Polyp Trực Tràng – Những Thông Tin Từ A Đến Z Bạn Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Polyp Trực Tràng – Những Thông Tin Từ A Đến Z Bạn Nên Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 18, 2020

Polyp trực tràng thường được phát hiện ở những người trưởng thành và đặc biệt là ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh? Đâu là triệu chứng nhận biết và phương pháp điều trị thế nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh polyp trực tràng là gì?

Bệnh polyp trực tràng là gì?
Polyp trực tràng là sự hình thành những u nhỏ trên niêm mạc

Polyp trực tràng là những khối u nhỏ hình thành trên niêm mạc thành ruột hoặc ở trực tràng. Đa số các khối u này đều lành tính nhưng khi polyp càng lớn thì nguy cơ ung thư và tiền ung thư càng cao.

Làm sao để biết mình mắc polyp trực tràng?

Hầu hết các bệnh lý về polyp thường không có triệu chứng khi khởi phát. Tuy nhiên, dấu hiệu thường thấy nhất khi mắc bệnh là chảy máu trực tàng hoặc đi ngoài trong phân có lẫn máu.

Khi polyp phát triển lớn thường gây ra tình trạng đau bụng hoặc tắc ruôt. Có trường hợp khi các polyp phát triển lớn có những chồi nhỏ sẽ tiết muối và nước gây ra tình trạng tiêu chảy phân nước ồ ạt dẫn đến hạ Kali đường máu. Thậm chí vài bệnh nhân hiếm gặp sẽ gặp tình trạng polyp trực tràng dài sa xuống, thòng qua lỗ hậu môn.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh?

Polyp trực tràng là một khối tế bào nhỏ hình thành trên niêm mạc đại trành, do sự tăng sinh bất thường/quá mức của niêm mạc. Cho đến hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể hình thành nên polyp trực tràng. Phần lớn những polyp trực tràng đều vô hại, nhưng theo thời gian chúng có thể phát triển thành ung thư, thậm chí là gây tử vong nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Ai cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc polyp trực tràng, nhất là các đối tượng trên 50 tuổi, có tiền sử di truyền bệnh trong gia đình.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh?
Bệnh béo phì là nguyên nhân khách quan dẫn đến u trực tràng

Ai có nguy cơ mắc polyp trực tràng?

Như đã đề cập bên trên mọi người đều có khả năng mắc polyp trực tràng đặc biệt là những đối trượng trên 50 tuổi hay có tiền sử di truyền bệnh trong gia đình. Ngoài ra, các trường hợp dưới đây cũng tiềm ẩn mắc bệnh cao như:

  • Người béo phì, ít vận động.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá và nghiện rượu.
  • Có tiền sử bị viêm loét trực tràng hoặc bệnh Cronh.
  • Người bệnh tiểu đường tuýp 2 và không kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
Ai có nguy cơ mắc polyp trực tràng?
Người bị tiểu đường tuýp 2 dễ mắc polyp trực tràng

Bên cạnh đó, những đối tượng có các hành vi dưới đây cũng góp phần vào sự phát triển của trực tràng:

  • Thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
  • Thực hiện lối sống ít vận động.
  • Có thói quen tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, ít chất xơ.

Các loại polyp trực tràng

Polyp trực tràng thường được chia làm 2 dạng với mức độ nguy hiểm khác nhau: Thứ nhất là polyp không phải dạng tuyến (không phát triển bất thường), thứ 2 là polyp tuyến (polyp phát triển bất thường). Do đó có thể phân chia những loại polyp trực tràng thường gặp như sau:

  • U tuyến ống: Đây là loại polyp phổ biến nhất, chiếm tới 70%, có cấu trúc tế bào vẫn giữ được cấu trúc bình thường theo dạng ống.
  • Polyp tăng sản: Đây là một loại polyp không phải dạng tuyến, có kích thước nhỏ, có nguy cơ chuyển thành ung thư khá thấp nên bệnh nhân không cần quá lo lắng khi gặp.
  • Polyp răng cưa: Đây là loại polyp nhỏ (< 5 mm), hình dạng tròn và không có cuống. Polyp răng cưa thường khó phát hiện, là một loại u tuyến nguy hiểm dễ tiến triển thành ung thư. Tùy thuộc vào kích thước, dạng mô bệnh học cũng như mức độ loạn sản lúc được phát hiện mà những khôi u có nguy cơ ác tính khác nhau.
  • Polyp viêm: Thường gặp ở bệnh nhân bị viêm ruột, viêm đại tràng mạn tính hoặc Crohn đại trực tràng. Đây không phải là một loại polyp mà là một phản ứng với tình trạng viêm mạn tính ở trực tràng.
  • U tuyến ống nhánh: Bệnh nhân mắc phải loại polyp này chiếm khoảng 5 – 15%. Polyp u tuyến ống nhanh có kích thước thay đổi, có cuống hoặc không có cuống và tiến triển thành ung thư thấp.

