Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 20, 2022
Mục Lục Bài Viết
Đa phần trẻ em bị viêm gan B là do nhiễm virus từ mẹ. Cụ thể là khi mẹ mắc bệnh viêm gan B trong thời gian có thai. Đặc biệt, tỷ lệ lây bệnh sang con lên đến 60 – 70% nếu mẹ bị viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khả năng đề kháng lại virus HBV kém nên dễ khiến gan bị tổn thương nếu chẳng may nhiễm bệnh. Vì thế phải được phát hiện và chữa trị sớm.
Bệnh viêm gan B ở trẻ ít khi biểu hiện triệu chứng. Thế nhưng virus vẫn âm thầm khiến tế bào gan bị tổn thương. Đến khi trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng thì thường đã ở giai đoạn viêm gan muộn, tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng ung thư, xơ gan. Rất nhiều trường hợp người trẻ tuổi bị ung thư gan sớm. Trong đó có nhiều ca mắc bệnh viêm gan B từ nhỏ mà không hay biết.
Trẻ nhỏ nhiễm HBV phải được chữa trị với phác đồ mới, hỗ trợ làm giảm hoạt động của virus gây bệnh đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tại nước ta, tỷ lệ bị viêm gan B khá cao. Do đó, nếu không áp dụng phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm, trẻ có thể truyền virus HBV cho các bé khác. Vậy khi nào trẻ nhiễm virus viêm gan B cần điều trị? Phác đồ điều trị viêm gan B ở trẻ em như thế nào?
Trẻ nhỏ nhiễm virus HBV không cần áp dụng bất kỳ phương pháp cách ly nào. Trẻ vẫn được tham gia những hoạt động trong tuổi ấu thơ. Thế nhưng phụ huynh vẫn phải cho bé tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A. Người thân trong gia đình cần tiến hành chủng ngừa vắc xin viêm gan B. Ngoài ra, ở độ tuổi thanh thiếu niên, phụ huynh phải giáo dục cho con biết đầy đủ thông tin về nguy cơ lây truyền virus HBV.
Mặc dù không phải trường hợp nào cũng cần chữa trị, nhưng thanh thiếu niên và trẻ mắc bệnh viêm gan B vẫn phải đến cơ sở y tế thăm khám, theo dõi sức khỏe thường xuyên, ít nhất là 1 – 2 lần/năm. Thông qua những lần thăm khám này, bé sẽ được xét nghiệm máu, kiểm tra thể chất, thực hiện các biện pháp chụp chiếu. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổn thương tại gan cũng như quyết định xem cần chữa trị hay không.
Thăm khám định kỳ là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Vì bệnh viêm gan B ở trẻ em ít khi biểu hiện triệu chứng, thường diễn biến âm thầm. Đến khi xuất hiện dấu hiệu thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Tương tự như với người lớn, phác đồ điều trị viêm gan B ở trẻ em cũng được phân biệt theo thể bệnh cấp tính và mạn tính, cụ thể như sau:
Chữa trị viêm gan B cấp tính chủ yếu vẫn là hình thức điều trị hỗ trợ, không cần dùng thuốc mà phải áp dụng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khoa học:
Bệnh viêm gan B cấp tính ở trẻ nhỏ thường không kéo dài, dấu hiệu cũng rất mờ nhạt. Tuy nhiên phụ huynh vẫn không nên chủ quan. Bên cạnh việc áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.
Phương pháp chữa trị làm giảm khả năng hoạt động của virus ở thể bệnh viêm gan B mạn tính là sử dụng thuốc, cụ thể gồm có:
Mẹ bầu và trẻ nhỏ bị bệnh viêm gan B mạn tính là các đối tượng cần được bác sĩ theo dõi sát sao khi sử dụng thuốc. Nhìn chung, thuốc kháng virus ít khi dẫn đến phản ứng phụ. Trong khi đó, thuốc tiêm Interferon sẽ khiến trẻ gặp nhiều phản ứng phụ hơn như chán ăn, mệt mỏi, nôn mửa, buồn nôn, giảm bạch cầu, rụng tóc, giả cúm,…
Tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay. Trẻ cần được chủng ngừa vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và phải hoàn thành các mũi tiêm còn lại vào tháng thứ 2, 3, 4. Một khi sở hữu đủ miễn dịch, trẻ sẽ có khả năng ngăn ngừa viêm gan B dù tiếp xúc với mầm bệnh sau đó.
Thai phụ mắc bệnh viêm gan B phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ để phòng tránh nguy cơ lây virus sang cho con. Mẹ bầu bị nhiễm virus HBV thường được chữa trị bằng thuốc LAM hoặc TDF. Những loại thuốc này có công dụng kiểm soát được hoạt động của virus HBV.
Bên cạnh vắc xin HBV, trẻ nhỏ cần được chủng ngừa những căn bệnh viêm gan do virus khác, cụ thể là viêm gan A, C. Vì nếu chẳng may mắc đồng thời các chủng virus này, gan sẽ bị tổn thương nặng, rất khó chữa trị.
Mặc dù tiêm vắc xin HBV là phương pháp hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B. Thế nhưng trẻ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh vì bị lây virus từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh thì phụ huynh phải cho con được tiến hành điều trị tích cực.