Bạn có biết việc khám sức khỏe tổng quát không chỉ giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn mà còn là dịp để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể không. Vậy quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ thực chất bao gồm những bước nào? Tại sao phải tuân thủ quy trình này? Cùng khám phá bài viết dưới đây của Đa khoa Phương Nam để hiểu rõ hơn hơn nhé!
Khám sức khỏe định kỳ không chỉ là một biện pháp phòng bệnh mà còn là cách bảo vệ sức khỏe về lâu về dài. Bởi vì rất nhiều loại bệnh tật có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng, vậy nên việc thăm khám thường xuyên giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường trong cơ thể
Đặc biệt ở Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Y tế, tỷ lệ người trưởng thành mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch đã gia tăng đáng kể, đặc biệt ở khu vực thành thị. Những con số này phản ánh rõ tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, nhằm đảm bảo mỗi cá nhân có thể sống lâu, sống khỏe và tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế về lâu dài.
Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ đó là:
Phát hiện sớm bệnh tật: Khám định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn ngay từ giai đoạn đầu. Theo WHO, việc phát hiện sớm có thể tăng tỷ lệ thành công điều trị lên đến 90% trong các trường hợp ung thư sớm và bệnh lý nguy hiểm khác.
Phòng ngừa bệnh tật: Từ các kết quả khám, bác sĩ có thể đưa ra những khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng, lối sống để phòng ngừa nguy cơ bệnh. Khi phòng bệnh hiệu quả sẽ giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Giảm chi phí điều trị: Phát hiện và điều trị bệnh sớm giúp tiết kiệm chi phí khi bệnh tiến triển nặng. Cụ thể, chi phí cho một ca phẫu thuật hoặc điều trị bệnh giai đoạn nặng có thể gấp 5 – 10 lần so với chi phí khám và điều trị ban đầu, nên mọi người hãy lưu ý điều này nhé.
Tăng cường chất lượng cuộc sống: Khám định kỳ giúp mọi người yên tâm về tình trạng sức khỏe và dễ dàng quản lý các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Quy trình khám sức khỏe tổng quát
Việc tuân thủ đúng quy trình khám sức khỏe tổng quát rất quan trọng. Nó giúp cho quá trình khám chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, người bệnh sẽ có được kết quát khám chính xác và được tư vấn chi tiết từ bác sĩ hơn. Theo đó, hiện tại ở các bệnh viện, phòng khám uy tín sẽ luôn đảm bảo quy trình khám tổng quát bao gồm các bước:
Quy trình khám sức khỏe tổng quát tại các cơ sở uy tín sẽ diễn ra khá nhanh và tối giản các bước để tối ưu thời gian của bệnh nhân
Bước 1: Tham khảo gói khám phù hợp
Các cơ sở y tế uy tín thường cung cấp nhiều gói khám, từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi khác nhau. Việc tham khảo kỹ để lựa chọn gói phù hợp sẽ giúp tối ưu chi phí, hiệu quả kiểm tra.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi khám
Trước khi khám, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ dựa vào gói bạn chọn để tư vấn những bước chuẩn bị trước khi khám. Thông thường sẽ gồm:
Nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi khám, chỉ uống nước lọc. Đối với một số xét nghiệm, đặc biệt là đường huyết, thời gian nhịn ăn cần kéo dài từ 8 – 10 tiếng, do đó thời điểm khám lý tưởng nhất là vào buổi sáng sau khi nhịn ăn qua đêm.
Tránh rượu bia và thuốc lá từ tối hôm trước để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Tiếp tục dùng thuốc huyết áp hoặc tim mạch nếu đang điều trị, nhưng nếu dùng thuốc điều trị đái tháo đường, hãy ngưng sử dụng vào ngày khám để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
Phụ nữ nên chọn khám phụ khoa sau sạch kinh từ 3 – 5 ngày. Không sử dụng thuốc đặt âm đạo, thụt rửa hoặc quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày trước khi khám để đảm bảo độ chính xác.
Chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, tốt nhất là áo tay ngắn hoặc có thể xắn lên để dễ dàng trong quá trình đo huyết áp và lấy máu.
Nếu có vấn đề về thị lực, hãy mang theo kính mắt thay vì kính áp tròng để kiểm tra thị lực chính xác hơn.
Trước khi nội soi dạ dày hoặc đại tràng, hạn chế các thực phẩm cứng, nhiều chất xơ hoặc có màu đỏ, tím, cam. Sử dụng thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa một ngày trước khi khám.
Mang theo các kết quả khám gần đây nhất cùng đơn thuốc đang sử dụng, nếu có, để bác sĩ có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của bạn.
Giữ tinh thần thoải mái và đừng căng thẳng; sự bình tĩnh giúp quá trình khám diễn ra suôn sẻ hơn.
Bước 3:Đo chiều cao và cân nặng (Thời gian: 5 – 10 phút)
Đo để tính chỉ số BMI, đánh giá mức độ cân nặng hợp lý. Cởi giày, không mang vật nặng khi đo để có kết quả chính xác.
Bước 4: Đo huyết áp và nhịp tim (Thời gian: 5 – 10 phút)
Đo chỉ số huyết áp và nhịp tim, chỉ số bình thường giúp phát hiện sớm bệnh tim mạch.
Bước 5: Xét nghiệm máu (Thời gian: 15 – 20 phút)
Đánh giá các yếu tố sức khỏe thông qua các xét nghiệm về chức năng gan, thận, mỡ máu, đường huyết.
Đánh giá các chức năng đường tiết niệu, thận, gan qua mẫu nước tiểu.