Polyp trực tràng có nguy hiểm không?

Mặc dù polyp trực tràng được xem là lành tính nhưng vẫn có một số trường hợp dễ trở thành ác tính (ung thư). Do đó một người xuất hiện nhiều polyp trực tràng hoặc polyp có kích thước lớn cần phải cảnh giác, không được chủ quan vì nó sẽ diễn biến thành ung thư bất cứ lúc nào.

Phương pháp nào có thể chẩn đoán bệnh?

Như trên đã nói, polyp trực tràng không gây ra triệu chứng, chúng chỉ được phát hiện khi được kiểm tra sàng lọc ung thư, hay người bệnh thực hiện các xét nghiệm sàng lọc tìm máu trong phân. Do đó, để chẩn đoán tổn thương do polyp trực tràng gây ra, ngoài việc thăm khám, hỏi thăm về tình trạng bệnh sử thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp dưới đây:

  • Nội soi: Đây là phương pháp chẩn đoán chính, có độ chính xác cao. Nội soi sẽ giúp bác sĩ xác định những tổn thương ở trực tràng. Phương pháp này cũng hỗ trợ lấy mô mẫu để quan sát, sinh thiết kiểm tra nguy cơ là u lành hay ác tính trong trường hợp cần thiết.
  • Xét nghiệm máu trong phân: Tại giai đoạn đầu ung thư, bệnh nhân thường đi đại tiện kèm máu. Lúc này, các xét nghiệm máu trong phân khi bị polyp trực tràng, sẽ mang tới kết quả chính xác hơn so với việc quan sát bằng mắt thường.
  • Chụp MRI/chụp CT: Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI hoặc CT. Thông thường phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân không thể nội soi, nhằm xác định mức độ ung thư trực trạng sau khi đã có kết quả chẩn đoán.
Phương pháp nào có thể chẩn đoán bệnh?
Nội soi được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp phát hiện polyp trực tràng sớm

Các biện pháp phòng ngừa polyp trực tràng

Để giảm nguy cơ mắc phải polyp trực tràng cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Bên cạnh đó hãy xây dựng thói quen lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Cụ thể:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, các loại hạt, trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Tăng cường Canxi D, vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày.
  • Thực hiện lối sống khoa học, ngủ sớm, đủ giấc.
  • Thăm khám định kỳ nếu gia đình có tiền sử bị polyp trực tràng.

Các phương pháp nào điều trị hiêu quả khi mắc polyp?

Khi phát hiện mình mắc polyp, lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là nên cắt bỏ hết những khối u đó từ ruột già và cả trực tràng, vì chúng dễ phát triển thành ung thư nếu chúng kéo dài. Các polyp này có thể được cắt nhờ phương pháp nội soi trực tràng bằng dụng cụ chuyên dụng. Nếu trường hợp polyp không có cuống hoặc polyp quá to không thể cắt bằng nội soi, thì người bệnh sẽ được chỉ định phẩu thuật bụng (mổ hở).

Các phương pháp nào điều trị hiêu quả khi mắc polyp?
Nội soi là kỹ thuật giúp phát hiện sớm nhất polyp trực tràng

Còn polyp đã phát triển thành ung thư việc điều trị sẽ phụ thuộc và khả năng lan rộng tế bào của chúng. Người bênh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ đoạn trực tràng có polyp. Các bác sĩ đều khuyến cáo với bệnh nhân khi phát hiện sớm tình trạng bệnh lý là cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời, để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Polyp trực tràng có thể là u lành tính hoặc ác tính, là vấn đề tiêu hóa có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Dù là loại polyp nào thì bệnh nhân cũng nên nhanh chóng loại bỏ khi gặp phải. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Polyp trực tràng có thể là lành tính hay ác tính. Dù là loại polyp nào thì bệnh nhân cũng nên nhanh chóng loại bỏ khi gặp phải để tránh chúng tiến triển thành ung thư. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người