[Chuyên Gia Hướng Dẫn] Phân Biệt Cảm Cúm Và Cảm Lạnh

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > [Chuyên Gia Hướng Dẫn] Phân Biệt Cảm Cúm Và Cảm Lạnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 16, 2021

Cảm lạnh và cảm cúm có những triệu chứng bệnh tương đồng nên nhiều người lầm tưởng chúng là một. Tuy nhiên, thực tế đây lại là 2 bệnh lý khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Nam sẽ hướng dẫn cho bạn cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh cũng như phương pháp điều trị tình trạng này một cách hiệu quả. 

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Mặc dù có triệu chứng gần giống nhau, tuy nhiên, cảm cúm và cảm lạnh lại là 2 bệnh lý khác nhau. Bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh nhé!

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh không hề đơn giản.
Cảm cúm Cảm lạnh
Định nghĩa – Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan qua đường hô hấp và khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh.

– Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân.

– Cảm lạnh là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Do rất nhiều loại virus gây ra.

– Bệnh cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết lạnh và độ ẩm trong không khí thấp.

Virus gây bệnh – Cảm cúm do các loại virus như cúm A, cúm B, cúm C gây ra. – Cảm lạnh do hơn 200 loại virus khác nhau gây ra nhưng loại virus gây bệnh chủ yếu và thường gặp nhất đó là Rhinovirus và Enterovirus.
Đường truyền nhiễm – Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. – Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua đường không khí và khi chạm vào đồ vật mà người bệnh tiếp xúc.
Biểu hiện – Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao, người mệt mỏi. mất sức, đổ nhiều mồ hôi.
  • Ho khan, đau đầu, đi kèm đau nhức cơ thể.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Cơ thể suy nhược.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, cơ thể bị run.
  • Nôn, buồn nôn, dễ bị rùng mình không rõ nguyên nhân.

– Nếu tình trạng cảm cúm không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

– Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Viêm họng.
  • Ho có đờm.
  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Hắt xì.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Sốt cao.

– Nếu người bệnh sốt cao không giảm đi kèm với tình trạng ho kéo dài, đau rát họng thì phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Sự nguy hiểm – Cảm cúm nếu không được điều trị tích cực sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, thậm chí là viêm não, viêm màng não.

– Phụ nữ mang thai bị cảm cúm có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sinh non, thậm chí là thai chết lưu.

– Cảm lạnh không sớm điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm xoang, viêm họng, viêm đường hô hấp,…
Thời gian mắc bệnh – Cảm cúm thường kéo dài từ 5 – 14 ngày – Cảm lạnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày mới bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị bệnh cảm cúm và cảm lạnh

  • Trên thực tế thì việc phân biệt cảm cúm và cảm lạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Bởi bác sĩ sẽ tùy vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp cũng như loại thuốc chữa trị phù hợp, nâng cao hiệu quả phục hồi.
  • Hiện nay, khi chữa trị cảm lạnh và cảm cúm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bởi vì cả 2 loại bệnh này đều do virus gây ra nên hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị.
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau như acetaminophen, histamine,  ibuprofen, viên uống vitamin C,… để làm giảm triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, ho khan, tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch để bệnh tự khỏi.

Để đảm bảo an toàn, thì bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc. Đặc biệt, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu bạn hoặc người thân thuộc các đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao từ bệnh cảm lạnh, cảm cúm như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc bênh tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch,…

Lưu ý phương pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm và cảm lạnh

Mặc dù việc phân biệt cảm cúm và cảm lạnh là cần thiết cho việc điều trị, tuy nhiên, trong phòng ngừa 2 loại bệnh lý này, bạn có thể áp dụng chung các phương pháp sau:

  • Hãy tránh xa những nguồn lây nhiễm cảm cúm và cảm lạnh. Khi đi ra ngoài hãy đeo khẩu trang cẩn thận. Không dùng chung đồ dùng cá nhân và vật dụng sinh hoạt với người đang mắc bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh dụng cụ cá nhân để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây chứa vitamin, khoáng chất để tăng cường đề kháng. Bạn cũng có thể ăn nhiều tỏi và gừng để nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
  • Hãy giữ ấm có thể cẩn thận vào mùa đông và khi trời trở lạnh.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện nguy cơ lây bệnh, từ đó có phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
  • Tiêm phòng vắc xin phòng cúm đều đặn mỗi năm để ngăn ngừa virus gây cúm tấn công gây bệnh.

Vacxin phòng ngừa cảm cúm hiệu quả

Hiện nay, tiêm vắc xin là một trong những giải pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm an toàn và hiệu quả nhất, với khả năng ngăn ngừa virus cúm tấn công đến trên 95%. Tức là sau khi tiêm phòng cúm, khả năng bạn lây nhiễm bệnh cảm cúm là vô cùng thấp. Tuy nhiên, bởi vì vacxin cúm chỉ có hiệu quả khoảng 6 – 12 tháng nên phải tiêm nhắc lại mỗi năm mới đảm bảo hiệu quả.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh -3
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh cảm cúm an toàn, hiệu quả nhất.

Lịch tiêm phòng cúm sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi tiêm phòng, Cụ thể như sau:

  Trẻ 6 – 9 tháng tuổi chưa tiêm vacxin cúm

  • Mũi 1: Lần đầu tiêm
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Tiêm nhắc lại hàng năm.

Trẻ trên 9 tháng tuổi và người lớn

  • Tiêm 1 mũi với liều lượng 0,5ml.
  • Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm.

Bạn nên tiến hành tiêm vacxin cúm trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Có thể tiêm vào tháng 10 hoặc cuối mùa thu.

Tất cả mọi người đều nên tiêm phòng cúm định kỳ mỗi năm, đặc biệt là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cảm cúm cao dưới đây thì càng phải tiêm phòng càng sớm càng tốt:

  • Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai.
  • Trẻ em từ 6 – 9 tháng tuổi.
  • Nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc bệnh nhân.
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc bệnh hen suyễn, đái tháo đường, bệnh tim mạch,…

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn phân biệt cảm cúm và cảm lạnh chuẩn xác hơn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để được giải đáp tận tình hơn nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người