Bước 7: Khám chuyên khoa (Thời gian: 60 – 90 phút (tùy vào số lượng khoa))
Kiểm tra tổng quát ở các khoa:
Hình ảnh học và thăm dò chức năng: Siêu âm, chụp X-quang để kiểm tra gan, thận, phổi, tuyến giáp.
Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt: Kiểm tra và phát hiện các vấn đề thường gặp.
Phụ khoa (đối với nữ): Kiểm tra sức khỏe sinh sản, tầm soát ung thư cổ tử cung.
Bước 8: Tư vấn kết quả (Thời gian: 15 – 20 phút)
Sau khi hoàn tất kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả, tư vấn sức khỏe và hướng dẫn các bước theo dõi, điều trị nếu cần.
Nếu tất cả các kết quả đều bình thường, bác sĩ sẽ xác nhận tình trạng sức khỏe của bạn ổn định và không yêu cầu thêm xét nghiệm nào.
Trong trường hợp kết quả cho thấy một số dấu hiệu như huyết áp, đường huyết hoặc cholesterol cao, bác sĩ sẽ khuyến nghị thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống để kiểm soát các chỉ số này.
Nếu kết quả có điểm bất thường cần kiểm tra thêm, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, đồng thời đưa ra chỉ định cho các xét nghiệm bổ sung để xác định rõ nguyên nhân.
Những lưu ý trước khi khám sức khỏe
Trước khi thực hiện khám sức khỏe, việc chuẩn bị đúng cách là yếu tố quyết định giúp kết quả chính xác. Từ việc chọn gói khám phù hợp, thời điểm tối ưu cho đến các bước chuẩn bị cá nhân và những điều cần tránh, tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình khám và chẩn đoán. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo để buổi khám diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, hiệu quả.
Để tối ưu thời gian và chi phí khám, cần lựa chọn gói phù hợp và lựa chọn cơ sở uy tín
Gói khám sức khỏe phù hợp
Nên tham khảo kỹ để lựa chọn gói khám phù hợp nhằm tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian. Cụ thể hiện tại sẽ gồm các gói khám sức khỏe sau:
Gói cơ bản: Khám tổng quát, đo huyết áp, xét nghiệm máu, siêu âm cơ bản. Phù hợp kiểm tra sức khỏe tổng thể cho người không có triệu chứng bệnh lý rõ rệt.
Gói nâng cao: Bổ sung các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi dạ dày, xét nghiệm chức năng gan, thận. Phù hợp với người có yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng nhẹ.
Gói chuyên sâu: Đánh giá toàn diện các cơ quan và hệ thống, như tim mạch, nội tiết, ung thư. Phù hợp với người có tiền sử bệnh lý hoặc cần kiểm tra chuyên sâu định kỳ.
Thời điểm tốt nhất để khám sức khỏe
Ưu tiên đi khám sức khỏe vào thời điểm phù hợp, tốt nhất là những khi không bận rộn, không vướng mắc việc gì. Cụ thể:
Sức khỏe ổn định: Khám khi không có triệu chứng sốt, đau cấp hoặc viêm nhiễm. Thời điểm cơ thể bình thường giúp kết quả chính xác hơn.
Buổi sáng: Hạn chế ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi khám, tốt nhất khám vào buổi sáng sau khi nhịn ăn đêm.
Lịch trình rảnh rỗi: Chọn thời điểm không vội vã để có đủ thời gian hoàn thành các bước khám và xét nghiệm.
Chuẩn bị trước khi khám
Chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ trước khi đi khám cũng là cách giúp quá trình diễn ra suôn sẻ, không vướng mắc vấn đề gì khi khám.
Giấy tờ cá nhân: CMND hoặc hộ chiếu, thẻ bảo hiểm y tế, hồ sơ bệnh lý cũ),…
Giấy giới thiệu: Nếu khám theo yêu cầu bác sĩ.
Ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi 7 – 8 tiếng đêm trước để tránh ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
Ăn nhạt, tránh dầu mỡ: Trong vòng 1 – 2 ngày trước khi khám, bạn cần hạn chế thức ăn giàu dầu mỡ để kết quả xét nghiệm chính xác.
Những điều cần tránh trước khi khám
Tùy vào gói khám tổng quát, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tránh ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc không cho phép
Tránh ăn uống: Nhịn ăn 8 – 12 giờ trước khi khám, đặc biệt nếu xét nghiệm đường huyết, cholesterol.
Không uống rượu, cà phê, thuốc lá: Cần hạn chế các loại chất kích thích này ít nhất 24 giờ trước khi khám để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Không dùng thuốc: Trừ khi có hướng dẫn từ bác sĩ, tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến chỉ số máu, chức năng gan, thận.
Tái khám
Thời gian tái khám: Việc tái khám sẽ phụ thuộc theo chỉ định bác sĩ, tùy theo tình trạng sức khỏe và tiến triển bệnh.
Mang theo kết quả lần trước: Việc này sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng và so sánh các chỉ số cũ và mới.
Thông báo triệu chứng mới: Đặc biệt mọi người cần lưu ý báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu mới hoặc thay đổi sức khỏe so với lần khám trước.
Hiểu rõ và tuân thủ các bước chuẩn bị trước khi khám giúp quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả chính xác. Khám sức khỏe không chỉ là hoạt động kiểm tra thông thường mà còn là cách bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ tiềm ẩn, giúp bạn theo dõi tình trạng cơ thể một cách toàn diện. Hãy nhớ chia sẻ bài viết này đến người thân, bạn bè để tất cả cùng biết nhé!
Khuyến cáo Y khoa: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!