểm tra về tình trạng thực quản với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Sau đó, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng khác.
  • Bước 2: Bệnh nhân hoàn thành hồ sơ nội soi, cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, dị ứng và thông tin liên quan khác.
  • Bước 3: Thực hiện nội soi. Nếu sử dụng phương pháp không đau, bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch. Trong khi đó, nội soi thông thường hoặc nội soi đường mũi có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ vào miệng hoặc mũi.
  • Bước 4: Bệnh nhân nhận kết quả nội soi thực quản và trở lại phòng khám ban đầu để xem kết quả cùng với bác sĩ.
  • Bước 5: Bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng thực quản của bệnh nhân. Từ đó, họ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Những biến chứng và rủi ro khi thực hiện nội soi thực quản

Mặc dù nội soi thực quản là một phương pháp hiện đại và an toàn, nhưng vẫn có một số rủi ro nhất định đối với người bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp này gần như rất hiếm gặp.

Những biến chứng và rủi ro khi thực hiện nội soi thực quản
Mặc dù nội soi thực quản là một phương pháp hiện đại và an toàn nhưng vẫn có một số rủi ro nhất định

Trong trường hợp bác sĩ cần lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết, người bệnh có thể bị chảy máu tại vị trí lấy mẫu. Sau khi nội soi, một số bệnh nhân vẫn cảm thấy đầy hơi, đau họng hoặc chướng bụng. Tuy nhiên, đây là những phản ứng phổ biến và sẽ tự khỏi trong vòng 24 giờ. Vì vậy, người bệnh nên ăn thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa để giảm sự khó chịu.

Nếu người bệnh gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau khi nội soi, như gặp khó khăn khi nuốt, chóng mặt hoặc ngất xỉu, nôn ói, đau bụng, xuất hiện máu trong phân hoặc không thể ăn uống được gì thì nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra.

Một số người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc tê được sử dụng trong quá trình thực hiện nội soi. Những triệu chứng này bao gồm khó thở, huyết áp giảm, tim đập chậm và ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, các tình trạng này rất hiếm gặp. Nếu người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến dị ứng thuốc thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tiến hành kiểm tra, điều trị. 

Các câu hỏi thường gặp về nội soi thực quản

Những câu hỏi thường gặp về nội soi thực quản:

Nội soi thực quản có cần nhịn ăn không?

Để tiến hành nội soi thực quản, người bệnh cần phải ăn kiêng trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tiếng trước đó. Mục đích là giúp đảm bảo thực quản bệnh nhân được làm sạch và thông thoáng, hỗ trợ cho bác sĩ có thể quan sát rõ hơn tình trạng của tổn thương hoặc dị vật bên trong, tránh tình trạng thức ăn bị trào ngược vào khí quản.

Các câu hỏi thường gặp về nội soi thực quản
Nội soi thực quản có cần nhịn ăn không?

Nội soi thực quản có đau không?

Người bệnh thường cảm thấy khó chịu vì phải chịu đựng việc đưa một thiết bị vào bên trong cơ thể xuyên suốt quá trình thực hiện nội soi thực quản. Tuy nhiên, để giảm thiểu cảm giác không thoải mái, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ cho người bệnh.

Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau rát họng và khó nuốt, nhưng đây là những dấu hiệu thông thường, sẽ giảm dần đi theo thời gian.

Nội soi thực quản bao lâu?

Thời gian thực hiện nội soi, can thiệp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp được áp dụng. Trong đó, thời gian bao gồm quá trình gây tê cục bộ hoặc gây mê và thực hiện các thủ thuật như lấy sinh thiết hoặc loại bỏ dị vật khỏi cơ thể.

Có nên nội soi thực quản?

Nội soi thực quản là một kỹ thuật hiện đại và an toàn trong chẩn đoán, điều trị, không có phương pháp nào thay thế được. Ngoài ra, nếu cần thực hiện phẫu thuật hoặc lấy dị vật ra khỏi thực quản, nội soi thực quản còn giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn như nhiễm trùng, thủng thực quản.

Điều này cũng giúp cho người bệnh có thể xuất viện trong ngày, không cần phải ở lại bệnh viện như với các phương pháp phẫu thuật khác.

Nội soi thực quản giá bao nhiêu?

Giá nội soi thực quản phụ thuộc vào quy định của từng cơ sở y tế và bệnh viện. Nó cũng sẽ được phân loại thành hai loại: nội soi không gây mê, nội soi có gây mê. Tuy nhiên, giá của nội soi không gây mê thường thấp hơn so với nội soi có gây mê.

Nên nội soi thực quản ở đâu?

Cần lựa chọn các địa chỉ y tế có uy tín, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại và cơ sở vật chất tốt để thực hiện nội soi. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải sở hữu kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cao để nhanh chóng phát hiện những bất thường từ rất sớm trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Nội soi thực quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, bất thường tại thực quản. Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị thiết bị hiện đại để thực hiện nội soi. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại thực quản. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 hoặc .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