Nuôi Chó Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Nguy Hiểm Ra Sao?

Trang chủ > Sản khoa > Nuôi Chó Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Nguy Hiểm Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 23, 2021

Chó là vật nuôi được nhiều người yêu thích vì dễ thương, thông minh và rất trung thành. Thế nhưng, mẹ bầu nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tác động như thế nào, nguy hiểm ra sao? Nếu thai phụ nuôi chó nên dùng phương pháp gì để phòng tránh các rủi ro đáng tiếc? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Để giải đáp thắc mắc nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cần xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể là:

nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không thông qua hiểu rõ về lợi ích và tác hại của việc nuôi chó

Tác hại khi nuôi chó trong thai kỳ

Sẽ tồn tại những rủi ro nhất định khi mẹ bầu nuôi chó, tiềm ẩn nguy cơ tác động đến thai nhi. Bởi chó hay nhiều thú cưng khác đều mang nhiều vi khuẩn trong phân. Điều này nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ gây hại cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu. Nếu mẹ bầu thả chó tự do thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lại càng tăng cao hơn. Một số bệnh từ chó có thể lây truyền cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến em bé như:

 Herpes mảng tròn: Đây là bệnh nấm có thể lây nhiễm từ chó sang người. Những ban tròn nhỏ sẽ đóng vảy trên da khi bạn mắc bệnh hoặc xuất hiện mảng hói trên da đầu. Thai phụ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với phân, vật dụng của chó hoặc chạm trực tiếp vào người chúng. Bệnh dễ lây lan, nếu không can thiệp sớm sẽ tiềm ẩn nguy hiểm khó lường.

Bệnh dại: Thông qua vết cắn của chó bị dại, virus sẽ lây sang cơ thể người. Virus bệnh dại gây hại cho não và hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng điển hình là khó chịu, ốm, nhức đầu, sốt, chán ăn, bồn chồn, sợ nước và gió, liệt tay chân, rối loạn tiểu tiện,… Chỉ trong vài ngày nhiễm virus, bệnh dại có thể gây tử vong.

Nhiễm ký sinh trùng: Mẹ bầu có thể bị nhiễm sán, giun móc, giun đũa khi vô tình tiếp xúc với phân chó. Mỗi loại ký sinh trùng sẽ có những dấu hiệu khác nhau, ban đầu thường khó nhận ra, sau đó biểu hiện rõ như dị ứng, ngứa ngáy, khó tiêu, đau bụng,… Nếu kéo dài lâu năm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây viêm nhiều cơ quan,…

 Nhiễm khuẩn Leptospira: Bệnh lây cho người thông qua nước tiểu của chó. Bệnh nhân có thể bị ớn lạnh, nôn mửa, sốt cao khi nhiễm khuẩn. Nếu không được chữa trị, xử lý kịp thời tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương gan, tiêm mạch, phù phổi cấp, xuất huyết, liệt, viêm thần kinh thị giác, suy thận,… thậm chí dẫn đến tử vong.

Lợi ích khi nuôi chó trong thai kỳ

Tiếp theo chúng ta cần nhìn vào khía cạnh hữu ích. Chó là động vật thân thiện, dễ gần cũng rất trung thành, do đó thường được chúng ta nuôi dưỡng. Thế nuôi chó trong thai kỳ có những lợi ích gì?

nuoi-cho-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-1
Nuôi chó mang đến cho mẹ bầu cảm giác an toàn

Giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng: Nhiều mẹ bầu có thói quen đi dạo cùng chó mỗi ngày, điều này rất tốt. Vận động nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa biến chứng do sinh nở, đốt cháy Calo và giảm nguy cơ sinh non. Đồng thời, thúc đẩy tim mạch vận động, hỗ trợ mẹ bầu hạn chế rủi ro mắc bệnh tiểu đường, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Tạo nên cảm giác an toàn: Chó vốn là động vật thông minh, luôn sẵn sàng bảo vệ, che chở cho bạn và kịp thời cảnh báo nếu có sự xuất hiện của người lạ hay loài vật khác. Khi có chúng kề bên, mẹ bầu sẽ cảm thấy an toàn, giảm đi sự sợ hãi và lo lắng.

Đồng cảm và chia sẻ tâm trạng với mẹ bầu: Chó sẽ rất nhạy bén và cảm nhận được tâm trạng của bạn. Ngay cả khi mang thai, chị em dễ giận dỗi, cáu gắt nhưng chú chó vẫn thấu hiểu, trung thành và luôn có mặt khi bạn cần.

Giúp mẹ bầu bớt căng thẳng

Do sự thay đổi nội tiết tố, khiến tâm lý của bạn căng thẳng và mệt mỏi. Nếu có chó cưng đồng hành, sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, kích thích sinh ra Hormone Endorphin hỗ trợ xoa dịu tâm lý hiệu quả. Dù không thể trò chuyện cùng bạn, nhưng chú chó sẽ mang đến cảm giác an tâm và dễ chịu hơn.

Giúp thai phụ chuẩn bị tâm lý làm mẹ

Trong quá trình nuôi dưỡng, yêu thương một chú chó sẽ giúp bạn cảm nhận được tâm lý của người mẹ. Nuôi chó hỗ trợ thai phụ nâng cao tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm hơn vì chúng cũng giống như em bé cần được chăm sóc. Bạn sẽ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc làm mẹ thông qua những trải nghiệm khi nuôi nấng một chú chó.

Tóm lại, nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sẽ không có vấn đề khi mẹ bầu nuôi chó, nếu đã tiêm ngừa và vệ sinh cho chúng cẩn thận. Chó sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và san sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn. Chỉ cần những bệnh truyền nhiễm từ chó sang người được phòng chống kỹ thì thai phụ không cần lo lắng quá nhiều.

Các biện pháp phòng ngừa cần có khi mẹ bầu nuôi chó

nuoi-cho-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-4
Hãy tiêm vacxin cho chó đầy đủ

Sau khi tìm hiểu nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không. Mẹ bầu nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để phòng ngừa những rủi ro bất ngờ khi nuôi chó, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu tốt hơn.

  • Khi chơi đùa hoặc dắt chó đi dạo, bạn cần biết cách kiểm soát chuyển động của chúng, để tránh té ngã bất ngờ.
  • Tiêm vacxin cho chó đầy đủ nhằm phòng ngừa những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
  • Để tránh tiếp xúc với ký sinh trùng, mẹ bầu không nên trực tiếp dọn dẹp chất thải của chó.
  • Tránh tiếp xúc với miệng chó như ôm, hôn, chạm vào răng của chúng.
  • Chó phải được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên.
  • Sau khi chạm vào chó, mẹ bầu cần rửa tay ngay lập tức.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp xong thắc mắc nuôi chó có ảnh hưởng đến thai nhi không. Mong rằng đã mang đến cho mẹ những thông tin cần thiết, từ đó có được tâm lý an tâm và sự chuẩn bị tốt khi nuôi chó trong thai kỳ. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 để nhận hỗ trợ ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Nhuộm Tóc Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Nguy Hiểm Ra Sao?
Bài viết tiếp theo
Chọc Ối Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? - Bác Sĩ Giải Đáp

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1